Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai phụ “ngã” bệnh do không xét nghiệm

Nhiều thai phụ đã bị sẩy thai, thai chết lưu, mổ lấy thai… chỉ vì không biết mình mắc hội chứng thận hư (HCTH) khi mang thai.

Trong khi đó, để xác định hội chứng này, bảo vệ được tính mạng cho cả mẹ lẫn con chỉ cần… 12.000đ xét nghiệm. Đã vậy, nhiều bệnh viện (BV) bỏ qua khâu xét nghiệm này vì ngành y tế chưa bắt buộc.

Một nghiên cứu mới đây của BV Chợ Rẫy TP.HCM cho thấy, trong số 55 thai phụ bị HCTH nguyên phát  có đến 83,7% không được xét nghiệm nước tiểu từ đầu thai kỳ để phát hiện và chẩn đoán đúng bệnh. Thai nhi được sinh ra hầu hết bị nhẹ cân, dưới 2,5kg.

Chỉ mất 12.000đ xét nghiệm

Mang thai ở tháng thứ tư, thấy hai chân phù nhưng chị H.T.B.C. 32 tuổi, ở Bình Phước nghĩ chỉ là do phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Đến tháng thứ sáu, chị mệt mỏi, phù nhiều hơn và thai bị chết lưu. Các bác sĩ (BS) BV Chợ Rẫy phát hiện nguyên nhân là do HCTH.

TS-BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng khám thai, BV Từ Dũ giải thích, thai phụ mắc HCTH thường bị thất thoát chất đạm theo nước tiểu, do đó, thai nhi thiếu dinh dưỡng, dẫn đến chậm tăng trưởng trong tử cung, sẩy thai, chết lưu, sinh non, sinh ra bị suy dinh dưỡng. Thai phụ cũng có thể bị biến chứng xơ vữa động mạch, suy thận, nhiễm trùng, tràn dịch màng phổi, suy dinh dưỡng, phù phổi…

Thai phụ cần được xét nghiệm nước tiểu ngay từ đầu thai kỳ dù chưa bị hội chứng thận hư

Hiện nay, dịch vụ siêu âm xem con trái hay gái, siêu âm màu, siêu âm ba chiều, quay phim trẻ trong bụng mẹ… đang “nở rộ”, dù tốn cả trăm ngàn đồng; trong khi xét nghiệm độ đạm trong nước tiểu để phát hiện sớm bệnh HCTH bảo vệ tính mạng cho cả mẹ lẫn con chỉ có 12.000đ nhưng bị bỏ qua.

Theo BS Châu Thị Kim Liên – Trưởng khoa Thận, BV Chợ Rẫy, vì việc xét nghiệm độ đạm trong nước tiểu xác định HCTH chưa có trong quy định của ngành y tế nên nhiều BV không chú ý thực hiện. Hầu hết, khi thai phụ ngã bệnh, các BV mới chuyển đi điều trị thận. Thai phụ thường vẫn tin tưởng để BS “tự xử”, trong khi BS am hiểu vừa thận vừa sản phụ khoa lại quá ít. Thậm chí, khi thai phụ bị phù do HCTH đã chuyển sang nặng vẫn cứ nghĩ do sinh lý cơ thể. Đó là lý do vì sao số thai phụ bị HCTH được chuyển lên BV Chợ Rẫy từ các tỉnh chiếm đến 67%, còn lại là ở TP.HCM. Đáng tiếc là nhiều bệnh nhân nhập viện quá trễ nên thai nhi đã tử vong, còn thai phụ chuyển sang suy thận mãn.

Tránh chạy thận suốt đời

ThS-BS Đặng Thị Hiện – Trưởng khoa Dịch vụ hậu sản, BV Hùng Vương TP.HCM cho biết, tỷ  lệ thai phụ  bị HCTH là 1/1.500. Thai phụ mắc HCTH do nhiều nguyên nhân như: bệnh thận lupus, bệnh thận tiểu đường, bệnh thận cấp hoặc mãn… nhưng thường gặp nhất là do tiền sản giật. Khi thai phụ bị phù với kết quả xét nghiệm nước tiểu có đạm cao trên 3g trong 24 giờ, nghi ngờ có HCTH, cần phải xét nghiệm máu xem đạm máu có giảm và lipid máu có tăng không.

Ở phụ nữ có thai, vào ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn nên sẽ ép tĩnh mạch chủ dưới của  thai phụ gây phù, nhưng triệu chứng này là lành tính. Còn phù do thận có thể phù ở bất kỳ thời điểm mang thai nào, không nhất thiết phải cuối thai kỳ. BS Châu Thị Kim Liên khuyến cáo, bệnh nhân phù từ tháng thứ năm thai kỳ trở đi rất khó chẩn đoán phân biệt giữa HCTH nguyên phát  với phù do tiền sản giật và việc điều trị cũng khó khăn hơn. Do đó, để phát hiện bệnh sớm, thai phụ nên xét nghiệm độ đạm trong nước tiểu ngay từ đầu thai kỳ, nếu có bất thường trong nước tiểu, nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa Thận càng sớm càng tốt

Khi bị HCTH, thai phụ phải được điều trị sớm vì khả năng giữ được mạng sống cho thai nhi vẫn rất cao và tránh được biến chứng cho thai phụ. Hiện chi phí điều trị rất rẻ, tính cả thuốc men và chi phí khác, mỗi ngày chỉ tốn khoảng 20.000đ, đó là chưa kể được BHYT chi trả.



Meyeucon.org - 02/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Bà mẹ có kinh nguyệt bình thường nhưng vẫn mang thai
  • Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh
  • Có phải phụ nữ mang thai bị stress và hay sử dụng các chất gây nghiện sẽ khiến thai nhi bị đồng tính?
  • Hai bé chào đời từ tinh trùng người bố quá cố
  • Chọn sản phẩm chống rạn da cho bà bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn