Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là loại bệnh lý lây nhiễm thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng ban đầu là nổi mụn đỏ và phát nhanh khắp người, kèm theo sốt, sổ mũi, ho…

Diễn tả bệnh trạng – Triệu chứng ban đầu

Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi khuẩn gây ra. Siêu vi bệnh thủy đậu còn gọi là siêu vi bệnh trái rạ. Nó cùng loại siêu vi gây bệnh “giời ăn”. Bệnh thủy đậu thường bắt đầu từ một mụn đỏ, nhưng nhiều mụn sẽ phát rất nhanh, kèm với nóng sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho và cảm thấy rất mệt. Các mụn đỏ bắt đầu nổi trên ngực và sau lưng, rồi lan lên mặt, da đầu, cánh tay và chân. Mụn đỏ có thể phát ra khắp người, bên trong lỗ tai, trên mí mắt, bên trong mũi và ngay trong âm đạo, khắp mọi chỗ. Mụn đỏ tiếp tục lan trong ba hay bốn ngày. Những mụn này thường rất ngứa.

Chỉ sau vài giờ các mụn nổi phồng lên thành mụn nước. Nó có thể chứa đầy nước vàng. Sau chừng một ngày, chất nước trở nên màu đục. Các mụn nầy dễ vỡ ra và đóng vảy. Các mụn sẽ lần lượt lành theo giai đoạn khác nhau, có mụn lành nhanh hơn những mụn khác, do đó người bệnh có thể bị các mụn đỏ trong các giai đoạn khác nhau cùng một lúc. Có người bị bệnh lướt qua nhẹ với chỉ vài mụn thôi. Có người khác bị khủng khiếp đến hàng trăm mụn ngứa . Trong gia đình có nhiều con, bệnh có thể kéo dài đến nhiều tuần, vì bệnh phải qua thời gian ủ khá lâu.

Thời gian ủ bệnh

Cha mẹ thường không biết lúc nào con em gặp phải bệnh thủy đậu. Có em có thể tiếp xúc với bệnh thủy đậu mà không bị lây. Nhưng nói chung thì bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện từ khoảng 1O đến 21 ngày sau khi trẻ em có tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.

Thời gian lây nhiễm

Bệnh thủy đậu là một bệnh thông thường của trẻ em và rất dễ bị lây nhiễm. Trẻ em bị nhiễm trùng từ hai ngày trước khi mụn đỏ nổi lên và tiếp tục lây cho đến khi tất cả các mụn nước đóng thành vảy. Thông thường, việc này kéo dài 7 ngày. Các em phải tránh đến nơi giữ trẻ hay trường học trong lúc bệnh đang lây. Siêu vi khuẩn nầy dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi .

Ngoài ra, có thể bị lây bệnh thủy đậu từ quần áo có dính chất mủ tươi từ các mụn của người mang bệnh. Một khi tất cả các mụn đóng thành vảy thì người này không còn là mầm lây bệnh nữa. Trẻ em có thể đi học lại 7 ngày sau khi những mụn đỏ đầu tiên phát hiện, miễn là các mụn đều đóng thành vảy.

Bệnh thủy đậu thường xảy ra cho trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. Nếu có một người trong nhà bị bệnh thủy đậu thì người khác chưa từng mắc qua bệnh ấy hầu như chắc chắn sẽ là người kế tiếp mắc bệnh.

Cách chữa trị

  • Đa số trẻ em bị bệnh thủy đậu đều không cần chữa trị. Có thể dùng thuốc nước Calomine Lotion TM thoa lên mụn để giảm ngứa.
  • Nếu bị sốt nóng hay đau đớn, cho cháu uống thuốc Panadol TM hoặc Tylenol TM. Không bao giờ cho cháu uống thuốc aspirin vì có nguy cơ gây ra Hội chứng Reyes (Reyes Syndrome), một bệnh trầm trọng và hiếm xảy ra.
  • Bệnh thủy đậu có thể được tiêm phòng.

Cách ngừa mang sẹo

Loại nhiễm vi trùng cấp hai có thể gây ra do các em gãi các mụn ngứa, làm thành sẹo.

Để tránh mang sẹo:

  • Hãy mặc loại quần áo mỏng hoặc quần áo ngủ nhẹ
  • Hãy cắt móng tay của cháu càng ngắn càng tốt.
  • Thử cố gắng mang bao tay cho các bé nhỏ.
  • Thử ngâm trong bồn nước ấm 20 phút, ba lần mỗi ngày, có pha với muối baking soda hoặc loại thuốc tắm có chất oatmeal.
  • Thay quần áo và vải trải giường của cháu hằng ngày.
  • Thoa loại kem lỏng làm dịu ngứa như Calomine Lotion TM.
  • Nếu cháu ngứa ngáy không yên và muốn gãi các mụn, bác sĩ gia đình có thể giới thiệu một loại thuốc chống ngứa.

HÃY GHI NHỚ

  • Hầu hết các trường hợp bệnh thủy đậu đều nhẹ và trẻ em sẽ được hoàn toàn hồi phục.
  • Da có thể thành sẹo nếu cháu gãi lên chỗ nổi hạt mụn và chỗ ấy bị nhiễm trùng.
  • Để giảm sốt hoặc đau đớn, hãy cho cháu uống Panadol hoặc Tylenol, đừng cho uống aspirin (nên cho đúng liều lượng theo lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ).
  • Cần cho cháu đi khám bác sĩ nếu cháu bị lên cơn sốt cao hoặc ốm nặng, chẳng hạn như bị ngầy ngật buồn ngủ , thở nhanh hoặc nôn mửa nhiều.

Bài viết được dịch từ tài liệu nước ngoài. Xin tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất

Meyeucon.org - 06/02/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ cần chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu
  • Đối phó với dịch thủy đậu cho trẻ như thế nào?
  • Cách chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu
  • Điều trị thủy đậu cho trẻ tại nhà
  • Phòng chống bệnh truyền nhiễm: cần chủ động tiêm ngừa

Bình luận

  1. Đào Bích Hằng đã bình luận

    02/01/2014 at 3:18 chiều

    Bác sỹ cho em hỏi bị thủy đậu có ai bị nổi hạch ở cổ ko ạ ,con nhà em cháu 12 tuổi có nốt đi kham bác sỹ nói bị thủy đậu nhưng cháu lại có nổi hạch ở cổ dưới tai trái làm em rất lo .xin bác sỹ cho em biết có ai bị thủy đậu mà nổi hạch ko ạ .Bắc sỹ chỉ cho em với em xin cảm ơn Bác sỹ nhiều

    Trả lời
  2. lê thị quyên đã bình luận

    18/02/2013 at 9:06 chiều

    be nhà em năm nay 3.5 tuổi bé bị thủy đậu do lây bé nhà bên cạnh. hiện giờ em của bé mới được 2 tháng tuổi liệu tỉ lệ lây nhiễm từ chị sang em có cao ko. bác sĩ chỉ giúp em cách điều trị bệnh cho bé chị và cách phòng tránh ko lây nhiễm sang em của bé.
    trân thành cảm ơn nhiều.

    Trả lời
  3. Thu Hiền đã bình luận

    28/01/2013 at 2:40 chiều

    Thưa BS.cháu năm nay 25t mới bị thủ đậu.Mới đầu lên 1 đến 2 nốt đỏ va ngứa.sau 1 ngày lên nhiều nốt đỏ ở người và mặt.Xin cho cháu hỏi cách chữa trị bệnh thủy đậu và ko để lại sẹo.Cháu xin cảm ơn

    Trả lời
  4. Lương Mạnh Duy đã bình luận

    15/07/2012 at 4:33 chiều

    Chào bác sĩ, cháu năm nay 28 tuổi, hôm nay tình cờ cháu phát hiện trên lưng có vài vết phỏng.cháu đi khám bác sĩ thì bác sĩ ko dám chắc là có phải bệnh thủy đậu ko.bác sĩ cho cháu thuốc xanh methylen về để bôi vào.cháu vẫn ko thấy ngứa như triệu chứng của nó.cháu hy vọng bác sĩ sẽ bớt chút thời gian quý báu của mình tư vấn giúp cháu.cháu xin cảm ơn bác sĩ!

    Trả lời
    • nguyen ngoc tuan đã bình luận

      15/10/2013 at 3:39 chiều

      chao cac bs em nam nay 22t bi noi mun do dy benh vien kham thi dc cac bs cho bit la benh thuy dau. ngay day tien chi noi co 3 cham’ do~ thay nong trong nguoi kho chiu. ngay thu 2 thi noi len mat. va co nhiu cho noi phong` len ngay thu 3 thi noi len lung wa nhiu cho khac va nhiu` cho phong` len . cho e hoi co phai benh tuy dau. khong . bay h toan than e cho nao cung noi~ , dy kham o benh vien dc cho thuoc uong sao e thay cang ngay cang noi nhiu hon . neu day la benh thuy dau co cach nao dieu tri ? co kien an nhung thu j ko ? va lam the nao de khong de lai vet seo. xin cac bs tu van dum` e cam on.

      Trả lời
      • Đào Bích Hằng đã bình luận

        02/01/2014 at 2:36 chiều

        cho cháu hỏi bệnh thủy đậu có bị nổi hạch ở cổ không ạ ,con cháu 12 tuổi cháu thấy bị nổi nốt đi khám bác sỹ nói bị thủy đậu nhưng cháu phát hiện có hạch ở cổ dưới tai trái cháu đang phải theo dõi nhưng cháu rất lo .Cho cháu hỏi có trường hợp nào bị thủy đậu mà nổi hạch ko ạ ,xin bác sỹ cho cháu biết cháu xin cảm ơn nhiều

        Trả lời
  5. dinh hoang hiep đã bình luận

    22/03/2012 at 12:51 sáng

    chào bs năm nay cháu 17 tuổi cháu đang bi thủy đậu cách đây 3 ngay,lúc đầu cháu chỉ bị mấy cái mụn nước nhưng bây giờ cháu nghe các a chi trên mạng nói là được nằm quạt máy và được tắm gội bình thường cháu đã làm theo thế và kết quả là mụn moc mỗi lúc một nhiều và lại rất ngứa.mong bs cho cháu lời khuyên.

    Trả lời
  6. bibi đã bình luận

    21/12/2011 at 6:18 chiều

    thưa BS cháu học lớp 11 ,đầu tiên cháu có biểu hiện hơi nhức đầu trán hơi nóng->ngứa ở ngực và lưng,trên mí mắt và mặt có những chấm đỏ(cả lưng,tay,ngực,ngoài vùng âm đạo.)chưa lan xuống chân.vậy là cháu bị thủy đậu.vậy mong Bs tư vấn cho cháu cách chữa trị trong những ngày đầu .và làm thế nào ko để lại sẹo(vì ko biết nên cháu đã lấy ngón tay bấm và làm cho mụn bị vỡ ra)BS help me .h` là ngày thứ 2 cháu có biểu hiện của bệnh

    Trả lời
  7. Nguyễn Ánh Ngọc đã bình luận

    23/07/2011 at 1:42 chiều

    xin bs cho cháu hỏi, cháu gái cháu bị thủy đậu đã hơn 10 ngày, các nốt phỏng dạ lên đã bớt đi nhiều, tuy nhiên, đến mấy hôm nay, cháu bé bị ho nhiều và có hiện tượng sốt nhẹ. xin hỏi, triệu chứng ho và sốt nhẹ trên có nguyên hiểm và ảnh hưởng gì ko ah? cách điều trị tốt nhất hiện tại cho triệu chứng này là gì ah? cháu xin cảm ơn.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      29/07/2011 at 5:12 sáng

      Bạn nên cho bé đi khám mỗi khi bé sốt, ho không nên tự ý quyết định dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, vì diễn biến bệnh ở trẻ nhỏ khó lường (chắc hiện tại bé đã đi khám và điều trị).

      Trả lời
  8. nguyễn thị mai trang đã bình luận

    06/06/2011 at 11:07 chiều

    phòng cháu có 1 em bị thủy đậu đã 5 ngày. 2 hôm nay cháu ăn uống đầy đủ và cố gắng tập thể dục để tăng cường sức đề kháng. Cháu có bôi thuốc Xanh Metylen cho em ấy 1, 2 lần, và khoảng cách gần nhất lúc em ấy bị bệnh là 1m. Tuy nhiên trước khi phát hiện em ấy bị thủy đậu thì cháu không để ý lắm nên thường xuyên tiếp xúc. Tối nay sau khi tắm xong, cháu phát hiện thấy một vài nốt mẩn đỏ, có mụn nước ở giữa, gây ngứa. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên cháu nên làm thế nào?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      07/06/2011 at 7:13 sáng

      Đã biết thủy đậu thì phải nghỉ ở nhà có ý thức tránh lây sang người khác. Bây giờ cháu cũng thấy hiện tượng giống như thế thì nên tự cách ly mình theo dõi vài hôm. Tăng cường uống nước trái cây có hàm lượng vitamin C cao như cam, chanh, bưởi, xoài…Không nên gãi, để giảm ngứa có thể bôi kem Phenergan xung quanh. Lấy đầu tăm bông chấm Xanh-Methylen lên mụn nước. Cháu và người thân trong nhà cùng thường xuyên súc miệng nước sát khuẩn và rửa tay xà-phòng. Không nên tắm chỉ lau người bằng nước cỏ mực hay còn gọi là cỏ chân vịt bán ở các hàng lá xông.

      Trả lời
  9. thanh xuan đã bình luận

    27/04/2011 at 7:58 chiều

    lop chau co mot nguoi bi thuy dau nhung khong cach ly. vay cho hoi nguoi bi thuy dau voi nguoi khong bi nen ach ly bao nhieu met ?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      28/04/2011 at 4:55 sáng

      Nên đề nghị bạn đó nghỉ học. Nhưng có đúng là thuỷ đậu không hay là phát ban Rubella? Đang có dịch phát ban Rubella nên khả năng bạn đó nhiễm R thì hợp lý hơn. Rubella hay thuỷ đậu đều lây qua hô hấp, cháu nên súc họng, miệng nước sát khuẩn, rửa tay xà-phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vận động mọi người cùng làm theo để phòng bệnh.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn