Gần đến ngày sinh, bác sỹ chỉ định cho chị Lan phải mổ đẻ vì em bé trong bụng mẹ đã nặng tới 3,9kg. Chị thì lo lắng nhưng gia đình chồng lại hồ hởi vì cục cưng nặng ký.
Không riêng nhà chị Lan, nhiều gia đình khác rất sung sướng khi thấy con/cháu mình mang thai to. Nhiều mẹ bầu cố gắng ăn thật nhiều, gấp 2 – 3 lần ngày thường sao cho con càng to càng tốt. Tâm lý thường gặp là con có to khỏe mới dễ nuôi, nhiều sức đề kháng. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Thế nào được coi là thai nhi to?
Thai to toàn phần: là thai nhi to toàn thân. Đến ngày sinh, thai nhi có trọng lượng từ 3,7kg trở lên được gọi là thai to.
Thai to từng phần: là bào thai phát triển không cân đối. Từng phần của cơ thể bị phát triển hơn bình thường. Có thể là phần đầu, phần bụng, phần ngực của thai nhi phát triển rất to.
Thai nhi to nguy hiểm với người mẹ:
Nếu thai nhi to, cổ tử cung lớn sẽ gây chèn ép cơ hoành làm mẹ bầu dễ mệt mỏi, khó thở. Tử cung to cũng chèn ép vào tĩnh mựng vùng chậu, gây phù chân.
Quá trình chuyển dạ của mẹ bầu có thể gặp khó khăn, kéo dài đưa đến vỡ tử cung, băng huyết sau khi sinh, nặng hơn có thể dẫn đến suy thai.
Đầu thai nhi to, không lọt thấp, gây rối loạn cơn gò, thường là cơn gò cường tính, dễ gây vỡ tử cung của thai phụ. Nếu đầu thai nhi lọt thấp xuống thì cũng diễn tiến chậm trong quấ trình sinh nở. Đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, bướu huyết thanh to. Khi đầu đã sổ ra khỏi khung chậu của mẹ thì phần xương vai to dễ bị kẹt, không xử trí kịp thời, thai sẽ bị ngạt, chết. Hiện tại trong nhiều trường hợp, đầu thai nhi to, mặc dù cân nặng cũng ít, các bác sỹ cũng chỉ định mổ để không ảnh hưởng đến em bé.
Việc sinh khó có thể khiến mẹ gây tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Mất nhiều máu khiến mẹ có nguy cơ tử vong cao.
Thông thường, ở thành phố hiện nay, với những thai nhi to, các bác sỹ thường chỉ định mổ đẻ cho các sản phụ. Ở các vùng quê và tỉnh lẻ, do các điều kiện còn hạn chế, chị em lại có sức khỏe tốt, mang thai lên tới trọng lượng 4,3kg, các mẹ rặn đẻ bình thường.
Thai nhi to có nguy cơ mắc tiểu đường cao
Nguy hiểm đối với chính con
Những bé nặng cân, sau khi sinh dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt nguy hiểm như: hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Nặng nề hơn, tẻ có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não.
Trong quá trình lọt lòng, vì kích thước người to, nếu “bà đỡ” không cẩn thận, trẻ dễ bị gặp các thương tích như gãy tay, gãy xương đòn, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, gây liệt hai tay hoặc chết khi còn ở trong bào thai.
Trẻ sơ sinh thừa cân có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn những trẻ sơ sinh bình thường khác.
Những trường hợp mẹ có nguy cơ mang thai to
- Mẹ béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong khi mang thai
- Mẹ mắc bệnh tiểu đường. Đây được xem như là nguyên nhân chủ yếu của việc mang thai to
- Mẹ đã sinh nhiều lần
- Cha mẹ đều cao to, khi sinh em bé cũng cao to.
Tuy nhiên, không phải tất cả những phụ nữ có những đặc điểm trên đều sinh con to nặng cân. Vẫn có một số phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường vẫn sinh con có cân nặng bình thường. Và ngược lại, một số phụ nữ bé nhỏ, hoàn toàn khỏe mạnh lại mang thai rất nặng.
Để xác định thai nhi to hay không, các bác sỹ sẽ dựa vào các chỉ số của thai nhi khi siêu âm, xác định các dấu hiệu như bụng to, đầu em bé cao….
Không nên mang thai to quá:
Các mẹ mang bầu nên hạn chế ăn đường. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không phải cứ có bầu là phải ăn gấp đôi thường ngày cho cả mẹ và con. Khẩu phần ăn nên cân bằng giữa tinh bột, chất béo, chất đạm và vitamin. Không nên tăng quá 15kg trong một kỳ mang thai.
Thường xuyên khám thai định kỳ và làm xét nghiệm nước tiểu xem mình có bị đái tháo đường không.
Nếu các bác sỹ đã chỉ định là thai to, mẹ nên chọn phương pháp sinh mổ đẻ hạn chế những tai biến cho cả mẹ và con.