Tiền bạc cũng là một chủ đề khá nhạy cảm, đặc biệt là trong gia đình. Đôi khi chúng ta tránh nhắc về vấn đề này vì nó không lịch sự cho mấy, nhưng chúng ta cần biết cách quản lý tiền bạc và dạy trẻ sử dụng tiền bạc.
Bình thường, trẻ không có cái nhìn tổng quan về vấn đề tài chính của gia đình. Thậm chí ngay cả khi chúng ta giảng cho trẻ hiểu về sức mạnh của đồng tiền, quản lý và tiết kiệm nó.
Khi gia đình gặp sự thay đổi lớn về tài chính và ảnh hưởng đến tinh thần, trẻ cũng sẽ phần nào nhận thức được tài chính của gia đình. Lúc này chúng sẽ hiểu sự khó khăn về tiền bạc khi cha mẹ nói không có khả năng mua hoặc sắm sữa một đồ vật gì đó.
Đối với trẻ nhỏ tuổi
Khi trẻ còn quá bé, nếu bạn dạy cho chúng biết tiền về quá sớm, chúng cũng không thể hiểu tường tận về thu nhập trong gia đình. Bạn có thể nói chung chung để chúng hiểu tổng quát về con số tài chính, như mức thu nhập, tiền học phí, du lịch….con số chỉ mang tính tổng quan để trẻ hiểu, không cần để chúng hiểu chi tiết. Đối với lứa tuổi còn quá nhỏ chỉ nên nói một cách chung, không cần để trẻ biết quá nhiều về vấn đề tài chính.
Đối với những đứa trẻ lớn hơn
Khi trẻ lớn hơn một chút, đặc biệt là vào lứa tuổi thiếu niên, chúng cần nhận thức rõ ràng về thứ mình chi tiêu. Chúng nên có những buổi thảo luận về tiền bạc tài chính và những thứ chi tiêu tại trường học, đồng thời chúng cần biết được sự hỗ trợ tài chính từ phía gia đình.Tuy nhiên không nên cho trẻ biết quá rõ về mức lương hàng năm hoặc những chi tiêu khác bằng con số quá khó hoặc cụ thể.
Có nhận thức về tiền nhưng không được chi tiết
Giáo dục để trẻ hiểu biết về tiền bạc và vấn đề tài chính gia đình theo từng thời gian để chúng hiểu được giá trị tiền bạc thế nào và những vất vả để kiếm được đồng tiền. Tuy nhiên bạn không được dạy chúng qua chi tiết, bởi trẻ sẽ trở nên tính toán khi tiếp xúc với tiền bạc.