Dấu hiệu mang thai sớm là thông tin mà rất nhiều chị em muốn biết, đặc biệt là những người đang mong ngóng có “tin vui”. Nhiều chị em cho rằng, đau bụng dưới bên phải cũng là một trong những dấu hiệu của thai kì. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng đau bụng dưới bên phải có phải dấu hiệu mang thai không, bài viết dưới đây sẽ giúp chị em “tháo gỡ” mắc này.
Mục lục
Đau bụng dưới bên phải có phải mang thai không?
Khi cơ thể có nhiều thay đổi: ăn uống khó khăn, đau bụng, buồn nôn… nhiều chị em băn không biết liệu mình có mang thai hay không? Tuy nhiên, việc mang thai phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là dấu hiệu cơn đau, vị trí đau hay các triệu chứng ăn uống. Đặc biệt, nó được dựa trên ngày đầu chu kì kinh gần nhất và tính chất cơn đau bụng của bạn.
Chị em xuất hiện đau bụng dưới bên phải, cơn đau âm ỉ, đau nhiều khi đứng lâu, vùng bụng dưới căng tức, nôn, buồn nôn, trễ kinh thì đó có thể là dấu hiệu đang mang thai. Nguyên nhân bởi khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ, chúng bám vào thành tử cung để lấy chất dinh dưỡng từ mạch máu của người mẹ và phát triển. Quá trình này bạn không nên lo lắng, chúng thường xuất hiện 3 – 4 ngày rồi tự biến mất.
Ngoài ra, nếu quan hệ tình dục trước đó khoảng 10 ngày mà không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào thì triệu chứng đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của mang thai. Tuy nhiên, để xác định chính xác có mang thai hay không, chị em có thể kiểm tra bằng que thử thai hoặc đi khám bác sĩ để được làm xét nghiệm máu, siêu âm…
Nếu đau bụng dưới bên phải diễn ra đột ngột, kinh nguyệt bình thường và không kèm theo dấu hiệu nào đi kèm thì khả năng có thai của bạn rất thấp. Khi đó, đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần thăm khám và xử lý kịp thời.
Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết
Có nhiều phương pháp giúp chị em phát hiện chính xác thai kì như sử dụng que thử thai, siêu âm, xét nghiệm máu… Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể lắng nghe cơ thể và dựa vào một số triệu chứng báo hiệu mang thai dưới đây:
Đau ngực: Sau khi thụ thai, hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi, lượng máu đến bầu ngực tăng lên gây nhức và sưng đau.
Đau lưng: Khi có thai, nội tiết cơ thể người mẹ thay đổi. Một số dây chằng và khớp được nới lỏng để sẵn sàng nâng đỡ bào thai và chuẩn bị cho việc sinh nở. Vì vậy, chị em sẽ cảm nhận được cơn đau vùng sống lưng. Khi thai nhi lớn dần, các cơn đau sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Đau bụng: Sau khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung để làm tổ, chị em xuất hiện triệu chứng đau bụng âm ỉ, đau bụng dưới bên trái, bên phải.
Ra máu báo thai: Sau khi thụ tinh, phôi nang di chuyển vào tử cung, bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ khiến niêm mạc tử cung bong nhẹ gây chảy máu. Tuy nhiên, chị em nên chú ý máu báo thai xuất hiện rất ít, đôi khi chỉ là máu hồng, dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch âm đạo thay đổi. Trong khi đó, nếu là máu kinh thì sẽ ra ồ ạt với lượng nhiều và màu thẫm.
Chậm kinh: Chậm kinh là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất giúp bà bầu nhận biết sớm thai kỳ. Khi việc thụ thai hoàn thành, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG và kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, nhiều chị em chu kì kinh nguyệt thất thường nên dễ lầm lẫn với sự mất kinh sau thụ thai.
Đầu vú thâm quầng: Khi mang thai, cơ thể bà bầu tiết ra hormon ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào biểu bì, từ đó tạo sắc tố xung quanh đầu vú và làm cho vùng da ở đầu vú sẫm màu dần, quầng vú lan rộng ra.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, mẹ bầu khi mới mang thai còn có thể xuất hiện các triệu chứng: đi tiểu nhiều, nhiệt độ cơ thể tăng, mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn…
Nguyên nhân khác gây đau bụng dưới bên phải
Bên cạnh dấu hiệu mang thai, đau bụng dưới bên phải còn do một số nguyên nhân bệnh lý sau đây:
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến liên quan đến tình trạng bất thường của co thắt ruột nhưng không gây tổn thương tại ruột. Bệnh đặc trưng bằng một số triệu chứng như: đau âm ỉ bụng phần bụng dưới bên phải, chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, phân có mủ nhầy…
Hội chứng ruột kích thích rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và chung sống hoà bình với bệnh bằng cách thay đổ chế độ uống, lối sống lành mạnh và kiểm soát căng thẳng.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh được nhận biết bằng triệu chứng: đau bụng âm ỉ vụng bụng dưới bên phải, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, sống phân…
Viêm đại tràng là bệnh lý tương đối nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, viêm đại tràng có thể tiến triển thành bệnh lý mãn tính, gây tổn thương nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm ruột thừa
Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do ống ruột thừa bị tắc nghẽn khiến ruột thừa bị viêm tấy. Triệu chứng tiêu biểu của viêm ruột thừa là cơn đau quặn bụng lan xuống vùng góc dưới bên phải bụng. Ngoài ra, viêm ruột thừa có thể nhận biết qua một số dấu hiệu khác như: buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, táo bón…
Viêm ruột thừa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới vỡ ruột thừa, khi đó các vi khuẩn sẽ tràn ra khắp bụng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là viên sỏi thận di chuyển từ thận xuống niệu quản. Người mắc sỏi niệu quản thường thấy đau bụng dưới bên phải sườn, cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau lan sang các vùng khác. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng: sốt, nôn, buồn nôn, đi tiểu ra máu,…
Để điều trị sỏi niệu quản, tùy vào kích thước và loại sỏi, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một khối u cục bên trong chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu, chúng phát triển bất thường bên trên hoặc trong buồng trứng. Khi bị u nang buồng trứng, chị em xuất hiện một số dấu hiệu điển hình sau: đau bụng dưới bên phải hoặc trái, rối loạn kinh nguyệt, tiểu buốt, tiểu dắt…
U nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng phụ nữ. Chị em phụ nữ nên có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ để có biến pháp can thiệp điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
U xơ tử cung
U xơ tử cung hay còn gọi là nhân xơ tử cung là những khối u được cấu tạo bởi các tế bào cơ trơn và các mô liên kết dạng sợi phát triển bên trong tử cung. Triệu chứng thường gặp của u xơ tử cung như: đau bụng dưới bên phải, bụng phình to, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục…
Bệnh u xơ tử cung có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu nghi ngờ, chị em nên đi khám sớm để được điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản nữ. Đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu điển hình của viêm vùng chậu, ngoài đau bụng dưới, chị em còn có triệu chứng: khí hư ra nhiều, rối loạn kinh nguyệt, tiểu dắt, sốt…
Bệnh viêm vùng chậu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản nữ. Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ, chị em nên thăm khám sớm để có biện pháp điều trị cụ thể mang lại kết quả nhanh.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính ở một hoặc hai bên buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào không theo kiểm soát của cơ thể. Bệnh có một số triệu chứng nhận biết như: đau bụng dưới bên trái – phải, rối loạn đại tiện, chướng hơi, xuất huyết âm đạo bất thường…
Ung thư buồng trứng nếu được phát hiện và điều trị ngay ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi rất cao. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, chị em nên đi khám sớm để có phương pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.
Quan tâm nhiều hơn: Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?
Phương pháp giảm đau bụng dưới
Khu vực bụng dưới chứa nhiều cơ quan khác nhau. Vì vậy, khi đau bụng dưới chưa rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị cụ thể. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà sau đây:
Dùng mẹo
Một số mẹo giúp giảm đau bụng mà bạn có thể tham khảo như:
Chườm nóng:
Nhiệt độ nóng khi chườm giúp giãn nở, lưu thông mạch máu, giảm co cứng các cơ, tăng sức đàn hồi, giảm đau các mô mềm… từ đó giúp giảm đau bụng nhanh chóng. Để chườm nóng, bạn có thể dùng túi chườm hay rang muối chườm lên vùng bụng bị đau khoảng vài phút sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể.
Massage bụng:
Masage bụng là phương pháp giúp giảm đau và cải thiện một số triệu chứng tiêu hóa như: giảm đầy bụng, chướng hơi, rối loạn tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và giảm căng thẳng thần kinh ruột hiệu quả. Bạn có thể thực hiện massage bụng bằng cách dùng tay massage nhẹ nhàng vùng bụng bị đau với lực vừa phải, xoa bóp quanh bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Có thể dùng thêm dầu ấm để tăng hiệu quả.
Uống trà thảo dược:
Một số trà thảo dược như: trà cúc, trà gừng, trà bạc hà, trà mật ong… có tính kháng viêm giúp làm dịu cơn đau bụng dưới và cơn đau dạ dày, đại tràng. Ngoài ra, các loại trà thảo dược còn giúp thư giãn thần kinh ruột, kích thích tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Để cải thiện và phòng ngừa các cơn đau bụng dưới, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý sau đây:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, sử dụng thêm các loại nước ép trái cây, rau củ giúp cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.
- Nên ăn chậm, nhai kĩ, không ăn quá no và để bụng quá đói.
- Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru” hơn.
- Tránh ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nhiều gia vị cay nóng…
- Tránh uống các loại nước có ga, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
- Kiểm soát căng thẳng, stress bằng cách ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Tập thói quen vận động thể thao hợp lý vừa giúp giải tỏa căng thẳng và tăng sức đề kháng.
- Nên kiểm tra sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm và giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao.
Thông tin trên đã giúp người đọc giải đáp thắc mắc triệu chứng đau bụng dưới bên phải có phải là dấu hiệu mang thai hay không. Để biết chính xác hơn, chị em nên đến cơ sở y tế để được khám và làm xét nghiệm cụ thể. Ngoài ra, nếu đau bụng dưới bên phải kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, rất có thể đây là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Bạn cần đi khám để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm, tránh nguy hiểm có thể xảy ra nhé.