Mất thính giác là 1 dị tật ở trẻ sơ sinh. Cứ 1.000 bé sẽ có 1-3 bé bị mắc chứng bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân làm mất thính lực của trẻ, nhưng trong thời gian ngắn, chúng ta khó có thể phát hiện ra được.
Nguyên nhân
- Sinh non
- Chăm sóc quá kỹ lưỡng, quá sâu trong giai đoạn sơ sinh
- Đòi hỏi 1 lượng sắc tố da cam cao trong quá trình truyền máu
- Uống phải các loại thuốc có thể gây nên chứng mất thính giác
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh này
- Sinh khó
- Thường xuyên bị nhiễm trùng tai, bị viêm màng não hay bị nhiễm vi-rút cytomegalovirus (vi-rút làm cho tế bào biểu mô to ra, gây nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV, đẩy nhanh tiến triển thành AIDS và tử vong, và cũng gây bệnh ở trẻ sơ sinh)
Khi nào nên kiểm tra thính giác?
Hầu hết những đứa trẻ được sinh ra nhưng mất đi thính giác có thể được chuẩn đoán qua một bài kiểm tra thính lực. Nhưng trong một vài trường hợp, thính giác bị mất do bị nhiễm trùng, chấn thương tâm lý, hoặc bị tổn thương bởi các mức độ của tiếng ồn, thì vấn đề sẽ không được phát hiện cho đến những năm sau này của trẻ. Do đó, thường xuyên kiểm tra thính lực cho trẻ khi bé lớn lên là điều rất quan trọng.
Những đứa trẻ có thính lực bình thường cũng nên có sự theo dõi, kiểm tra định kỳ của bác sĩ. Những pháp nghiệm đó nên được thực hiện thường xuyên ở độ tuổi 4, 5, 6, 8, 12, 15 và 18, hay bất cứ thời gian nào bạn thấy cần thiết.
Nhưng nếu con của bạn có vẻ gặp vấn đề về thính giác, phát triển khả năng nói không được bình thường hay lời nói của bé thật khó hiểu, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Các biểu hiện
Dưới đây là những điều rất quan trọng mà thính giác của trẻ cần đạt được trong năm đầu tiên của cuộc đời:
- Hầu hết các bé còn ẵm ngửa đều giật nảy mình khi đột nhiên nghe thấy tiếng động lớn.
- 3 tháng tuổi, bé đã nhận ra được giọng nói của cha mẹ.
- 6 tháng tuổi, 1 em bé đã có thể nhìn hay hướng đầu về phía có âm thanh.
- 12 tháng tuổi, em bé có thể thường xuyên bắt chước một vài âm thanh rồi tạo được một vài từ như “ba”, “bà”.
Khi trẻ đã biết đi những dấu hiệu của việc mất thính giác có thể gồm:
- Khả năng nói bị hạn chế hoặc không nói được.
- Luôn lơ đễnh, không chú ý nghe ai nói.
- Khó tiếp thu.
- Luôn tăng âm lượng của tivi.
- Không trả lời được hoặc câu trả lời không phù hợp với những câu hỏi giao tiếp bình thường.