Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Viêm hạch ở trẻ

Hỏi: Con trai tôi 6 tuổi, mấy tuần nay cháu bị sưng đau ở cổ, sau tai trái, đi khám bác sĩ bảo bị viêm hạch, uống thuốc thấy đỡ. Cách đây vài ngày cháu bị lại nhưng chỗ sưng xích xuống phía dưới hàm trái (giống như quai bị). Bệnh có nguy hiểm gì cho cháu hiện tại và về sau?

Trả lời: Hạch bạch huyết như “những người lính gác” được phân bố khắp nơi trong cơ thể người. Có 500 – 600 hạch bạch huyết hiện diện ở cổ, nách, thượng đòn, dọc các tĩnh mạch đùi, bẹn, hạch mạc treo ruột, hạch trung thất (nằm trong vùng ngực), hạch trong ổ bụng…

Hạch bạch huyết có nhiệm vụ bảo vệ, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, có nhiệm vụ lọc các tác nhân gây bệnh vi trùng, vi sinh vật, virut.

Hạch bạch huyết bình thường có kích thước nhỏ từ vài milimét đến khoảng 2cm, thường không đau, không nhạy cảm khi sờ.

Trong trường hợp cơ thể bị viêm, nhiễm trùng, “những người lính gác” sẽ làm nhiệm vụ chống đỡ, kháng cự với tác nhân gây bệnh và vì thế các hạch bạch huyết vùng lân cận sẽ phản ứng to, đau.

Viêm hạch có thể do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao. Một số trường hợp trẻ có viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, các hạch vùng quanh tai, dưới cằm và quanh cổ cũng to ra và hơi đau, nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, hạch vùng lân cận sẽ nhỏ lại, hết đau.

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ hướng đến trường hợp nhiễm siêu vi khi trẻ có ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi, trẻ có thể có nổi hạch quanh vùng cổ, dưới hàm, những hạch này thường không đau, kích thước nhỏ, di động.

Trường hợp viêm hạch nhiễm trùng, trẻ sẽ có sốt cao, hạch sưng to, đỏ, nóng đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài. Trẻ cần được trị liệu với kháng sinh thích hợp, khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Nếu có tụ mủ, trẻ sẽ được rạch và dẫn lưu mủ.

Bệnh không nguy hiểm nếu trẻ được khám và chữa trị kịp thời. Ngược lại, nếu trẻ không được điều trị, vi trùng sẽ lan vào máu gây nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm cho tính mạng. Do vậy, chị nên đưa con đi khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Đỗ Ngọc Đức – Sức Khỏe & Đời Sống

Meyeucon.org - 19/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Để bé yêu của mình có đôi mắt khỏe mạnh- mẹ nên biết điều này!
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P1)
  • Lần đầu làm mẹ
  • TRẺ CHẬM TĂNG CÂN PHẢI LÀM THẾ NÀO
  • Tại sao bé ăn nhiều rau vẫn táo bón?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn