Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình bởi âm thanh của thế giới bên ngoài. Khi đồ vật gì đó bị rơi trên mặt đất hoặc bước chân quá to cũng dễ làm trẻ òa khóc. Phải chăng cha mẹ nên tạo cho trẻ môi trường yên tĩnh để bé yêu có thể cảm nhận thế giới này?
Người lớn có nên tạo ra môi trường quá tĩnh lặng để trẻ khỏi bị giật mình? Trong quá trình phát triển của trẻ, kích thích xung quanh là không thể thiếu, đây cũng là bài luyện tất yếu của môi trường hiện thực bên ngoài. Trẻ sinh ra cần phải tiếp nhận bài học đầu tiên, tăng độ mẫn cảm cho các cơ quan, thính giác chính là một phần quan trọng trong đó. Sự giật mình là phản ứng bình thường khi tiếp nhận âm thanh quá lớn. Cha mẹ không nên quá căng thẳng để chúng có thời gian quen và dần dần thay đổi.
Trong cuộc sống hiện thực, âm thanh vô cùng đa dạng: Âm thanh nói chuyện, âm thanh tiếng máy bay, âm thanh mở đóng cửa, âm thanh của ti vi…đều là những tiếng động cần thiết để trẻ có cơ hội làm quen và học cách thích nghi với môi trường bên ngoài. Ngoài những tạp âm quá lớn như tiếng ồn xây dựng hoặc âm nhạc quá mạnh bạn nên giúp trẻ cách ly.
Ngoài các âm thanh tự nhiên phát ra trong cuộc sống, cha mẹ cũng nên tạo cho trẻ môi trường với âm thanh làm động lòng người, ví dụ âm nhạc nhẹ nhàng hoặc những tiếng hát ru nhẹ nhàng sẽ có tác dụng kích thích thính giác của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ có tinh thần vui vẻ. Ngoài ra, công cụ phát ra âm thanh thích hợp với trẻ như tiếng sáo, tiếng đàn đều khiến trẻ nghiêng đầu và chú ý. Tuy nhiên quan trọng nhất là vẫn là âm thanh của cha mẹ, cho dù trẻ không hưởng ứng ngay nhưng vẫn cảm nhận và quen dần. Cha mẹ nói chuyện, hát cho trẻ nghe, cười với chúng hoặc chơi cùng cũng thúc đẩy thính giác đồng thời thiết lập tình cảm thân mật giữa hai bên.
Thính giác là bước phát triển quan trọng của trẻ dưới 1 tuổi, sự phát triển giác quan là cơ sở của sự phát triển trí não.