Trẻ 8 tháng biếng ăn là vấn đề khủng hoảng của rất nhiều bậc phụ huynh đang có con ở giai đoạn này. Cha mẹ cần phải biết được chính xác nguyên nhân là gì, từ đó mới đưa ra được phương pháp cải thiện phù hợp. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ 8 biếng ăn? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
Trẻ 8 tháng biếng ăn thường có những biểu hiện như: không đòi ăn, lười bú mẹ, lười uống sữa công thức, trẻ ngậm đồ ăn trong mồm không nuốt, thời gian ăn lâu hơn 30 phút, trẻ quấy khóc, nôn trớ khi thấy đồ ăn,… Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Nguyên nhân sinh lý trẻ 8 tháng biếng ăn
Phát triển thể chất
Trẻ 8 tháng đang ở trong giai đoạn phát triển thể chất nên thường có những giai đoạn quan trọng như tập bò, ngồi, đứng và đi,… Bởi vậy điều này sẽ khiến bé sao nhãng, không chịu ăn dù cho phụ huynh có dỗ dành hay thay đổi thực đơn hàng ngày.
Trẻ mọc răng
Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể là do mọc răng nên bé không muốn ăn uống là điều rất bình thường. Khi mọc răng, lợi của trẻ sẽ sưng và nứt ra, bé chảy dãi nhiều hơn khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, đau khi chạm vào.
Trường hợp này cha mẹ nên nấu cho trẻ ăn những món loãng, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu để trẻ có thể ăn được nhiều hơn. Bên cạnh đó phụ huynh tuyệt đối không được ép trẻ ăn bởi sẽ làm trẻ bị ám ảnh tâm lý dẫn đến biếng ăn.
Trẻ khủng hoảng cai sữa
Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, từ 8 tháng trở lên sẽ tập ăn với đặc hoặc lợn cợn hơn. Dần dần theo độ tuổi, độ đặc của thức ăn sẽ được tăng lên dần. Thế nhưng hầu hết các bé chưa thích nghi được với đồ ăn thay vì chỉ uống sữa như trước. Vì thế trẻ có thể biếng ăn, không muốn ăn do hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn. Tình trạng này sẽ không kéo dài, đến khi trẻ thích nghi được thì sẽ được cải thiện.
Chưa thích nghi với việc thay đổi chế biến món ăn
Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể là do chưa quen với những món ăn mới. Thời gian này bé mới đang trong quá trình khám phá, tìm hiểu về những món ăn chứ chưa thực sự ăn nên bé sẽ bất ngờ và lười ăn hơn.
Nguyên nhân tâm lý khiến trẻ 8 tháng biếng ăn
Trẻ bị ép ăn
Nhiều cha mẹ thường lo lắng trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương nên thường ép trẻ ăn liên tục, ăn nhiều bữa trong ngày. Khi trẻ ăn quá no, khẩu phần ăn mỗi bữa quá nhiều chất sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải. Điều này gây ra cảm giác khó tiêu, đầy bụng khiến trẻ biếng ăn hoặc bị nôn trớ.
Trẻ bắt đầu chọn thức ăn
Một vài trẻ kén ăn sẽ chỉ ăn những thực phẩm mà chúng thích chứ không bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ chứ không ăn đồ ăn đặc. Vì thế mẹ nên đổi thay đổi thực đơn hàng ngày để trẻ được kích thích vị giác hơn, không nên ép trẻ ăn những món mà trẻ không thích.
Nguyên nhân bệnh lý gây biếng ăn ở trẻ 8 tháng
Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp
Do hệ miễn dịch của trẻ khá yếu ớt nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn và viruss gây ra như cảm cúm, sốt, viêm họng,… Khi đó trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn. Khi đó cha mẹ nên cho trẻ đến thăm khám và uống thuốc để trẻ khỏe mạnh lại, từ đó sẽ cải thiện được tình trạng biếng ăn.
Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa
Bệnh cạnh những bệnh về đường hô hấp thì các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng làm cho trẻ biếng ăn. Một số bệnh lý bao gồm: đau bụng, đầu bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,… Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ kém hấp thụ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm gây biếng ăn, chán ăn.
Trẻ bị tưa miệng
Vi nấm Candida albicans sẽ làm cho trẻ bị tưa miệng, đây là tình trạng các mảng phấn trắng bám đóng thành mảng dày ở lưỡi. Khi đó trẻ sẽ bị chán ăn, không muốn ăn do bị đau mỗi khi ăn.
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh thì có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống hoặc sử dụng kết hợp thêm men tiêu hóa.
Các nguyên nhân khác
Thói quen ăn uống không tốt
Một vài cha mẹ có thói quen cho con ăn rong, vừa ăn vừa xem thiết bị điện tử, vừa ăn vừa chơi,… khiến cho trẻ không tập trung ăn uống. Điều này không chỉ gây ra sự giảm bài tiết dịch vị dạ dày, khiến bé khó tiêu hóa, lười ăn mà còn khiến bé không cảm nhận được hương vị của món ăn. Kết quả là bé có thể ăn ít hơn, không ngon miệng và không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Thời gian ăn uống không khoa học
Trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Để tạo ra một thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học, cha mẹ nên cho trẻ ăn vào một khung giờ cố định, các bữa ăn chính cách nhau 5-6 tiếng, các bữa ăn phụ cách nhau 2-3 tiếng.