Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nguyên nhân khiến bé 7 tháng tuổi biếng ăn và những lưu ý

7 tháng tuổi là giai đoạn trẻ đang làm quen với việc ăn dặm, bắt đầu chuyển từ giai đoạn bú mẹ hoàn toàn sang kết hợp với thức ăn đặc. Đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cũng như là cơ hội để trẻ học cách tự ăn, quen dần cách nhai, cắn, nuốt, phát triển khả năng phối hợp giữa tay và mắt. Tuy nhiên, không ít trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn, không chịu ăn hoặc ăn rất ít khi được cho ăn dặm. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy trẻ 7 tháng biếng ăn do đâu? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Mục lục

  • Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 7 tháng tuổi
    • Do chưa quen với thức ăn đặc
    • Do trẻ mọc răng
    • Do trẻ mắc bệnh
    • Do lượng thức ăn không phù hợp
    • Biếng ăn do sinh lý
    • Do trẻ thiếu dưỡng chất
  • Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho trẻ 7 tháng bị biếng ăn
    • Bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức
    • Chọn các loại thức ăn dặm phù hợp
    • Cung cấp đủ 3 bữa ăn dặm mỗi ngày cho bé
    • Không thêm gia vị vào các món ăn của bé
    • Tạo không khi vui vẻ khi trẻ ăn

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 7 tháng tuổi

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ 7 tháng tuổi, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân sau:

Do chưa quen với thức ăn đặc

Thường khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ được cho ăn các loại cháo hoặc bột lỏng, sau đó dần tăng độ đặc của thức ăn. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng dễ dàng chuyển đổi từ sữa sang thức ăn đặc. Nhiều trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm và khó chịu khi phải nhai và nuốt các loại thức ăn mới. Do đó, bé sẽ có xu hướng nhè ra hoặc không chịu nuốt.

Do trẻ mọc răng

Khoảng từ 6-8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Khi mọc răng, bé sẽ có các triệu chứng như: sưng nướu, ngứa miệng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt… Những triệu chứng này gây khó chịu và khiến trẻ không muốn ăn uống. Ngoài ra, khi mọc răng, trẻ cũng có xu hướng muốn cắn hoặc ngậm các vật xung quanh để giảm ngứa miệng nên sẽ không chú ý đến việc ăn.

Do trẻ mắc bệnh

Khi bị mắc các bệnh như: cảm lạnh, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm ruột, táo bón… trẻ sẽ bị sốt cao, ho, sổ mũi, khó thở, đau bụng, tiêu chảy… Những triệu chứng này làm giảm khả năng ngửi và nếm của bé, khiến bé không còn hứng thú với thức ăn. Đồng thời, các bệnh này cũng làm giảm khả năng hấp thu và tiêu hóa của bé, gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Do lượng thức ăn không phù hợp

Nhiều cha mẹ có thói quen cho con ăn quá nhiều hoặc quá ít trong một bữa. Điều này có thể gây ra tình trạng biếng ăn cho trẻ. Nếu cho bé ăn quá nhiều, sẽ làm no bụng và giảm cảm giác đói nhưng nếu cho ăn quá ít, sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng, khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ cần điều chỉnh lượng và số bữa ăn phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa của trẻ.

Biếng ăn do sinh lý

Biếng ăn sinh lý xảy ra do trẻ có những thay đổi về thể chất lẫn tâm lý, khiến trẻ bỗng dưng có biểu hiện chán ăn, lười ăn, quấy khóc… dù mẹ đã dùng nhiều cách nhưng không cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết sau một vài ngày hoặc một vài tuần nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu biếng ăn kéo dài quá lâu thì cần phải chú ý, tránh tình trạng con bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não.

Do trẻ thiếu dưỡng chất

Khi bé thiếu các dưỡng chất cần thiết như: protein, vitamin, khoáng chất…sẽ khiến chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm, đặc biệt là chức năng hệ tiêu hóa. Điều này sẽ khiến trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi, không còn hứng thú với thức ăn, chán ăn…

Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho trẻ 7 tháng bị biếng ăn

Để giúp trẻ vượt qua tình trạng biếng ăn, cha mẹ cần chú ý đến những điểm sau trong chế độ ăn uống cho trẻ:

Bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức

Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ 7 tháng tuổi. Các mẹ nên bổ sung sữa cho trẻ từ 3-4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 150-200 ml và nên cho trẻ bú sữa trước khi ăn dặm. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý là chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ, có chứa các dưỡng chất cần thiết như: canxi, sắt, vitamin D, omega-3…

Chọn các loại thức ăn dặm phù hợp

Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ nên chọn các loại thức ăn dặm phù hợp với độ tuổi và khả năng tiêu hóa của con. Các loại thức ăn dặm nên có độ đặc vừa phải, không quá lỏng hoặc quá cứng để giúp trẻ dễ nhai và nuốt. Nên chế biến thức ăn có hương vị và màu sắc hấp dẫn, để kích thích vị giác và thị giác của trẻ. Thực phẩm chế biến đồ ăn dặm nên có nguồn gốc tự nhiên, tươi ngon, sạch sẽ, an toàn nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc dị ứng cho trẻ. Đồ ăn dặm cần đảm bảo dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất cho trẻ.

Cung cấp đủ 3 bữa ăn dặm mỗi ngày cho bé

Vì lượng thức ăn tiêu thụ mỗi lần của trẻ 7 tháng tuổi là tương đối ít nên các mẹ chú ý đảm bảo ngày cho trẻ ăn đủ 3 bữa sáng, trưa và tối. Ngoài ra, nên lập thời gian biểu cho các bữa ăn và thực hiện đều đặn mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bé sản sinh enzyme tiêu hóa đều, khiến trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Không thêm gia vị vào các món ăn của bé

Khi chế biến đồ ăn cho con, cha mẹ tuyệt đối không thêm các loại gia vị vào, hãy để cho bé được cảm nhận vị tự nhiên từ các loại thức ăn. Điều này sẽ giúp kích thích các giác quan của trẻ, đồng thời hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe của con.

Ngoài ra, một số loại gia vị có thể gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể, khiến bé mắc những bệnh lý nguy hiểm.

Tạo không khi vui vẻ khi trẻ ăn

Khi cho bé ăn, mẹ nên tạo không khí vui vẻ, cổ vũ con ăn, không nên ép buộc hay gây áp lực cho con trong mỗi bữa ăn. Việc ép buộc trẻ ăn có thể gây phản tác dụng, khiến con dần sợ hãi mỗi khi đến bữa, lâu dần sẽ chán ăn, bỏ ăn.

Bên cạnh việc đút cho bé ăn, mẹ có thể tập cho con dùng tay bốc thức ăn, sẽ giúp con làm quen với kết cấu thức ăn mới, đồng thời phát triển một số kỹ năng như cầm nắm, kết hợp tốt giữa mắt và tay…

Vừa rồi là những chia sẻ về nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng biếng ăn cùng những lưu ý trong chế độ ăn uống để giúp cải thiện tình trạng này. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm phần nào kiến thức giúp chăm sóc bé tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình.

Nguyễn Hải Yến - 24/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ
  • Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?
  • Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn

↑