Ông bà, bố mẹ đua nhau sắm quần áo, các loại váy cho Trà My. Tủ quần áo của con luôn trong tình trạng đầy chật. Bé thì ham ngắm vuốt, làm đẹp, muốn gì được nấy.
Nhân tố đầu tiên tạo “cơ hội” cho bé điệu đà phải kể đến sự nuông chiều con của các ông bố, bà mẹ. Đối với nhiều bậc phụ huynh, việc cho con trẻ chưng diện cũng là một hình thức thể hiện sĩ diện và bộ mặt của gia đình. Nhưng có mấy bậc cha mẹ nào thấy được hậu quả lâu dài tác động đến trẻ.
Trường hợp của bé Trà My ( Hà Nội) đã chứng minh cho việc bé điệu phần lớn là do cách chiều con của cha mẹ. Kinh tế gia đình khá giả nên ngay từ nhỏ bé đã được bố mẹ yêu chiều hết mực. Ông bà, bố mẹ đua nhau mua sắm váy áo các loại cho My, tủ quần áo của cô bé luôn ở trong trạng thái chật hẹt. Cứ thế, My quen sống trong “nhung lụa” nên sinh ra lười nhác, chỉ ham ngắm vuốt, làm đẹp và muốn gì được nấy.
Cũng giống như Trà My bé Bảo Trâm( TP Hồ Chí Minh) được bố mẹ gọi là “cục cưng” yêu chiều hết mực. Vào những ngày nghỉ cuối tuần Bảo Trâm được mẹ “ đền bù” bằng việc cho con đi mua sắm. Áo quần dù mới mặc được vài lần nhưng bé Trâm ít phải mặc lại chúng vì mỗi tuần Bảo Trâm đều có quần áo mới. Lâu dần, Bảo Trâm trở nên kiêu kỳ trong cách lựa chọn trang phục, chỉ mặc những bộ đồ mình thích, ai nói thế nào bé đều dứt khoát không nghe.
Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình xinh đẹp giỏi giang nhưng việc yêu chiều con cũng cần có những phương pháp thích hợp. Không nên cho con ăn diện và trang điểm quá sớm sẽ khiến trẻ kiêu căng và sinh ra thói ích kỷ, già trước tuổi.
Những biểu hiện của bé “điệu”
Giúp các bậc phụ huynh biết được “ việc làm nào chứng tỏa bé điệu” chúng tôi đã có cuộc tham khảo ý kiến của các bác sĩ khoa Tâm Bệnh ( BV Nhi TW). Những biểy hiện sau cho thấy con bạn đã điệu quá.
- Ăn mặc cầu kỳ: Bé hay ăn mặc cầu kỳ về màu sắc, kiểu cách, kèm theo những phụ kiện khác như: giầy dép, kiểu tóc, vòng tay,..
- Chú ý đến hình thức: bé thường chú ý đến hình thức bên ngoài như: soi gương, ngắm vuốt, chải chốt, nhiều bé còn lấy đồ trang điểm của mẹ và chị để tự trang điểm hoặc đòi người khác phải trang điểm cho mình.
- Đua đòi: khi xem phim thấy các nhân vật nhí ăn mặc đẹp, để kiểu tóc đẹp hoặc thấy bạn bè có gì hay, đẹp, mới lạ là bé đòi bố mẹ mua cho bằng được bất chấp việc những thứ đó có hợp với mình hay không.
- Nũng nịu: tác phong, giọng nói, điệu bộ của bé thường kiểu cách, nũng niệu, điệu bộ, hay nhõng nhẻo với người lớn. Bé thích được người khác khen là mình đẹp.
- Chọn bạn chơi: để tỏ ra mình là người “ sành điệu” bé hay chọn những bạn cũng điệu đà kiểu cách giống mình hoặc hơn mình để kết chạn. Bé thường chê bai những bạn khác là mặc quần áo xấu, có cái kẹp tóc xấu.
- Thần tượng: bé hay tỏa ra thích một ca sĩ hay diễn viên nào đó hát hay, đẹp trai hoặc đẹp gái bé thường bắt cha mẹ mình mua đĩa nhạc của ca sĩ đó hoặc bé theo dõi phim do các thần thượng của mình diễn, bé hay có những lời nói, cử chỉ giống các thần tượng của mình.
Từ nhỏ, mẹ đã diện cho bé, dễ khiến bé sinh hư
Hậu quả khi bé “điệu” quá
Khi bé điệu ở một chừng mực nào đó cũng rất đáng yêu, dễ thương, ngây thơ nhưng nếu lúc nào bé cũng cứ điệu đà quá mức sẽ làm mất đi tính ngây thơ của trẻ con. Bé sẽ có những nhận xét về người khác qua hình thức bên ngoài, bé có thể nói năng như “bà cụ non” khi đưa ra những lời nhận xét về một việc. Khi điệu quá bé sẽ trở nên đòi hỏi và muốn mình luôn được khen ngợi và là trung tâm chú ý của mọi người.
Nhiều bé khi ăn mặc điệu đà thường ngại lao động vì bé sợ hỏng trang phục, bẩn chân tay, sợ mệt mỏi. Từ đó bé dần hình thành thói quen xấu là hay đòi hỏi hưởng thụ mà không giúp đỡ công việc trong nhà và không giúp đỡ người khác khi cần.
Cha mẹ nếu như cứ làm điệu cho con sớm sẽ khiến trẻ sinh hư. Trước hết là sự ích kỉ, đòi hỏi được đáp ứng những sở thích của mình cho bằng được ở trẻ, thậm chí trẻ trở nên kiêu căng. Dần dần, khi lớn lên, thói quen chỉ ham ăn diện, đua đòi với bạn bè sẽ càng làm con trẻ không thể chú tâm vào học tập.
Sự giúp đỡ từ cha mẹ
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ có suy nghĩ dùng tiền để đáp ứng mọi ý thích của con cái mà không dạy con về “bổn phận và trách nhiệm”. Khi trẻ có xu hướng chỉ biết hưởng thụ ngay từ nhỏ thì việc uốn nắn và dạy dỗ trẻ sẽ sau này trở nên vô cùng khó khăn. Bởi vậy, yêu chiều con đúng mực và “Dạy con từ thủa còn thơ” là một điều vô cùng cần thiết để tạo hành trang vốn sống cho con sau này.
Để giúp con mình hết điệu đà, lấy lại sự ngây thơ trong sáng vốn có ở tuổi thơ của bé. Đầu tiên cha mẹ nên giải thích cho bé hiểu về cái đẹp đấy là sự phù hợp với môi trường sống, học tập, sinh hoạt và hài hòa với mọi người. Khi bé đòi hỏi mua sắm cái này cái kia, cha mẹ nên giải thích nhẹ nhàng cho bé hiểu thế nào là vừa phải, là phù hợp. Khi bé nói năng điệu đà qúa người lớn nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé giúp bé nói rõ ràng mạch lạc. Khi bé hờn dỗi hoặc cáu gắt ta phải hiểu lý do và bình tĩnh khuyên bảo.
Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho bé mặc trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Cha mẹ, ông bà cần hướng cho bé tham gia việc nhà, quan tâm chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ bạn bè, vui chơi hợp lý,…Khi bé có tham gia tích cực những công việc đó sẽ hình thành nên những đức tính tốt và dần dần những kiểu cách điệu đà cũng sẽ giảm dần.
Tóm lại, cha mẹ nên quan tâm đến sở thích của bé để có ứng xử và định hướng thích hợp, giúp bé phát triển thẩm mỹ phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình và môi trường sống, đồng thời có đồi sống nội tâm phong phú.