Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ suyễn có nên kiêng ăn?

Chăm sóc sức khỏe cho người bình thường đã khó, dinh dưỡng hợp lý lại là một việc khó hơn, đặc biệt là đối với trẻ bị suyễn. BS.CKII Nguyễn Thị Hoa (khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng I) cho biết:

Suyễn là một bệnh mãn tính nên vấn đề dinh dưỡng phải thay đổi sao cho phù hợp với lúc không bệnh, lúc lên cơn. Dựa vào đặc điểm của bệnh: dễ kích ứng với môi trường (bụi, không khí…), khởi phát không báo trước (khó thở, thở nhanh)… để chúng ta có thực đơn hợp lý tránh suy dinh dưỡng lẫn béo phì cho trẻ.

Đối với trẻ, lúc không bệnh (chưa có những đợt kích phát) nên có chế độ ăn theo lứa tuổi. Trong giai đoạn trẻ sơ sinh (nhỏ hơn 6 tháng tuổi) thì sữa mẹ vẫn là tốt nhất. Tuy nhiên, vì một số lý do, người mẹ không có sữa hoặc trẻ không chịu bú thì cũng nên linh hoạt cho trẻ dùng sữa thay thế (khoảng 150mg/kg/ngày). Những loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm như bột, cháo, ya-out cũng cần kết hợp với sữa để trẻ không bị suy dinh dưỡng hoặc bèo phì.

Khi trẻ lên cơn suyễn, không nên cho trẻ ăn bất kì loại thực phẩm nào để tránh trẻ bị sặc. Ngoài ra, nên bù nước đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Để hạn chế trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhiều bữa và thực phẩm chứa nhiều chất béo. Kiêng cữ tất cả các loại thức ăn gây dị ứng, tăng nguy cơ kích phát cơn hen.

Bốn nhóm thực phẩm cần thiết: bột đường, sữa đạm, dầu ăn chất béo, rau quả phải được kết hợp trong một bữa ăn với số lượng một/một. Một chén cháo hoặc bột ít nhất cần đảm bảo bốn nhóm thực phẩm kể trên với một muỗng canh thịt bằm nhuyễn, một muỗng canh dầu ăn và một muỗng canh rau xắt hạt lựu.

Việc kiêng cữ thức ăn ảnh hưởng ít nhiều bởi yếu tố dị ứng di truyền từ bố, mẹ, anh, chị em, người thân trong gia đình. Qua thực tế, những trường hợp ghi nhận được thì thức ăn dễ gây dị ứng gồm: trứng, các loại hạt (đậu phộng), hải sản, lúa mì, rượu đỏ; những thực phẩm sinh lưu huỳnh như coca, thức ăn chiên bằng dầu ăn đã sử dụng trước đó…

Để giảm nguy cơ mắc suyễn, BS Hoa khuyên: Đối với các bà mẹ có trẻ ít nguy cơ dị ứng nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi, ăn ít muối. Đối với trẻ có nguy cơ dị ứng cao (có người thân bị dị ứng) cần kiêng cữ những thực phẩm dị ứng gây suyễn, hạn chế thức ăn mới, bú bình…

Theo Phụ nữ TP HCM

Meyeucon.org - 29/06/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • 4 cách phòng chống suyễn do gắng sức ở trẻ
  • Cách xử trí cơn suyễn của trẻ tại nhà
  • Trẻ xem tivi nhiều có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao
  • Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị suyễn
  • Trẻ tiếp xúc sớm với vi khuẩn làm giảm nguy cơ hen suyễn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn