Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thấy con vui chơi bình thường mà không thường xuyên theo dõi cân nặng của con là một sai lầm dẫn đến việc không phát hiện ra con mình đang bị suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Khi con bạn vẫn ăn ngủ và chơi đùa như các bạn cùng trang lứa khác thì chưa hẳn chúng đã hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để phát hiện ra con của bạn đang bị suy dinh dưỡng?.
Tại Phòng khám của Viện dinh dưỡng quốc gia, hàng ngày có khoảng vài chục lượt ông bố bà mẹ đưa con đến khám. Đa số những đứa trẻ khi được đưa đến đây khi đã quá xanh xao.
Trẻ chậm phát triển, răng không mọc đủ, cân nặng không tăng trong thời gian dài, xanh xao gầy yếu… Đó là những biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn thường gặp. Tuy nhiên, vẫn còn 2 thể suy dinh dưỡng khác ít được để ý hơn là trẻ bị thấp còi và trẻ béo phì.
So với các nước châu Á, Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong số nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao. Gần 20% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, hơn 32 % trẻ thấp chiều cao theo tuổi và có khoảng gần 4% trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì. Tuy nhiên, không quá khó khăn để nhận ra con mình bị suy dinh dưỡng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, đối với suy dinh dưỡng dạng thiếu ăn, thường gặp các cháu không tăng cân có thể trong thời gian 2 tháng 3 tháng. Suy dinh dưỡng thường kèm theo biếng ăn và thiếu các vi chất dinh dưỡng dẫn đến da xanh, niêm mạc nhợt. Các cháu quấy khóc, đêm ngủ không yên giấc.
Theo các chuyên gia, suy dinh dưỡng làm cho thể lực và trí tuệ của trẻ kém phát triển, sức đề kháng của trẻ kém, có nhiều nguy cơ mặc bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời khi trẻ mặc bệnh, trẻ sẽ bị nặng hơn, lâu hồi phục và nguy cơ tử vong cao hơn nhiều trẻ khác. Suy dinh dưỡng để lại hậu quả rất lớn về xã hội và kinh tế nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cách đơn giản để phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ là thường xuyên quan tâm đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở trẻ
Chế độ ăn không đủ dưỡng chất: Trẻ bị suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Điều này có thể do gia đình không có điều kiện kinh tế để mua thực phẩm đa dạng hoặc do sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng của các bậc cha mẹ.
Trẻ bị biếng ăn kéo dài: Biếng ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Không chịu ăn khiến cơ thể không có nguồn dinh dưỡng để hấp thu, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu chất, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Mắc bệnh lý: Trẻ mắc một số bệnh như nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác có thể làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Các bệnh lý nặng hơn như ung thư cũng có thể gây ra suy dinh dưỡng do nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.
Ảnh hưởng của môi trường sống: Môi trường sống không hợp lý cũng có thể gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ sống trong nghèo đói, môi trường không an toàn với nhiều căn bệnh, hoặc không có điều kiện vệ sinh cá nhân tốt, điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ bằng cách nào?
Để cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ, các bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
Cung cấp chế độ ăn đa dạng và cân đối
Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ các nhóm thực phẩm cần thiết bao gồm đạm, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Áp dụng chế độ ăn thường xuyên và đủ lượng
Đảm bảo cho trẻ ăn đúng các bữa ăn chính và bữa phụ trong ngày. Tránh bỏ bữa và không để trẻ đói trong thời gian dài.
Thay đổi cách chế biến thực phẩm
Nấu ăn bằng các phương pháp như hấp, nướng, quay, chưng thay vì chiên, rán để giảm lượng dầu mỡ và giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Tạo môi trường ăn uống tích cực
Tạo ra một môi trường ăn uống thoải mái và tích cực bằng cách ngồi cùng trẻ khi ăn, tạo niềm vui và khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình ăn uống.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Chú ý đến vệ sinh thực phẩm, giữ sạch bát đĩa, đồ ăn và nước uống để tránh nhiễm khuẩn hay nguồn lây bệnh tật.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng dinh dưỡng, tăng trưởng và phát hiện sớm các vấn đề liên quan.
Tư vấn dinh dưỡng
Gặp chuyên gia dinh dưỡng để có các gợi ý và hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.
Bich phuong đã bình luận
Chao bs bé nhà minh đuoc 3tuoi ruoi roi, ma có 14 kí. 5 thang roi ma be kg len cân, minh tẩy giun, cho uong thuoc bổ, di kham dinh duong nhung kg ăn thua gi het, bs noi bé bi thieu canxi bỏ xung nhung vẩn vậy minh lo lắm.bé bị nổi ngứa khắp nguoi, ngứa quanh năm minh lo lam
Hoàng Vy đã bình luận
Chào bác sỹ!
Bé nhà tôi 29 tháng tuổi rồi, chiều cao 8,3cm, cân nặng 10.5kg, ăn uống như sau: buổi sáng uống 200ml sữa nuti IQ media và ăn vặt, 9h uống 1 hộp sữa ngắn vinamil, buổi trưa ăn 1 bát cơm vơi, ngủ dậy uống thêm 1hộp sữa ngắn, 3h hơn ăn bữa phụ, chiều 5h đến 6h ăn tối (nhưng bũa tối cháu chỉ ăn cháo thôi ăn đc 1 tô cháo to, nhất định k chịu ăn cơm), trước khi đi ngủ uống thêm 1 hộp sữa ngắn. Nhưng trộm vía bé tôi ít khi ốm vặt, ngủ được. BS cho tôi lời khuyên để tôi cải thiện tình hình cân nặng của bé? Tôi ở ĐắkLắk nên k biết phải đi khám ở đâu nữa.
Luong Nhàn đã bình luận
Bé nhà em sinh được 2,2 kg, đến nay là 15 tháng được 7,0 kg. Cháu lười ăn, ngày 3 bữa cháo (đủ 4 nhóm thực phẩm), mỗi bữa nửa bát ăn cơm của người lớn, uống khoảng 240 ml sữa bột Pedia Sure, it ăn hoa quả. Em rất lo lắng. Xin được bác sĩ tư vấn!
chinh đã bình luận
Bé nhà tôi được 8 tháng, được 4,5 tháng tôi cho ăn dặm bằng bột ngọt mua săn như cháu không chịu ăn mỗi lần ăn là cháu khóc như mưa, còn không khóc thì ngậm miệng. Tôi chuyển qua nấu cháo và xay bằng máy say sinh tố cháu ăn rất ngon miệng được tháng, 3 ngay nay mỗi lần ăn hay uống sữa cháu khóc như mưa vậy đó. Ngày đầu cháu khóc mà không nuốt tôi cho chút nước cháu nuốtv liền như 2 ngày nay cháu không có nuốt mà ngậm trong miệng không ah, mỗi lần cho cháu ăn tối chán lắm.
Cháu hay đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ, còn mỗi lần ăn mồ hôi cả đầu lẫn người nhiều lắm.
Cháu sinh được 3.5 kg, tăng ký đều đến tháng thứ 5 cháu được 8.3 kg, như đến tháng thứ 6 cháu bị ho và sổ mũi cháu không nên ký còn tụt mất 1gam, đến tháng thứ 7 lên được 2gam, tháng thứ 8 cháu được 8.9kg cháu bú mẹ sang, chưa, tối, ăn bột 3 bữa mấy ngày nay ăn chán quá tôi cho ăn 2 bữa được chưa tới nửa chén ăn com người lớn, uống sữa 3 lần sen kẽ mỗi lần 80-90ml. Cháu không chịu ăn trái cây và uống nước cam. Bé được 8 tháng ăn sữa chua được chưa, vì tôi đọc có bài viết bé từ 1 tuổi trở lên mới cho ăn sữa chua sưã chua nên tôi không biết sao?
Vậy Bác sỹ tư vấn giúp làm sao cho bé ăn ngon miệng và hết đổ mồ hôi. mà bé chưa có mọc răng.
ngọc sinh đã bình luận
Công chúa của mình cũng vậy đó. Mới 2 tuổi mà đi khám bác sỹ bảo thiếu 2kg và thấp hơn chiều cao chuẩn 5cm. Mình lo lắm, Nhưng bác sỹ cũng tư vấn chế độ ăn và nhưng biện pháp ăn uống hợp lý. Giờ cũng được 3 tháng rồi và công chúa của mình cũng tăng 3kg rồi. đáng yêu lắm. Lúc đó mình cho con đi khám ở phòng khám dinh dưỡng 70 nguyễn chí thanh. Ở đó bác sỹ nhiệt tình lắm không như các bệnh viện lớn mà mình đã đi. Mình đã gọi mời bác sỹ đi ăn để cảm ơn nhưng bác sỹ từ chối.
hoang van anh đã bình luận
con nha em dc 13 thang dc moi 8,5 kg chau co dc 6 rang roi , chau van bu sua me va an 1 ngay 3 bua chao bua chieu em bo sung them sua chua va vang sua nhung 2 thang nay chau ko len kg may , ban dem thi chau ngu rat ngon ko ra mo hoi trom, lieu chau nha e co sao ko? gio em nen cai sua cho con khong vi hien gio e van con nhieu sua
Ha Vy đã bình luận
Chào bác sĩ MYC !
Bé nhà em là bé trai đã 7 tháng nhưng chỉ nặng có 7kg, chiều cao thì bình thường. Em thì đã hết sữa nên cháu không còn được bú mẹ nữa.
Từ tháng thứ 6 ngày cháu ăn 2 bữa bột em tự xay gồm gạo, đỗ xanh, hạt sen, hạt ý dĩ (250ml-300ml/bữa), 3 bữa sữa ngoài (100ml/bữa)
Từ tháng thứ 7, cháu ăn 3 bữa cháo cũng gồm các thành phần trên nhưng xay dối kiểu như tấm ạ (200ml/bữa), 4 bữa sữa (100ml-120ml).
Xen kẽ các bữa em cho cháu uống nước cam, bưởi…
Em có phải thay đổi hay bổ sung thêm cho chế độ dinh dưỡng của cháu không thưa bác sĩ? Em đang tính cho cháu ăn váng sữa nữa ạ?
Cảm ơn bác sĩ !
totam đã bình luận
Bé nhà em (con gái) được 1 tuổi nhưng cân nặng chỉ 8.5 kg, chiều cao là 75 cm. Em theo dõi trong bảng chiều cao của Who thì thấy bé thiếu cân. Ban đêm bé ngủ không yên giấc và hay ra mồ hôi trộm. Em có bổ sung canxi nhưng vẫn không thấy đỡ. Hiện tại bé mới có 4 cái răng và đang mọc 2 cái nữa. Bé rất biếng ăn và uống sữa ngoài nhưng lại rất hiếu động. Em không biết phải làm cách nào để cho bé tăng cân đây ạ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn phải để tâm kỳ công trong việc chế biến bát cháo sao cho đủ chất, hấp dãn, dễ ăn (chất, màu sắc và vị). Vì bạn không thông tin cụ thể cách cho ăn ra sao nên MYC khó thảo luận góp ý với bạn. Nên bổ sung ăn sữa chua có Probio để tăng lượng men tiêu hóa, kích thích bé ăn, có điều kiện thì đi bơi 2-3 lần trong tuần, tắm nắng hàng ngày và uống bổ sung 1 số vi chất.