Lo lắng có thể là một phần không thể thiếu khi phụ nữ mang thai giống như khi người ta thèm của chua hoặc kem, nhưng có một vài điều phụ nữ mang thai thường hay lo lắng mặc dù thực tế không có gì đáng lo cả.
1. Tôi lo rằng chứng ốm nghén đang làm mất dinh dưỡng của thai nhi.
Bạn không phải việc gì phải lo lắng nếu bạn không thể ăn được bất kỳ thứ gì khác ngoài sô đa, bánh quy và bánh mỳ nướng. Những cơn ốm nghén thường không có gì để bạn phải lo lắng vì cơ thể có thể dự trữ lượng dinh dưỡng nhất định cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn bị háo nước, sụt cân, ốm yếu trong thời gian này, hoặc bị tiểu đường, thì bạn mới nên quan tâm nhiều và cần phải đi khám bác sĩ ngay.
2. Tôi lo rằng quan hệ tình dục sẽ làm em bé bị đau
Tình dục được xem như tuyệt đối an toàn cho hầu hết các cặp vợ chồng đã từng trải qua thời kỳ mang thai với ít rủi ro. Bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn không nên thổi bùng ngọn lửa đam mê nếu bạn đã từng bị chảy máu âm đạo, bị chẩn đoán là có liên quan đến nhau tiền đạo, các màng nhầy bị rách, hoặc nếu bạn có tiền sử sinh non hoặc trở dạ sớm.
3. Tôi lo rằng lượng acetaminophen tôi dùng tuần trước có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi
Mang thai không phải là một bài thể dục dài 9 tháng trong sự đày đọa và khổ sở. Hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng sẽ không có vấn đề gì khi đầu hàng và uống một liều acetaminophen nếu bạn bị lên cơn đau đầu. Nếu bạn quan tâm đến những rủi ro do một số loại thuốc cụ thể đem lại, tốt nhất bạn đi khám bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống thuốc. Bạn sẽ tự giải thoát mình khỏi nhiều nỗi lo lắng.
4. Tôi vừa bị ngã sáng nay. Tôi sợ rằng tôi sẽ làm em bé bị đau
Nếu bạn không bị chạm bụng xuống đất thì có lẽ em bé sẽ không sao. Cơ thể bạn đang dần thay đổi để bảo vệ cho bé. Thông thường, sẽ không có vấn đề lớn phải quan tâm trừ khi bạn bị chảy máu âm đạo hoặc bị ra nước ối. Dĩ nhiên nếu bạn đã từng bị ngã đau nghiêm trọng hơn hoặc bị tai nạn ô tô, tốt nhất là nên chú ý và đi khám bác sĩ.
5. Trong suốt thai kỳ tôi tập thể dục có được không? Tôi không thể không lo rằng tập thể dục sẽ ảnh hưởng xấu đến em bé.
Hầu hết những phụ nữ gặp ít rủi ro khi mang thai đều có thể tiếp tục chế độ như trước lúc mang thai. Thực tế, duy trì hoạt động cơ thể sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cả mẹ và thai nhi. Dĩ nhiên, nhiều phụ nữ đã trải qua những biến cố khi mang thai hoặc có nguy cơ bị sinh non thì nên lập ra một kế hoạch hoạt động cho đến ngày sinh nở. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
6. Tôi lo lắng tôi không đi máy bay được khi mang thai.
Nếu máy bay có khoang ép chân không thì bạn sẽ an toàn khi đi máy bay. Tuy nhiên, bạn sẽ muốn đứng dậy và đi lại hoặc cử động chân tay vào những giờ chuyển giao máy bay để máu không bị đông cứng ở chân. Một việc quan trọng khác liên quan đến việc đi du lịch bằng máy bay: Đừng ngạc nhiên nếu bạn có yêu cầu phải có giấy đồng ý của bác sĩ cho phép bạn sẽ không sinh em bé trong vòng 6 tháng tới. Hầu hết các hãng hàng không đều không muốn có một chuyến bay có phụ nữ sinh em bé ngay giữa không trung.
7. Tôi có nên ngừng sử dụng máy vi tính khi tôi đang mang thai? Tôi sợ dùng nhiều máy vi tính sẽ có hại cho em bé.
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định máy vi tính có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Chỉ có một vấn đề liên quan đến mang thai đã được dẫn chứng là nguy cơ tăng hội chứng ống xương cổ tay.
8. Tự nhiên có ngày bé hoạt động tích cực các ngày khác. Tôi có nên lo lắng không?
Mức độ hoạt động của bé có thể khác từng ngày. Miễn là bạn cảm thấy ít nhất 10 bước vận động trong vòng 6 tiếng đồng hồ thì bé không có vấn đề gì xảy ra.
9. Tôi lo rằng tôi sẽ sinh trên đường đến bệnh viện
Trừ khi bạn gặp triệu chứng sinh nhanh rất khác thường thì bạn sẽ không phải lo lắng gì cả. Thông thường chỉ có một vài nguyên nhân nhỏ dẫn đến việc bạn bị sinh sớm trên đường đến bệnh viện.
10. Tôi lo rằng tôi sẽ sinh chậm. Sinh chậm có bị ảnh hưởng đến em bé không?
Hầu hết các bác sĩ sẽ bắt đầu theo dõi thai nhi khi mẹ đi siêu âm, nếu bé bị sinh chậm một tuần bạn hãy đếm các động tác đạp chân của bé để theo dõi mức độ hoạt động. Nếu khi bác sĩ kết luận rằng bé cần phải được sinh ra chứ không được ở trong bụng mẹ nữa, bạn sẽ phải sinh sớm và không được chần chừ nữa. Trong khi chờ đợi, đừng lo lắng nếu bé ra muộn nhưng đúng thời điểm.