Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 5
Quá trình phát triển của thai nhi:
Sau 4 tuần, hình dạng của thai nhi đã có nhiều thay đổi, các hình dạng khác nhau đang dần dần được hình thành. Ống xương và não bộ của bé yêu sẽ được hình thành từ ống thần kinh, hai bộ phận này chạy dài từ đầu cho đến đuôi của phôi thai, phần não trước của bé sẽ được cấu tạo bởi đoạn đầu của ống thần kinh. Tim của bé chính là phần phồng ra to nhất ở phía trước lồng ngực của phôi.
Nếu chị em thử thai ở thai trong tuần này, thì kết quả sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất chị em nên thực hiện thử thai vào buổi sáng, bởi vì vào buổi sáng lượng nước tiểu sẽ chứa mức hormon hCG nhiều nhất.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Ở giai đoạn này chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng, bởi vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con, chị em nên tránh ăn một số loại thực phẩm sau đây:
Các loại nước uống chưa được tiệt trùng.
- Các loại thịt chưa được nấu chín, hoặc thịt tái.
- Các loại thực phẩm có dùng nguyên liệu từ trứng sống.
- Các loại hải chưa được nấu chín.
- Pa tê
- Các loại mắm như mắm chua, mắm tôm, …
- Rau sống không có nguồn gốc rõ ràng
- Ngoài ra, chị em nên hạn chế tiếp xúc với các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo hoặc những công việc lau dọn rác bẩn để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn Toxoplasmosis.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 6
Quá trình phát triển của thai nhi:
Trong tuần này, ống thần kinh sẽ hoàn thiện và đóng. Ngoài ra ở tuần này kích thích của não bộ sẽ phát triển hơn. Các túi mắt đang dần được hình thành, túi này sẽ phát triển thành mắt.
Tuy chị em chưa nghe được tim thai nhưng ở tuần này tim thai bắt đầu đập nhẹ. Tay, chân, bộ máy tiêu hóa và hô hấp của bé cũng đang được hình.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Tuy thai nhi có nhiều thay đổi nhưng ở tuần lễ này mẹ lại gặp rất nhiều rắc rối. Chị em sẽ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi. Ngoài ra, do các triệu chứng của thai nghén chị em có thể sẽ thấy buồn nôn, không thể ăn trong thời gian ngắn, đau ngực…
Hiện tượng ốm nghén có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, thậm chí là xảy ra cả ngày. Vì thế chị em hãy cố gắng nghĩ ngơi để bảo vệ sức khỏe.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7
Quá trình phát triển của thai nhi:
Ở tuần lễ này, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 12 milimet và có cân nặng khoảng gần 0.7 gram và đã có thể thích nghi tốt hơn với cuộc sống ở trong tử cung của mẹ. Lúc này mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và bé có thể thải các chất bẩn ra ngoài túi ối thông qua dây rốn. Bộ máy tiêu hoá và phổi của bé yêu cũng đang được hoàn thiện hơn.
Một số bộ phận như miệng, mũi, chỗ hõm ở vị trí tai, và sự hình thành sắc tố ở tròng đen của mắt cũng đang song song hoàn thiện.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Mang thai sẽ gây ra một số thay đổi đáng kể ở cổ tử cung của chị em. Ở tuần 7 này, để bảo vệ thai nhi thì ở của đầu cổ tử cung sẽ xuất hiện một cái nút nhầy và nó sẽ đóng kín tử cung cho đến lúc sinh. Khi chị em chuyển dạ, cái nút này sẽ tự tụi ra, lúc này tử cung sẽ nở ra để chuẩn bị lâm bồn.
Lúc này phôi thai sẽ bám rễ chắc vào thành trong lòng tử cung, điều này sẽ làm cho chị em thấy đau nhói hoặc có thể bị ra một ít máu. Nhiều chị em sẽ cho rằng việc chảy máu này là do hiện tượng kinh nguyệt còn lại của tháng trước.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 8
Quá trình phát triển của thai nhi:
Đối với các bậc làm cha mẹ thì việc được ngắm nghía những ngón tay, ngón chân nhỏ xíu của bé là một trong những điều tuyệt vời nhất mà cuộc đời ban tặng họ. Trong tuần 8 này, các ngón tay và ngón chân của bé yêu đang được hình thành, đáng yêu hơn là cánh tay của bé cũng đã cử động được và nhờ sự hình thành của khuỷu tay và cổ tay nên bé có thể linh hoạt gập duỗi. Ngoài ra, một số bộ phận trên khuôn mặt bé cũng đang dần được hình thành. Máu cũng đang bắt đầu được lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Để biết chính xác mình đang mang thai chị em nên thử thai tại nhà hoặc đến bệnh viện kiểm tra lần nữa. Sau đó chị em nên hẹn với bác sĩ để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên của mình. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn là bác sĩ chuyên khoa sản, hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để nhận được lời khuyên chính xác nhất.
Chị em cần biết rằng, việc khám thai định kỳ là một điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé yêu, vì vậy chị em hãy xem các lịch hẹn khám thai với bác sĩ là quan trọng nhất hiện nay nhé.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 9
Quá trình phát triển của thai nhi:
Trong tuần thứ 9 này, ống thần kinh của bé đã hoàn toàn co lại và biến mất hẳn. Đầu của bé yêu sẽ phát triển lớn hơn trước, nó to hơn hẳn so với nhiều bộ phận khác trên cơ thể bé và nó sẽ cúi gập vào ngực của bé. Thời điểm này, chiều dài bé đạt khoảng 23 đến gần 31 milimet, cân nặng khoảng 3-4 gam.
Hệ tiêu hoá của bé vẫn đang hoàn thiện. Tuy nhiên, lúc này hậu môn mới bất đầu hình và ruột của bé đang phát triển dài hơn. Đặc biệt là trong tuần này, những cơ quan sinh sản bên trong như tinh hoàn hoặc buồng trứng cũng dần được hình thành.
Thông qua máy siêu âm chị em sẽ thấy được những cử động nhẹ của bé yêu. Tuy nhiên, trong vài tuần tới chị em vẫn chưa thể tự mình cảm nhận được những cử động này của bé.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho lần khám thai đầu tiên, chị em hãy dành một chút thời gian nghiên cứu và ghi chép lại các bệnh tật tiền sử của gia đình. Hoặc là chị em hãy trả lời một số câu hỏi sau đây:
- Hiện tại, chị em có mắc bệnh lý mãn tính nào không?
- Chị em đã mắc các bệnh về dị ứng chưa?
- Trước khi mang thai chị em đã từng trải cuộc phẫu thuật nào chưa?
- Chị em có sử dụng một loại thuốc đặc trị nào không?
- Trong gia đình đã có ai bị một sự đột biến bất thường về gen không?
- Chu kỳ hành kinh của chị em như thế nào?
- Đây là lần thứ mấy mang thai, những lần trước có vấn đề gì không?
- Chị em có thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá không?
Chị em hãy chia sẻ những vấn đề trên với bác sĩ của mình trong buổi khám thai lần đầu tiên để nhận được những tư vấn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của con yêu nhé!
nguyen thi thu thao đã bình luận
năm nay em 31 tuổi, đã có 1 bé trai 3,5 tuổi. cách nay 9 tháng em bị sẩy thai ở tuần thứ 7. hiện nay em đang mang thai được 8 tuần. em hay bị mệt, chóng mặt,ăn uống khó khăn và nôn ói. xin hãy giúp em cách hạn chế tình trạng này. Cho em hỏi thêm rằng,lần đầu em sanh mổ,lần 2 bị sẩy thì lần này mang thai em co thể sanh thường được không?(xương chậu em rất to).
Em xin cám ơn.
Nguyễn Diễm Hằng đã bình luận
Chao bác sỹ!
Em đi khám thai ở tuần thứ 6 bác sỹ bảo chưa thấy có tim thai, vậy cho em hỏi thai nhi ở tuần thứ mấy thì bắt đầu có tim thai.
Thao ha đã bình luận
Em co thai sang tuan thu sau roi,nhung tu nhien em thay ra it mau vao buoi sang som va tiep theo la nhung chat nhay co mau nau.em di sieu am thi bs noi co 2 phoi thai va song sinh .nhung tim thai am tinh, hien tuong thai da chet luu .em muon hoi xem co cach nao giup em voi
Nguyễn Thế An đã bình luận
Cho tôi hỏi là vợ tôi mang thai 40 tuần mà chưa đến ngày sinh ngày dự sinh là ngày 09/07/2012. Vợ tôi có đi khám hàng tuần BS nói nếu ngày 08/07/2012 là ngày tái khám( 5 ngày) này mà vợ tôi chưa có dấu hiệu sinh thì phải làm tiến hành mổ lấy em bé ra. Tại vì vợ tôi đây là lấn sinh thứ 2 , lần trước vợ tôi sinh thường, sau lần này tôi hoang mang qua. Xin hãy tư vấn dùm tôi được biết rõ hơn trình trang này. Lần trước vợ tôi sinh chỉ có 38 tuần mà thôi.
Xin cám ơn
Nguyễn Thế An