Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ em và biến cố gia đình

Bé Hải Anh (8 tuổi, ở quận 8 – TPHCM) thường buồn rầu, lánh xa mọi người từ khi cha mất vì tai nạn giao thông. Còn bé Vân Mai đột nhiên dễ cáu gắt sau khi bố mẹ bé ly dị

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Trưởng Đơn vị tâm lý trẻ em Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), trường hợp các bé nêu trên là bị rơi vào trạng thái tâm lý rối loạn thích ứng.

Rối loạn tâm lý

Theo bác sĩ Thanh, rối loạn thích ứng là phản ứng cảm xúc hoặc hành vi trước một số thay đổi trong cuộc sống của trẻ em, như cái chết hoặc cha mẹ ly hôn. Một số trẻ buồn rầu và lánh xa mọi người, trong khi một số khác trở nên giận dữ và khó tính.

Chị Hoàng Thị Ngạn, mẹ bé Hải Anh, cho biết từ khi ba mất, hằng ngày, cháu đều ngồi dưới gầm bàn làm việc của ba, không khóc nhưng dỗ thế nào cũng không chịu ra, cho đến khi ngủ thiếp đi mới thôi. Cháu cũng không chịu đi học kể từ ngày đó.

“Rối loạn thích ứng xảy ra khi trẻ thay đổi hành vi khi có sự cố gây căng thẳng thần kinh, như một cái chết của người thân trong gia đình, thay đổi nhà ở hoặc trường học. Rối loạn này không kéo dài quá 3 tháng. Trong lúc trẻ bị căng thẳng (stress), việc tư vấn tâm lý là rất cần thiết, có thể giúp cho trẻ và gia đình bình tâm trở lại”- bác sĩ Thanh nói.

Còn anh Vũ Tuấn Cường (quận 4 – TPHCM), ba của cháu Vân Mai (9 tuổi), cho biết bỗng nhiên cô giáo điện thoại mời đến trường để trao đổi với phụ huynh về hành vi liên tục đánh bạn của con anh. Anh ngạc nhiên vô cùng vì con anh vốn rất ngoan hiền. Khi cô giáo hỏi han thì Vân Mai mới chia sẻ rằng từ khi mẹ đi khỏi nhà, bé rất buồn. Bé muốn mẹ trở về nhưng bé biết mẹ về là ba mẹ sẽ cãi nhau, mẹ khóc nhiều, ba uống rượu nên bé rất sợ, không muốn thấy cảnh đó.

Theo bác sĩ Thanh, phản ứng của trẻ đối với một biến cố gây stress có thể được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như hành vi trầm cảm: trẻ rất buồn và thích sống một mình, có thể khóc nhiều, khó ngủ, chán ăn và cảm thấy thất vọng, lo âu; trẻ có vẻ căng thẳng, cáu gắt và lo lắng, đau đầu, đau bụng. Có nhiều trường hợp trẻ lại có cả hai biểu hiện vừa trầm cảm vừa lo âu. Và một biểu hiện nữa là hành vi giận dữ, bất tuân nội quy trong gia đình và nhà trường. Thậm chí, trẻ lớn còn có thể trốn học và đánh bạn.

Kịp thời xử lý

Cũng như các bệnh tâm lý khác, chứng rối loạn thích ứng ở trẻ cũng như ở người lớn. Mọi người đều có thể bị stress và cần thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Nhưng với các bé, nếu không xử lý kịp thời sẽ trở thành mãn tính vì các cháu chưa đủ khả năng chủ động hoặc tự hiểu ra vấn đề để thoát khỏi sự trầm cảm.

Bác sĩ Thanh cho biết không có cách nào phòng ngừa những sự cố gây stress trong cuộc sống hoặc dự đoán cách chúng ta phản ứng với những sự thay đổi. Nếu trẻ được nâng đỡ tốt tại nhà, trường học hay cộng đồng thì có thể đối phó tốt hơn với những thay đổi trong cuộc sống.

Muốn khắc phục sự rối loạn thích ứng ở trẻ, cách duy nhất là nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, sự cố nào vừa diễn ra trong gia đình.

“Gia đình có thể hẹn gặp một chuyên viên tâm lý để xác định trẻ bị rối loạn thích ứng hoặc một bệnh lý khác như lo âu hoặc trầm cảm. Nói chuyện với chuyên viên tâm lý về những yếu tố gây stress có thể giúp cho trẻ giảm bớt căng thẳng” – bác sĩ Thanh tư vấn.

Mặt khác, phụ huynh nên nói chuyện với con (thông qua cách kể một câu chuyện) về những biến cố hoặc những thay đổi nào đó trong cuộc sống và đưa ra những giải pháp cho chúng thấy hướng giải quyết. Điều này sẽ giúp trẻ không bị ngỡ ngàng với những sự cố trong cuộc sống, có thể dễ thích nghi và đối phó với tình huống stress. Tùy theo tình huống, trẻ vị thành niên cần được tư vấn về giới tính hoặc về cách thích ứng nếu trong gia đình có việc tang chế.

Bác sĩ Thanh khuyến cáo nếu các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu kéo dài quá 6 tháng thì cần gặp bác sĩ tâm thần để được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc lo âu.

Meyeucon.org - 03/06/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Để con thông minh, cha mẹ đừng quên điều này.
  • Cha mẹ cần làm gì để giúp con đọc tốt?
  • Giúp bé thông minh với những trò chơi đơn giản
  • Cách cha mẹ dạy con trẻ tự tin trước đám đông
  • Con trẻ đang hư nhanh hơn vì điều này

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn