Trong suốt hành trình mang thai, sự an toàn của thai nhi luôn là yếu tố được mẹ hết sức quan tâm. Vậy mẹ bầu thiếu sắt có làm thai nhi bị ảnh hưởng hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị thiếu sắt?
Tình trạng thiếu sắt ở mẹ bầu có thể xảy ra do nhu cầu sắt tăng cao trong thai kỳ để đáp ứng sự phát triển của thai nhi kết hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:
- Mất máu vào những kỳ kinh nguyệt trước đó
- Mẹ bị ốm nghén, thường xuyên bị nôn, ăn ngủ kém
- Mẹ bị suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ sắt
- Mẹ mang đa thai
- Khoảng cách giữa 2 lần mang thai gần nhau…
Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
Thiếu sắt ở mẹ bầu là vấn đề cần hết sức được quan tâm. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu khi mang thai. Đặc biệt, tình trạng này còn gây ra những tác động tiêu cực, thậm chí ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Cụ thể:
Oxy cung cấp cho thai nhi giảm
Sắt đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất hồng cầu, đồng thời đảm bảo việc vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ và mô trong cơ thể.
Khi mẹ bầu thiếu sắt, việc sản xuất hồng cầu bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển oxy từ mẹ sang thai nhi. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt oxy ở thai nhi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, thiếu oxy có thể gây nguy hiểm và thậm chí là tử vong cho thai nhi.
Thai nhi bị suy dinh dưỡng
Ngoài việc chuyển oxy, sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi. Khi mẹ thiếu sắt, em bé trong bụng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao, cùng với đó bé sẽ không nhận đủ dưỡng chất quan trọng. Điều này có thể gây suy dinh dưỡng ở thai nhi và khi sinh ra trẻ có thể bị nhẹ cân.
Bên cạnh đó, tình trạng này này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sơ sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não của thai nhi trong thời gian dài.
Xem thêm: Trẻ bị thiếu máu do đâu?
Sinh thiếu tháng
Sự thiếu hụt sắt ở phụ nữ mang thai có thể khiến thai nhi ra đời trước thời gian dự kiến (trước 37 tuần).
Theo đó, khi mẹ bị thiếu sắt, lưu lượng máu đến tử cung giảm, điều này gây ảnh hưởng đến sức mạnh và tính linh hoạt của cơ tử cung, khiến cơ tử cung yếu hơn, khó để giữ thai nhi lại trong bụng, dẫn đến tình trạng sinh non.
Sự phát triển não bộ bị ảnh hưởng
Mẹ không có đủ sắt có thể khiến thai nhi không nhận được lượng oxy cần thiết, làm giảm cung cấp oxy cho não. Hậu quả của tình trạng này là hoạt động bình thường của não bị ảnh hưởng và để lại những tác động lâu dài, làm giảm khả năng học tập của trẻ một cách đáng kể.
Cách khắc phục tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu
Để khắc phục tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, đảm bảo quá trình phát triển toàn diện của thai nhi mẹ có thể tham khảo áp dụng những cách dưới đây:
Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu sắt có thể giúp mẹ cung cấp một lượng sắt nhất định và nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể, góp phần nuôi dưỡng thai nhi hiệu quả hơn.
Một số thực phẩm mẹ không nên bỏ qua bao gồm:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt heo…
- Lòng đỏ trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…
- Các loại đậu: Đậu đen, đậu nành, đậu đỏ, đậu lăng…
- Rau màu xanh đậm: Rau cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, mồng tơi…
Ngoài ra các món ăn từ gan động vật như gan bò, gan heo, gan gà… cũng rất giàu sắt tuy nhiên mẹ không nên ăn chúng quá thường xuyên, tránh làm tăng cholesterol trong máu.
Xem chi tiết: Mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?
Sử dụng thuốc sắt
Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt là lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ bầu để ngăn ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai do mang lại hiệu quả cao. Khi lựa chọn thuốc sắt, mẹ nên ưu tiên sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và chứa sắt hữu cơ như Fogyma.
Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Italia, chứa phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) làm từ cấu trúc ổn định và cơ chế hấp thu chủ động, tránh kích ứng tiêu hóa.
Với hương thơm dễ uống và vị ngọt từ đường điều vị, Fogyma không làm tăng đường huyết trong thai kỳ. Sản phẩm là sự lựa chọn tin cậy, tối ưu để cung cấp sắt cho bà bầu và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.
Sinh hoạt lành mạnh
Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu sắt, mẹ bầu cũng cần kết hợp với việc xây dựng, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Ăn uống đa dạng thực phẩm, tăng cường bổ sung vitamin C và các thực phẩm giàu sắt.
- Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có gas, rượu, bia, cà phê… Đặc biệt không uống cùng lúc với sắt.
- Tăng cường vận động thể chất với các hoạt động phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội
- Đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm, ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.
Kết luận:
Thiếu sắt ở mẹ bầu có thể khiến thai nhi chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực. Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, mẹ bầu cần kết hợp sử dụng thuốc sắt và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe mẹ và bé hiệu quả nhất.