Sắt được biết đến là vi chất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Mẹ cần chú trọng bổ sung vi chất này cho con. Trẻ đang bú mẹ, cơ thể hấp thu tốt sắt từ nguồn sữa mẹ. Vậy làm thế nào để bổ sung tối ưu nguồn sắt thông qua sữa mẹ. Cùng tham khảo sau đây nhé.
Mục lục
Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ
Hàm lượng sắt có trong sữa mẹ tuy không cao chỉ chiếm 0,35mg/lít nhưng lại rất dễ hấp thu. Các chuyên gia khuyến nghị mẹ nên cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời để phát triển tốt nhất. Dưới đây là những hướng dẫn giúp mẹ bổ sung sắt cho con thông qua nguồn sữa mẹ thật hiệu quả nhé.
Cho con bú càng sớm càng tốt
Mẹ cho con bú ngay sau vài giờ sau sinh, sữa trong những ngày đầu còn gọi là sữa non có chứa hàm lượng sắt cao, 0,8mg/lít. Ngoài ra, cho bé bú mẹ sớm còn là meo giúp kích thích tuyến vú tăng tiết sữa, sữa mẹ về với lượng nhiều hơn. Đồng thời, hạn chế tình trạng tắc tia sữa, mất sữa hoặc áp xe tuyến vú.
Cho con bú đủ lượng sữa
Tùy từng giai đoạn phát triển và nhu cầu của từng bé mà lượng sữa bé cần sẽ khác nhau. Mẹ đừng quên bổ sung đủ lượng sữa cho con để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhé.
Để nhận biết con bú no hay chưa, mẹ có thể quan sát có xuất hiện các dấu hiệu sau đây không:
- Bé ngủ thiếp đi trong lúc bú hoặc để ý những nơi quanh trẻ.
- Ngừng bú và quay ra ngoài, đẩy ti mẹ ra xa.
- Bầu ngực mẹ không còn căng cứng và chảy sữa nữa.
- Trẻ tăng trưởng đều, không quấy khóc và tâm trạng vui vẻ sau khi bú.
Cho bú đủ thời gian
Bé không chỉ cần bú đủ lượng mà cần bú đủ thời gian. Theo khuyến cáo, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên duy trì cho bé bú tới 24 tháng hoặc hơn. Bé cũng có thể dùng sữa công thức từ sớm, nhưng nếu sữa mẹ vẫn đủ thì mẹ nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ nhé.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ hợp lý
Sau sinh mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe sau thời gian vượt cạn. Bên cạnh đó, cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, trứng, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn nạc, hải sản, các loại rau xanh lá đậm, bí ngô, các loại đậu và hạt…
Xem chi tiết: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ như thế nào?
Bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ liệu có đủ?
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời dành cho con. Tuy hàm lượng sắt trong sữa mẹ thấp, chỉ chiếm 0,35mg/lít nhưng cơ thể có khả năng hấp thu sữa mẹ cao, lên tới 50%. Trong khi đó, nếu sử dụng sữa công thức hoặc sữa đậu nành, tỷ lệ hấp thu lần lượt là 12% và 7%.
Các chuyên gia cho rằng, trẻ sinh đủ tháng và có cân nặng đạt chuẩn, lượng sắt dự trữ trong thai kỳ kết hợp với sắt trong sữa mẹ đủ cung cấp cho con trong 4 tháng đầu sau sinh. Sau khoảng thời gian này, trẻ tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về sắt tăng cao. Trong khi đó, lượng sắt dự trữ trong thai kỳ dần cạn kiệt. Giai đoạn này bé lại chưa ăn dặm nên sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy, trẻ có nguy cơ thiếu sắt nếu không được bổ sung thông qua các nguồn khác.
Còn đối với trẻ sinh non, sinh nhẹ cần lượng sắt dự trữ trong thai kỳ thấp. Do đó, sau sinh trẻ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt cần được bổ sung. Vì vậy, bên cạnh bổ sung sắt thông qua sữa mẹ, bé cần được bù sắt thông qua các nguồn khác. Bé chưa vào độ tuổi ăn dặm, mẹ nên tham khảo bổ sung các chế phẩm sắt cho con. Đối với trẻ ở giai đoạn ăn dặm, ngoài các nguồn trên mẹ cần xây dựng một thực đơn ăn uống giàu sắt cho bé nhé.
Thông thường, ngoài sữa mẹ trẻ được bổ sung sắt qua 2 nguồn chính: Thực phẩm và chế phẩm sắt bổ sung.
– Về thực phẩm: Nguồn thực phẩm giàu sắt cho bé phải kể đến như:
- Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn.
- Hải sản: Sò, ngao, hàu, cá hồi, tôm, cua
- Gan thận động vật
- Trứng
- Thịt gia cầm
- Các loại rau lá xanh như cải chíp, cải ngọt, rau ngót, rau bina
- Bí ngô
- Các loại đậu và hạt
- Ngũ cốc nguyên hạt…
– Về chế phẩm sắt bổ sung: Trong nhiều trường hợp mẹ cần bổ sung sắt cho con thông qua các chế phẩm sắt. Tuy nhiên, khi lựa chọn các chế phẩm sắt cho con mẹ cần đảm bảo các tiêu chí an toàn, hiệu quả, nguồn gốc rõ ràng và dễ uống. Thông thường trẻ uống sắt dễ gặp phải tình trạng táo bón, mẹ nên lựa chọn loại sắt hữu cơ, dễ hấp thu để giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng sắt.
Tìm hiểu thêm: Trẻ uống sắt bị táo bón phải làm gì?