Chứng phù nề đôi bàn chân rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo thống kê thì có đến 90% phụ nữ mang thai gặp phải rắc rối này.
Dưới đây là những điều cần làm để khắc phục chứng phù chân khi mang thai.
Nằm xuống, từ từ nâng từng chân lên.
Nguyên nhân gây phù chân
- Lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường.
- Do việc tăng hàm lượng muối.
- Do đứng lâu.
- Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống.
- Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao.
- Cũng có thể là do sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ mang thai.
Để khắc phục hiện tượng trên, cần:
- Uống nhiều nước.
- Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.
- Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.
- Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa caffein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề cho thai phụ.
- Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.
- Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như: cải bắp, rau ngót… và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm.
- Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.
- Biện pháp thực hiện các động tác mát-xa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng, bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần trong 10 phút. Hoặc chỉ cần nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.
- Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp.
- Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.
BS. Ngọc Lan
Ngọc Nguyên đã bình luận
chao MYC! e mới đi kham thai về bsĩ chuẩn đoán thai được 29 tuần, bé cân nặng 1,3 kg, e tăng được 11 kg như vậy cân năng của bé có đặt tiêu chuẩn không a? Tuần 28 e bị Phù chân rồi, làm xét nghiệm nước tiểu, đo lượng nước ối , huyết áp bình thường kô vấn đề gi như vậy e bị phù chân hiện tượng bình thường phải không MYC?
pham trang đã bình luận
Em hien dang co bau o tuan thu 34, tuan thu 32 di sieu am thai duoc 2.2kg, em da tang 13kg. Em muon hoi nhu vay co phai thai nhi qua to khong? Em co can giam luong thuc an xuong khong a? Em xin chan thanh cam on.
Meyeucon.org đã bình luận
Me tang 13 kg la binh thuong, con hoi nho chu khong to dau ban nhe. Ban se sinh em be khi den tuan thu 38-40, be phai duoc it nhat 2500g tro len. Thong thuong 2800g den 3200g thi sinh de dang ( tuy vao do cao va khung chau cua me ) Voi dieu kien kinh te va thuc pham nhu hien nay ma be nhe can thi that dang trach cac ong bo ba me day nhe. Ba bau van tiep tuc duoc an theo nhu cau day , khong phai ” bop mom bop mieng” dau. Chuc ban hanh phuc.
Hoài Thương đã bình luận
Kính gửi chương trình!
Tôi mang thai ở tuần 19, tay bi tê thường xuyên thậm chí còn đau nhức vào ban đêm, chân sưng mọi người xung quanh nói tôi bị phù nề, tôi đi khám thai ở tuần 16 bác sĩ có đo huyết áp và thử nước tiểu mọi thừ đều bình thường. Tôi tăng được khoảng 12kg từ khi mang thai. Xin hỏi sức khoẻ của tôi có vấn đề gì không?
Xin cảm ơn!
Meyeucon.org đã bình luận
Trường hợp của bạn là do tăng cân quá nhanh, do vậy khiến chân tay bị phù do lượng máu lưu thông kém đi. Bạn cần kiểm soát tốt hơn chế độ ăn uống, tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp để không để trọng lượng tăng quá mức thì sẽ đỡ nhiều