Ho là triệu chứng thường đi kèm với cảm lạnh, và có thể đeo bám khá dai dẳng.
Thông thường bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, và cách tốt nhất có thể làm là cứ để mặc chúng. Các cách để khiến trẻ dễ chịu hơn:
- Cho trẻ dùng các chất lỏng để làm trơn cuống họng đang bị ho và khó chịu. Với các bé sơ sinh, cho trẻ bú thường xuyên hơn (bú mẹ hoặc bú bình). Với các bé lớn hơn, cho bé uống nước, trà ấm, hoặc các nước trái cây pha lõang (có thể để hơi lạnh nếu bạn muốn, bởi nó có khả năng làm dịu cơn cảm lạnh).
- Vào giờ đi ngủ, nâng cao đầu bé với một chiếc nêm chèn bên dưới nệm.
- Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 3 tuổi uống bất cứ các lọai thuốc ho hoặc thuốc thông mũi nào bán tại các hiệu thuốc. Với tất cả trẻ em, bạn cần tránh dùng các lọai thuốc có chứa phenylpropanolamine, một chất có thể gây ra các cơn co giật và làm tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ.
Gọi cho bác sĩ nếu….
- Trẻ của bạn có những cơn ho nghiêm trọng và sốt hơn 38oC kéo dài hơn một ngày; bạn cần yêu cầu bác sĩ nhi loại bỏ các vi khuẩn gây viêm họng ( nhiệt độ trực tràng là dụng cụ đo lường chính xác nhất.)
- Các cơn ho của bé kéo dài hơn một hoặc hai tuần và ngày càng tồi tệ hơn, với từng cơn ho kéo dài nặng nề với các tiếng nôn khan, thở hổn hển, đôi khi còn kèm theo ói mửa. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ho gà ( còn có gọi là chứng ho lâu ngày). Bác sĩ của bạn có thể sẽ kê toa một số các loại thuốc kháng sinh.
Trẻ em đặc biệt dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn cho đến khi nhận được liều vắc-xin thứ ba trong bốn liều vắc-xin bạch hầu – uốn ván – ho gà (DtP), thường vào tháng thứ 6. Những trẻ dưới ba tháng tuổi có nhiều nguy cơ mắc phải chứng ngưng thở có liên quan đến ho gà, hội chứng trẻ ngừng thở hoàn toàn và cần ngay sự giúp đỡ khẩn cấp.
Cách ngăn ngừa tốt nhất: Tuân theo đúng lịch các cuộc hẹn chích ngừa cho bé và cảnh giác với các dấu hiệu của bệnh ho gà cho đến khi bé được bảo vệ hoàn toàn trong khoảng tháng thứ 6. Khi trẻ được 11 hoặc 12 tháng tuổi, trẻ sẽ cần đến các liều cao hơn.