Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Vì sao phải tiêm vaccine nhắc lại?

Gần đây, một số dịch bệnh ở trẻ em mặc dù đã được tiêm chủng vaccine, nhưng đang có biểu hiện gia tăng số ca mắc. Theo đánh giá của ngành y tế, do trẻ em còn thiếu các mũi tiêm nhắc lại nên hiệu quả phòng bệnh của các loại vaccine chưa cao.

Để làm rõ hơn vấn đề này, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Đỗ Sỹ Hiển – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về sức khỏe cộng đồng.

Thưa ông, vì sao phải cần có các mũi tiêm vaccine nhắc lại?

– Sở dĩ cần có các liều tiêm nhắc vì sau khi tiêm đủ liều một loại vaccine, cơ thể có được miễn dịch bảo vệ cần thiết, tuy nhiên thời gian bảo vệ của từng loại vaccine khác nhau. Độ bền vững của kháng thể phụ thuộc vào bản chất của vaccine, chủng dùng để sản xuất, công nghệ sản xuất, đáp ứng của cơ thể…

Nói chung miễn dịch được tạo ra bởi các loại vaccine sẽ giảm dần theo thời gian, đến một lúc nào đó cơ thể không đủ sức chống lại sự tấn công của mầm bệnh và do vậy việc tiêm các mũi nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể là rất cần thiết để bảo vệ cơ thể.

Ở VN đã tiêm nhắc liều cho một số vaccine quan trọng như vaccine bại liệt cho trẻ em, vaccine uốn ván cho phụ nữ. Sau khi nhận đủ 3 liều vaccine bại liệt cơ bản, từ năm 1993-1998, hàng năm trẻ em dưới 5 tuổi còn được uống 2 liều vaccine bại liệt bổ sung. Vì thế chúng ta đã thanh toán được bại liệt vào năm 2000.

Với vaccine uốn ván, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi 15-35, sau khi được tiêm 2 liều vaccine cơ bản, hàng năm còn được tiêm nhắc cho đủ 5 liều vaccine để có miễn dịch bền vững. Kết quả là VN loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005. Tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, từ năm 1999 – 2002 – 2003 VN đã tổ chức nhiều chiến dịch tiêm vaccine sởi mũi 2 cho trẻ em từ 9 tháng tới 10 tuổi trong cả nước.

Việc tiêm nhắc lại các loại vaccine dựa trên những căn cứ nào?

– Do kháng thể được tạo nên bởi việc tiêm chủng các loại vaccine là rất khác nhau. Có những vaccine có thời gian bảo vệ ngắn như vaccine cúm chỉ có tác dụng trong 1 năm, vaccine tả: 2 năm, vaccine thương hàn, não mô cầu, phế cầu (với kháng nguyên không cộng hợp), vaccine viêm não Nhật Bản bất hoạt…: 3 năm.

Những vaccine có thời gian bảo vệ trung bình khoảng 4- 5 năm như bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT), thuỷ đậu, Hib, uốn ván… Việc tiêm nhắc lại mỗi loại vaccine phụ thuộc vào các yếu tố như: Cơ chế miễn dịch, lứa tuổi nguy cơ, sự biến đổi chủng gây bệnh, dịch tễ học của bệnh cần phòng, chống, độ an toàn của vaccine, đáp ứng của cơ thể, điều kiện và tính hiệu quả của lịch tiêm nhắc…

Chẳng hạn với vaccine DPT sau khi tiêm đủ 3 mũi vào tháng tuổi 2-3-4 có khả năng bảo vệ trẻ đến 4-5 tuổi, tuy nhiên lịch tiêm nhắc được khuyến cáo vào tháng tuổi 18-24 nhằm đảm bảo tính an toàn (vì tiêm nhắc quá muộn, tỉ lệ phản ứng không mong muốn sẽ cao hơn).

Với một số bệnh mặc dù thời gian bảo vệ của vaccine kéo dài nhưng sau nhiều năm đặc điểm dịch tễ học có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ. Ví dụ bệnh sởi, ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản, thủy đậu… trước đây chỉ gặp ở trẻ em thì nay người trưởng thành cũng mắc bệnh.

Một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là khi mầm bệnh còn lưu hành rộng rãi, việc phơi nhiễm với mầm bệnh thường xuyên xảy ra. Khi sự lưu hành của mầm bệnh ở mức rất thấp, kháng thể bảo vệ sau tiêm chủng giảm đi nhanh chóng dẫn tới lứa tuổi mắc bệnh có sự thay đổi. Do vậy việc tiêm nhắc vaccine là rất cần thiết cho các lứa tuổi lớn hơn.

Ở VN hiện nay, những loại vaccine nào cần phải tiêm nhắc lại và tiêm cho những đối tượng nào?

– Hiện nay Nhà nước không thể bao cấp tiêm miễn phí tất cả các vaccine. Với các đối tượng nguy cơ cao hoặc sống ở các vùng lưu hành nặng của bệnh, trẻ em đến tuổi đi học… cần quan tâm đến việc tiêm nhắc vaccine. Ở VN, việc tiêm nhắc vaccine DPT là hết sức cần thiết nhưng chưa được thực hiện.

Do vậy việc tiêm nhắc vaccine này cho trẻ lúc 18 tháng tuổi trong lịch tiêm chủng mới bắt đầu từ năm 2010 là sự nỗ lực lớn của ngành y tế. Sắp tới, việc tổ chức chiến dịch tiêm mũi 2 vaccine sởi cho trẻ em dưới 6 tuổi trong cả nước. Hiện nay, có nhiều loại vaccine khác cũng được khuyến cáo tiêm nhắc.

Tuy nhiên hiện nay có nhiều bậc cha mẹ còn chưa hiểu biết đầy đủ về lịch tiêm chủng, đặc biệt là sự cần thiết phải tiêm nhắc lại và tiêm khi nào. Vì thế đã ảnh hưởng tới tỉ lệ tiêm chủng, tới hiệu quả phòng bệnh của việc sử dụng vaccine.

Meyeucon.org - 19/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Để bé yêu của mình có đôi mắt khỏe mạnh- mẹ nên biết điều này!
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P1)
  • Lần đầu làm mẹ
  • TRẺ CHẬM TĂNG CÂN PHẢI LÀM THẾ NÀO
  • Tại sao bé ăn nhiều rau vẫn táo bón?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn