Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phát hiện và ngăn ngừa viêm tai ở trẻ

Ở tuổi lên ba, 70% trẻ em sẽ bị ít nhất một lần bị viêm tai. Phần lớn trường hợp xảy ra khi nước tích lũy trong khỏang giữa tai và trở nên nhiễm trùng (thường là do nhiễm khuẩn), gây đau đớn và sưng đỏ. Nếu bé của bạn có vẻ khó chịu và bắt đầu kéo tai, bạn có thể đang đối mặt với chứng viêm tai của bé.

Khoảng 80% các trường hợp, chứng viêm nhiễm này sẽ tự động biến mất sau vài ngày, do vậy bạn có lẽ không cần phải dùng đến kháng sinh. Các bằng chứng mới cho thấy rằng kháng sinh không giúp ích gì nhiều cho phần lớn trẻ — chúng chỉ làm dứt cơn đau nhiều lắm là nửa ngày sớm hơn so với khi bạn không điều trị. Khá nhiều các chuyên gia cho rằng tốt nhất là bạn đừng vội dùng kháng sinh và nên kiểm soát các cơn khó chịu của trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ dùng acetaminophen hoặc các loại thuốc nhỏ làm tiêu cơn đau (với sự cho phép của bác sĩ)
  • Đắp vào tai một lượng nhiệt ấm – thử với một miếng vải ướt và ấm.

Gọi cho bác sĩ nếu…..

  • Bạn nghi ngờ bé đang bị viêm tai khi con bạn chỉ mới 2 tuổi hoặc nhỏ hơn.
  • Trẻ lớn hơn một chút có các cơn đau nhẹ trong tai quá 24 tiếng đồng hồ. Trẻ đau nghiêm trọng, hoặc đang sốt trên 38.9oC. Khi bạn thấy có mủ chảy ra từ tai bé, hay các tuyến ở cổ bé có vẻ đang bị sưng.
  • Bé bị viêm hết tai này đến tai khác. Trong trường hợp này, bạn cần nói chuyện với bác sĩ nhi về việc liệu đặt ống tai có phải là một chọn lựa tốt cho bé. Các ống này được phẫu thuật cấy vào và được thiết kế để làm khô nước nhiễm khuẩn trong tai. Việc cấy ghép ống tai chỉ nên là phương án cuối cùng, nhưng bạn chớ nên coi thường viêm tai bởi chúng có thể ảnh hưởng đến thính giác ở trẻ nhỏ và làm chậm khả năng nói.

Ngăn ngừa chứng viêm tai

Để giảm bớt tỉ lệ bé mắc phải viêm tai, bạn nên:

  • Cho trẻ bú mẹ. Việc này được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ nhiễm viêm tai thấp hơn.
  • Cho bé bú thẳng. Ở các trẻ nhỏ, ống Ot tat trong tai xếp trên một đường thẳng từ miệng đến mũi rồi đến tai, do vậy khi bé nằm ra thì sữa có thể rút qua ống vào tai giữa và trở thành một bữa ngon cho vi khuẩn.
  • Hạn chế sử dụng núm vú giả. Một nghiên cứu đã tìm ra rằng những em bé không dùng núm vú giả mắc phải chứng viêm tai ít hơn một phần ba phần lần. Nếu bé của bạn thích ngậm chúng, cố gắng chỉ đưa cho bé vào giờ ngủ trưa và ngủ tối.
  • Chấm dứt các cơn sổ mũi. Viêm tai thường đi kèm với cảm lạnh, do vậy các mẹo ngăn ngừa cảm lạnh vẫn giúp ích: nhắc bé rửa sạch tay với xà phòng và nước sau khi ho hoặc hắt hơi, và trước khi ăn.
  • Không hút thuốc. Những trẻ bất đắc dĩ trở thành người đón nhận khói thường thường mắc viêm tai nhiều hơn; chúng quấy rối màng nhầy và làm hỏng các sợi lông nhỏ ở tai giữa.
  • Luôn cập nhật đầy đủ các loại vắc-xin. Vắc-xin ngừa viêm phổi, Prevnar (được dùng cho tất cả trẻ khỏe mạnh dưới 2 tuổi), chủ yếu ngăn chặn các vi khuẩn viêm màng não, nhưng cũng bảo vệ được bé khỏi 7 loại vi khuẩn gây viêm tai. (Bé thường được nhận 4 liều, từ 2 đến 15 tháng.)

Bé thường rất dễ mắc phải cảm lạnh, ho và đau tai khi còn nhỏ. Các chứng bệnh này sẽ ít trở lại thường xuyên hơn khi hệ miễn dịch của bé ngày càng củng cố hơn. Trong lúc đó, bạn nên để ý kỹ các triệu chứng và nên chăm sóc bé thật chu đáo nếu bé bị bệnh.

Meyeucon.org - 10/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Viêm tai ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Con bị điếc do nhiễm khuẩn CMV
  • Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em
  • Những dấu hiệu bất thường về thính giác của trẻ 1 – 3 tuổi
  • Viêm tai giữa tiết dịch – một chứng bệnh trẻ dễ mắc
  • Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn