Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bé mọc răng, mẹ phải làm gì đây?

Mọc một chiếc răng mới khiến cho bé đau nhức vô cùng. Nhưng cũng may là mẹ sẽ có những lời khuyên quý báu giúp bé bớt đau từ các chuyên gia.

Bắt đầu mọc răng sữa

Hỏi: Bắt đầu từ lúc mọc răng đến lúc mọc hết cả hàm mất bao nhiêu thời gian?

Trả lời: Bắt đầu từ tháng thứ 3, trẻ sơ sinh bắt đầu có những dấu hiệu bên ngoài là đang mọc răng. Trẻ có nhiều nước bọt và hay cho tay vào miệng hơn. Việc chảy nước dãi này kéo dài vài tuần trước khi bạn nhìn thấy chiếc răng bé xíu đầu tiên của bé. Bé thường có chiếc răng đầu tiên hoàn chỉnh từ 5-12 tháng tuổi. Răng cửa hàm dưới mọc trước rồi đến răng cửa hàm trên. Thông thường đến tuổi thứ 2 thì bé mọc hết cả hàm răng sữa.

Bé ốm sốt khi mọc răng

Hỏi: Làm thế nào mà mẹ có thể biết được con đang mọc răng? Chỉ ốm sốt thôi ư?

Trả lời: Bố mẹ đều biết rằng mọc răng có thể khiến con bị ốm, thậm chí là sốt nhẹ. Nếu bé sơ sinh có thân nhiệt tăng, khó chịu quá mức, kém ăn, ngủ nhiều, hay có những triệu chứng khác như: nôn, ho, mẩn đỏ thì có thể mọc răng không phải là thủ phạm chính. Bạn nên liên lạc với bác sĩ để biết chính xác con bị làm sao.

Trẻ có thể bị sốt cao khi mọc răng

Bị đau về đêm

Hỏi: Triệu chứng đau do mọc răng càng trở nên tồi tệ hơn trong đêm? Vì sao lại thế?

Không có lí do cụ thể tại sao mọc răng lại khiến cho trẻ khó chịu hơn vào ban đêm nhưng rất nhiều bố mẹ thấy con khó chịu hơn khi đêm về. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn do trẻ bị mệt. Suốt cả ngày dài, trẻ đã thức, chơi và có những thứ để tập trung và tạm thời làm quên cơn đau nên ban đêm trẻ có cảm giác đau hơn.

Chảy nước dãi làm mẩn đỏ

Hỏi: Con bị chảy nước dãi quá nhiều và làm cằm bị mẩn đỏ. Phải làm sao?

Trả lời: Tiếp xúc thường xuyên với nước dãi có thể khiến da xung quanh cằm bị mẩn lên. Hãy bôi một chút vaseline để làm giảm tiếp xúc của nước bọt với làn da nhạy cảm. Cũng không nên dùng khăn lau nước bọt đi mà chỉ nên đặt vào thấm khô đi để tránh cọ xát nhiều.

Có thể dùng biện pháp giảm đau cho con

Giảm đau

Hỏi: Thuốc nào giảm đau tốt nhất: Tylenol hay Motrin?

Trả lời: Mọc răng có thể gây khó chịu vì răng chồi lên trên lớp lợi nhạy cảm. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, một liều acetaminophen hay ibuprofen có thể được dùng để giảm đau.

Giảm đau tự nhiên

Hỏi: Có phương pháp tự nhiên nào tôi có thể dùng để giúp con giảm đau không?

Trả lời: Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, việc nhai hay ngậm miếng vải lạnh, vòng đeo răng lạnh có thể giúp làm gảim đau. Nếu bạn thấy con cần cái gì khác nữa thì acetaminophen cũng có thể hỗ trợ. Có nhiều người lấy dầu cây đinh hương để giúp con giảm đau nhưng bạn cần lưu ý là nó có thể làm bỏng lợi và da của con. Do đó, tốt nhất là không nên dùng.

Chăm sóc

Hỏi: Khi con đã mọc răng thì cách tốt nhất để chăm sóc cho chiếc răng sinh là gì?

Trả lời: Ngay khi chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện thì mẹ hãy nhẹ nhàng lau rửa răng bằng miếng vải mềm hoặc bàn chải đánh răng mềm dành cho trẻ sơ sinh. Bạn không cần phải dùng kem đánh răng cho con. Khi con được 1 tuổi thì có thể dùng bàn chải mềm cùng kem đánh răng không có flour.

Meyeucon.org - 06/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Trẻ mọc răng

Bài viết liên quan

  • 5 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng
  • Khi trẻ mọc răng cần đảm bảo dinh dưỡng như thế nào?
  • Chăm sóc bé khi mọc răng
  • Phương pháp chỉnh hình răng mới Invisalign teen ở trẻ em
  • Kinh nghiệm giảm cơn đau mọc răng

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn