Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5

Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 20

Quá trình phát triển của thai nhi:

Hiện tại, thai nhi đang được bảo vệ bằng một một lớp chất nhầy rất dày, lớp nhầy này còn được gọi là chất gây.
Ở tuần thứ 20 này, hàng trăm tế bào thần kinh vận động đang được hoàn thiện. Đây chính là các tế bào thần kinh làm nhiệm vụ kết nối các thông tin hoạt động của cơ thể lên não. Nhờ vào các tế bào này bé yêu của bạn có thể thực hiện hài hòa các hành động của mình.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Như bài trước chúng tôi đã giới thiệu, trong tuần này các mẹ có thể yên tâm hơn về sức khỏe của bé yêu, bởi vì ở tuần này các mẹ có thể cảm nhận được một số cử động đầu tiên của bé. Những cử động đầu tiên này sẽ khiến bạn cảm thấy vui và hạnh phúc, một thiên thần bé nhỏ đang dần lớn lên trong bụng mình và đặc biệt là bạn tự cảm nhận được điều này. Càng phát triển bé yêu sẽ càng có nhiều những hàng động khác nhau, vì vậy để đảm bảo cho bé yêu phát triển tốt, các mẹ hãy chia sẻ với bác sĩ của mình về những khác biệt ấy.

Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ có một thắc mắc là khi vợ mang thai, vấn đề tình dục có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Các bạn hãy yên tâm nhé, nếu vợ chồng bạn có chế độ sinh hoạt hợp lý và có kế hoạch thì không những không có hại cho thai nhi mà ngược lại còn có lợi cho thai nhi nữa. Tuy nhiên, lúc mang thai thì tùy vào sinh lý và sức khỏe của mỗi người mà nhu cầu tình dục sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, vợ chồng bạn hãy thoải mái tâm sự và chia sẻ với nhau, hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ trong vấn đề này nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 21

Quá trình phát triển của thai nhi:

Các mẹ đã đi được hơn một nửa chặng đường rồi đấy. Hiện tại, thai nhi của bạn có cân nặng khoảng 290 – 350 gram và có chiều dài khoảng 25 đến 28 cm. Chính sự lớn lên này của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nữa.

Làn da của bé yêu đang dần phát triển dày hơn bên dưới lớp chấy nhầy bảo vệ. Bên cạnh đó, một số bộ phận như mái tóc và móng tay của bé yêu cũng đang tiếp tục được hoàn thiện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện siêu âm, đây cũng chính là phương pháp giúp các mẹ biết được kích thước và vị trí của thai nhi, nhiều trường hợp còn biết được giới tính của bé yêu nữa. Đây cũng chính là điều bạn đang mong đợi?

Thai nhi 22 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 22

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn rất nhiều, bé đã có thể tự tạo ra 1 phần chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Lượng đường trong nước ối sẽ được chuyển đến hệ tiêu hóa và được chuyển qua ruột già. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là do bánh nhau cung cấp.
Ngoài ra, lúc này gan và lá lách của bé yêu đã có thể sẵn sàng để sản sinh ra các tế bào máu cho cơ thể.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong thời kỳ mang thai, nếu các mẹ thường xuyên tập thể dục thì sẽ rất cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên tập những động tác nhẹ nhành thôi. Bởi vì, lúc mang bầu, các dây chằng sẽ giãn hơn, nên nếu các mẹ tập những động tác mạnh thì sẽ bị đau và anh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tốt nhất là khi lựa chọn bộ môn thể thao nào đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 23

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, một số giác quan của bé yêu cũng bắt đầu phát triển hoàn thiện hơn. Đồng thời, trên bề mặt của lưỡi các gai vị giác cũng được hình thành, lúc này do não bộ đã phát triển nên bé yêu có thể cảm nhận được những va chạm nhẹ khi tiếp xúc với cơ thể mẹ.
Một điều đặc biệt nữa là hệ sinh sản của bé đã phát triển hơn nhiều. Nếu thai nhi là một bé trai thì lúc này tinh hoàn sẽ tụt xuống khỏi bụng. Còn nếu thai nhi là bé gái thì lúc này tử cung và buồng trứng đã được đặt đúng vị trí.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này,các mẹ có thể sẽ cảm nhận được các cơn co thắt ở tư cung, đây chính là sự vận động chuẩn bị cho quá tính sinh nở sắp tới. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì những cơn co này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bé yêu của bạn. Nhưng nếu các mẹ thấy xuất hiện nhiều cơn co tong một giờ hoặc cam thấy đau thì hãy đến bệnh viện ngay vì đây có thể là biểu hiện của việc chuyển dạ sớm.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai tháng thứ 5 , Sự phát triển của thai nhi , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Dị tật thai nhi và những điều mẹ mang thai nên tránh
  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Thai nhi bị sứt môi, hở hàm ếch: nỗi lo của mẹ
  • Để hạn chế nguy cơ sẩy thai
  • Những bài thuốc giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mất con

Bình luận

  1. nhu y đã bình luận

    13/01/2014 at 7:35 chiều

    mình mang thai tuần thứ 21, be cua minh hay nghich ve ban đêm.mình thích cảm giác này lắm

    Trả lời
  2. huong huong đã bình luận

    08/01/2014 at 12:19 chiều

    Em mang Thai tuan 19.sang nay em tinh day thay em be may it hon va yeu di so voi nhung lan trc.em lo qua.co ai biet ko chi Cho em voi.em cam on

    Trả lời
  3. Anh Tấn đã bình luận

    16/04/2013 at 3:18 chiều

    Bây giờ mình đã đăng ký nhận bản tin Mẹ Yêu Con qua email, nhưng rất phiền phức. Bây giờ mình muốn gỡ bỏ (hủy nhận bản tin MẸ YÊU CON ) qua email, mình phải làm như thế nào để hủy được?
    Rất mong nhận được phản hồi!

    Trả lời
  4. Dung đã bình luận

    27/12/2012 at 10:19 chiều

    Hix,mình mang thai tuần 20,be của mình hoạt động lạ lắm,hầu như không chơi vào ban ngày,ma tới giờ mingf đi ngủ thì quayj liên tục,liệu bé có bị stress không nhi?

    Trả lời
  5. nguyen hong van đã bình luận

    22/10/2012 at 2:01 chiều

    Chào bác sĩ!
    em hiện tại đang mang thai tuần thứ 20. lúc 11 tuần đo độ mờ da gáy dày 3.7mm. Em đã làm xét nghiệm gai nhau lúc 12 tuần và kết quả là NST 13, NST 18, NST 21 bình thường. Vậy con em liệu có bị gì không? kết quả sinh thiết gai nhau có chính xác 100% không?

    Trả lời
    • lam huy đã bình luận

      26/11/2012 at 9:49 chiều

      yeu mot nguoi song ben mot nguoi lieu co hanh phuc khong troi

      Trả lời
« Phản hồi cũ hơn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn