Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Điều trị tự kỷ

Ta thường nghe về nỗi đau của những người mẹ có con tự kỷ và những cố gắng không mệt mỏi của họ để giúp con mình hòa nhập cộng đồng.

Tự kỷ là gì?

Theo thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, giám đốc Trung tâm khuyết tật và phát triển, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển bắt đầu từ lúc mới sinh hoặc trong 2 – 3 năm đầu tiên. Hầu hết trẻ tự kỷ trông có vẻ hoàn toàn bình thường nhưng chúng dành toàn bộ thời gian thực hiện những hành vi náo động hoặc gây hoang mang cho người khác, những hành vi cho thấy sự khác biệt của chúng với những đứa trẻ khác. Số liệu của Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh tật quốc gia Mỹ công bố năm 2009 cho thấy cứ 150 trẻ có 1 trẻ mắc tự kỷ và số lượng trẻ trai mắc chứng tự kỷ thường gấp 4 lần trẻ gái.

Mặc dù chưa có nguyên nhân rõ rệt nào gây nên tự kỷ nhưng các chuyên gia cho rằng có thể do ảnh hưởng của gien, do virus, do hóa chất hoặc ô nhiễm…

Điều trị tự kỷ

Đặc điểm chính của trẻ tự kỷ

Cũng theo thạc sĩ Yến, nhiều trẻ tự kỷ khác biệt với những trẻ con khác ngay từ lúc mới sinh. Có 2 đặc điểm chung thường thấy là chúng co người lại để tránh đụng chạm với người chăm sóc và không đoán trước được mình được bế lên (người mềm rũ, không phản ứng). Chúng thường được mô tả như là thụ động (lúc nào cũng im lặng và hiếm khi đòi hỏi) hoặc dễ bị kích động (lúc thức khóc rất dữ và hầu như khóc không ngừng), thời còn ẵm ngửa, một số trẻ hay đung đưa hoặc đập đầu vào giường. Khoảng 50% trẻ tự kỷ phát triển bình thường cho đến khi 1 tuổi rưỡi hoặc 3 tuổi thì những triệu chứng tự kỷ bắt đầu xuất hiện.

Trẻ tự kỷ có thể thua kém bạn bè trong giao tiếp, nhận thức, có những hành vi không mục đích lặp đi lặp lại như đung đưa cơ thể, vỗ tay đen đét, tự làm tổn thương mình, rối loạn về ăn ngủ, tránh tiếp xúc bằng mắt với người khác, không nhạy cảm với đau đớn… Trẻ tự kỷ có thể chỉ ăn một loại thức ăn cho tất cả các bữa, mặc một kiểu quần áo, đi lối đi duy nhất đến trường…

Can thiệp càng sớm càng hiệu quả

“Can thiệp sớm có tác dụng rất rõ rệt đối với sự phát triển của trẻ tự kỷ, cụ thể là can thiệp càng sớm, tiên lượng về bệnh càng chính xác”, bà Yến nhấn mạnh, “Tự kỷ là một dạng rối loạn phức tạp, nhưng điều quan trọng là các bậc cha mẹ và các chuyên gia bắt đầu nhận ra rằng tự kỷ không phải không chữa được và nhiều phương pháp can thiệp đang chứng minh có hiệu quả”.

BS Phạm Ngọc Thanh (bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết: 5 năm đầu đời là thời gian “vàng” để can thiệp cho trẻ tốt nhất vì tính dễ uốn nắn của não trong thời gian đó. Vai trò của chuyên viên tâm lý là đồng hành và nâng đỡ phụ huynh trong 4 giai đoạn đầu. Giai đoạn lý tưởng nhất để thông báo chẩn đoán và can thiệp hữu hiệu nhất là khi phụ huynh chấp nhận bệnh trạng của trẻ và hợp tác với các nhà chuyên môn để giúp trẻ phát triển.

Các nghiên cứu cho thấy mỗi trẻ đáp ứng khác nhau với chương trình trị liệu hoặc can thiệp. Vì thế, điều quan trọng cần ghi nhận là không có một chương trình nào thích hợp cho mọi trẻ tự kỷ và mọi gia đình. Tuy nhiên, có chứng cớ khoa học về những lợi ích ngắn hạn và dài hạn từ các chương trình trị liệu sớm, tập trung cao độ dựa vào gia đình, cho dù cơ bản lý thuyết có khác nhau, nhưng phù hợp với những điểm mạnh và yếu của trẻ cũng như hoàn cảnh gia đình.

Meyeucon.org - 21/06/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tự kỷ ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Tín hiệu sớm “cứu” con tự kỷ
  • Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ
  • Nhật ký thực tập của cô giáo mầm non tương lai
  • Căn bệnh tự kỷ ở trẻ em
  • Một giải pháp hữu hiệu để cải thiện bệnh tự kỷ ở trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn