Trẻ khoảng hơn 2 tuổi đã bắt đầu có sự thay đổi về mặt tâm lý, đôi khi chúng không chịu nghe lời cha mẹ. Điều gì đã làm chúng bướng bỉnh đến vậy? Nguyên nhân nào trẻ không chịu nghe lời?
1. Năng lực vận động của trẻ phát triển
Năng lực hoạt động của cơ thể trẻ ngày càng hoàn thiện hơn, chúng hy vọng mình có không gian sống độc lập, vì thế không ngừng đi thử sức đối với sự việc mới. Lúc này nhiều bà mẹ thường có hành vi ngăn cản và hạn chế trẻ, khiến trẻ không thỏa mãn, người mẹ tự nhiên lại phải đối mặt với tính cứng đầu của trẻ vì chúng không hề nghe lời.
Khi trẻ được khoảng 2 tuổi, chúng muốn vận động cơ thể của mình một chút, muồn sờ và chạm đến sự vật lạ, thông qua những hoạt động này chúng sẽ có được những kinh nghiệm cảm tính, phát triển năng lực vận động, đề cao khả năng nhận biết. Nếu bạn đóng vai trò người kiểm soát đối với trẻ, khi chúng muốn chạm đến cái gì đều bị từ chối, như thế càng kích thích thêm tính tò mò của trẻ, một khi có cơ hội chúng sẽ càng thử sức.
2. Giai đoạn tất yếu của sự phát triển về mặt tâm lý
Trẻ sau 2 tuổi, khả năng ý thức về bản thân mình bắt đầu phát triển, tính tự chủ và tính tích cực của hoạt động cũng tăng cao, chúng bắt đầu ý thức đến năng lực của chính mình, vì thế việc gì chúng cũng muốn tham gia. Nếu bạn áp đặt mình đối với trẻ, chúng sẽ phản kháng, thời gian dài trẻ sẽ không nghe lời.
3. Tính hiếu kỳ của trẻ không được thỏa mãn
Trẻ vốn có tính hiếu kỳ, muốn sờ và chạm tới bất cứ đồ gì. Nếu bạn không hiểu tâm lý tìm tòi hiếu kỳ của trẻ, cho rằng trẻ đang gây trò, đùa nghịch mà hạn chế hành vi của trẻ, thậm chí chỉ trách, mắng trẻ dễ làm trẻ bất mãn không nghe lời.
Đối phó thế nào khi trẻ không nghe lời?
Khi trẻ không biết nghe lời, bạn cần có những biện pháp khoa học:
1.Hiểu và tôn trọng trẻ
Khi trẻ bắt đầu không biết nghe lời là chúng đã bước đầu thiết lập tính tự tôn của mình. Lúc này trẻ muốn có không gian riêng, trẻ muốn có chỗ đứng bình đẳng như bạn, vì thế lúc này bạn đừng có can thiệp vào việc của chúng. Khi trẻ muốn tự mình làm gì, bạn hãy thỏa mãn nhu cầu của chúng, giúp đỡ chúng nếu có thể. Như thế có thể làm trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, như thế trẻ sẽ cảm thấy vui mừng và cảm giác thành công, tự nhiên trẻ sẽ trở thành người biết nghe lời.
2.Kịp thời phân tán sự chú ý của trẻ
Khi trẻ cảm thấy thích thú điều gì đó, chúng sẽ cố hết sức để làm cho bằng được, thậm chí có thể đề ra những yêu cầu vô lý, lúc này bạn không thể dùng bạo lực để ngăn cản chúng, mà nên có những trò thú vị khác để phân tán sự chú ý đối với những việc đó. Ví dụ khi trẻ muốn nghịch đồ thủy tinh trên bàn, bạn có thể đưa cho chúng một quả bóng da, đồng thời đưa chúng đến phòng khác và chơi cùng.
3.Thỏa mãn tính hiếu kỳ và những nhu cầu hợp lý
Để trẻ tránh xa những đồ vật dễ vỡ, cách đơn giản nhất là cung cấp cho những vật thay thế, đồng thời thiết lập những quy tắc nhất định, hạn chế tìm kiếm nhất định, vì thế khả năng phân biệt đồ vật của trẻ lúc này vẫn còn mơ hồ hạn chế.
Chủ động đưa cho trẻ những đồ chơi thú vị để gây sức thu hút của trẻ, đồn toàn bộ sự chú ý vào những hoạt động được thỏa mãn. Khi trẻ đề xuất nhu cầu hợp lý, đặc biệt nhu cầu nằm trong phạm vi của mình có thể giải quyết. Ví dụ trẻ đòi tự mình mặc quần áo, rửa mặt nên để trẻ tự mình làm, như thế trẻ cảm nhận thấy niềm vui.