Trong thời gian dưỡng thai, sự phát triển của trí não là vô cùng quan trọng. Vì thế người sắp làm mẹ nên chú ý một số thời giai đoạn sau:
Thời kỳ thứ nhất: 8 tuần đầu khi mang thai (thời kỳ tế bào não hình thành)
Bắt đầu từ ngày 19, hệ thần kinh thai nhi có tốc độ phát triển nhanh chóng, đến ngày thứ 26 não của thai nhi phát triển. Sau 4 tuần trứng thụ tinh cũng bắt đầu hình thành, bắt đầu quá trình mang thai 8 tuần đầu, thai nhi cũng đã có hình dáng cơ bản.
Thời gian này các bà mẹ nên hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tình hình bài tiết hóc môn và dinh dưỡng của cơ thể mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển tế bào não bộ. Thai nhi giai đoạn này mặc dù khả năng hấp thụ dinh dưỡng có hạn, nhưng vẫn cần chú trọng đến tính cân bằng, không nên để thói quen xấu như uống rượu hút thuốc…
Thời kỳ thứ 2: Trong vòng 20 tuần khi mang thai (thời kỳ phát triển tế bào não)
20 tuần khi mang thai, tế bào thần kinh như thính giác thị giác liên tục phát triển. Khoảng 20 tuần sau, sự phát triển của tế bào não thay đổi ngày càng phức tạp, hơn nữa thời kỳ này cũng là lúc thai nhi thường hay đạp nhất. Thời gian này người sắp làm mẹ nên giao lưu nhiều với trẻ. Khi thấy thai nhi động đậy, có thể dùng một số phương thức dưỡng thai để gây kích thích như nghe chút âm nhạc, nhẹ nhàng mát xoa…Hoặc có thể đợi người chồng quay trở về và hai bên cùng tâm sự với thai nhi. Nếu muốn trẻ sau khi sinh quen với tần suất âm thanh của người cha thì người chồng cũng nên nói chuyện nhiều với trẻ. Tuy nhiên, thai nhi cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, không phải lúc nào cũng đùa nghịch hoặc vuốt ve vùng bụng, dễ gây áp lực cho thai nhi.
Thời kỳ thứ 3: Khoảng 30 tuần khi mang thai và sau khi sinh (thời kỳ não hoạt bát)
Bộ não của thai nhi về cơ bản hình thành toàn bộ trong vòng 4 tháng khi mang thai, nhưng tế bào thần kinh lại không ngừng phát huy tác dụng và tiếp tục phát triển nhanh cho đến khi trẻ 3 tuổi, thậm chí đến tuổi thanh xuân vẫn có thể phát triển tiếp. Thời gian này người mẹ nên tiến hành nhiều hoạt động thích hợp để tạo cơ hội kích thích tiền đình của thai nhi. Vận động nhẹ nhàng như tản bộ, tập thể dục để kích thích các thính giác, thị giác, khứu giác…Nếu kích thích tiền đình không đủ, trẻ sau khi sinh, khả năng điều hòa hoạt động sẽ giảm rõ rệt.