Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tiêu chảy cấp do tả

Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, tiêu chảy cấp có thể bùng phát mạnh và đối tượng nguy cơ cao là trẻ em.

Nguyên nhân tiêu chảy cấp

Trong buổi trò chuyện với thầy thuốc do Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM tổ chức, TS.BS Lê Mạnh Hùng, trưởng khoa nhiễm A, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết: Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu lỏng hơn 3 lần trong 1 ngày và không kéo dài quá 2 tuần. Hiện nay, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa kể cả bệnh tả thường gây tiêu chảy cấp.

Thực tế, hơn 90% trường hợp tiêu chảy cấp là do nhiễm trùng đường tiêu hóa, khi sử dụng thực phẩm, nước uống bị nhiễm bẩn, không đảm bảo vệ sinh hoặc do cầm nắm thức ăn, mút tay ở trẻ em khi tay không sạch. Các mầm bệnh gây tiêu chảy cấp bao gồm: siêu vi, vi trùng, ký sinh trùng từ thực phẩm, nước uống, tay bị nhiễm bẩn sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa gây bệnh.

Tiến sĩ Hùng cảnh báo rằng hiện nay TP.HCM có nguy cơ cao bùng phát tiêu chảy cấp vì đã có nguồn lây và điều kiện bùng phát. Những ngày vừa qua đã xuất hiện một số ca dịch tả tại TP.HCM và một số tỉnh giáp ranh với Campuchia, số ca bệnh tiêu chảy cấp nhập viện tăng. Trong khi đó năm nay ở TP.HCM mặc dù đã đến mùa mưa nhưng thời tiết vẫn đang nắng nóng, oi bức, nhiều nơi điện và nước sạch không đủ, thói quen ăn hàng quán của người dân… Đây là những yếu tố nguy cơ tiềm tàng có thể gây bùng phát tiêu chảy cấp.

Nhận biết tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả

Sau khi nhiễm phẩy khuẩn tả từ vài giờ đến 5 ngày, bệnh nhân sẽ phát bệnh khởi đầu với các triệu chứng: đầy bụng, sôi bụng, tiêu lỏng vài lần, sau đó là thời kỳ toàn phát với các triệu chứng điển hình sau:

  • Tiêu chảy liên tục nhiều lần với khối lượng lớn.
  • Phân của bệnh nhân tiêu chảy do phẩy khuẩn tả điển hình là: toàn nước, mùi tanh nồng, lờ đờ đục như nước vo gạo…
  • Người bệnh thường không sốt, ít khi đau bụng.
  • Mất nhiều nước và điện giải gây mệt lả, xọp người, trụy mạch, huyết áp.

Tuy nhiên, đa số các trường hợp bệnh tả (80%) có triệu chứng nhẹ hoặc vừa giống như tiêu chảy cấp do các nguyên nhân khác nên rất khó phân biệt.

Vì vậy để chẩn đoán xác định bệnh tiêu chảy cấp do tả, cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm của bác sĩ.

Phòng bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa

Các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa nói chung và bệnh dịch tả nói riêng lây lan qua đường tiêu hóa, vì thế để phòng ngừa và ngăn không cho dịch tiêu chảy cấp bùng phát cần phải:

  • Ăn chín, uống sôi: Nấu chín kỹ thức ăn sẽ diệt được các mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa trong đó có vi khuẩn tả. Các thực phẩm cần được nấu chín và ăn khi còn nóng, thức ăn thừa cần để trong tủ lạnh và đun sôi lại trước khi ăn, trụng rau sống trong nước sôi, ăn trái cây tươi đã lột vỏ.
  • Rửa tay sạch bằng nước xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm, sau khi đi tiêu hay vệ sinh cho trẻ, mỗi khi nghi ngờ bàn tay nhiễm bẩn.
  • Bỏ thói quen mút tay, cầm thức ăn khi tay không sạch ở trẻ em.
  • Sử dụng dụng cụ ăn và nấu ăn sạch sẽ (nếu có thể thì nên sấy hoặc phơi dưới nắng).
  • Vệ sinh tốt môi trường: Không dùng phân tươi để bón rau, chất thải bệnh nhân để đúng nơi quy định, sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, diệt ruồi muỗi triệt để.
  • Nếu ở trong vùng dịch không nên tổ chức ăn uống đông người, hạn chế đi đến vùng dịch.
  • Khi bị tiêu chảy cấp cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Meyeucon.org - 20/06/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Các biện pháp đơn giản giúp giảm bệnh tiêu chảy ở trẻ
  • Thời tiết lạnh, hàng trăm trẻ mắc bệnh tiêu chảy
  • Số trẻ em nhập viện vì tiêu chảy cấp cao nhất khu vực
  • Sự thật về gánh nặng của bệnh tiêu chảy
  • Miền Bắc chuyển mùa, tiêu chảy tấn công trẻ em

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn