Mang thai và làm cha mẹ là điều hạnh phúc vô bờ với các ông bố, bà mẹ. Không những vậy, sự trưởng thành từng ngày, từng giờ của mầm non yêu quý luôn luôn là điều mà cha mẹ quan tâm và theo dõi cẩn thận. Vậy hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của thai nhi để cùng có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của bé yêu nhé.
Thai kỳ phát triển của bào thai có thể được chia làm ba giai đoạn.
- Giai đoạn thụ thai được xem như là phần đầu tiên kéo dài khoảng chừng hai tuần đầu của thai kỳ.
- Thời kỳ phôi: từ hai đến tám tuần lễ (hai tháng) bé phát triển như một phôi thai.
- Thời kỳ bào thai: là giai đoạn còn lại (từ tuần thứ chín đến khi sinh) em bé trong bụng mẹ lúc đó được gọi là bào thai.
Thời kỳ thụ thai (hai tuần đầu)
Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sinh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.
Trứng được thụ tinh trong 2 tuần đầu của thai kỳ
Vào tuần lễ thứ hai, mặc dầu vừa mới được thụ tinh nhưng trứng vẫn hoạt động một cách liên tục. Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi. 30 tiếng sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ phân chia làm đôi, sau đó là 4, sau nữa là 8 và cứ thế cứ nhân đôi liên tục trong suốt quãng đường di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Khi đến được tử cung, số tế bào lúc này đã là 32 và được gọi là noãn bào. Một tuần lễ sau khi thụ tinh, số tế bào lúc này sẽ là 256.
Thời kỳ phát triển phôi (tuần lễ thứ hai đến thứ tám)
Trước khi được sinh ra thai nhi phát triển qua nhiều giai đoạn. Ví dụ: Não và tim bắt đầu phát triển trước đường tiêu hóa, bộ xương và các cơ. Những chi tiết như tóc và mi mắt xuất hiện chậm hơn nhiều. Nếu có một yếu tố nào làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển, đặc biệt thuốc uống hay bức xạ thì sự tổn thương sẽ xảy ra. Ví dụ: Ngón tay, ngón chân được hình thành từ tuần lễ thứ sáu đến thứ tám của thai kỳ. Nếu có điều gì đó can thiệp vào sự phát triển của chúng thì chúng sẽ không sửa chữa được sau này. Phần lớn các giai đoạn phát triển các cơ quan quan trọng diễn ra trong 12 tuần đầu vì thế phôi đang phát triển có thể bị tổn hại nghiêm trọng bởi thuốc uống hay bệnh hoạn trong thời gian này. Một khi các bộ phận và các hệ bộ phận ở đúng vị trí, chúng ít khi bị tổn hại. Ðó là điều tại sao một số bệnh cúm xảy ra trong 12 tuần đầu có thể dẫn đến những sự bất thường nghiêm trọng.
1 – 4 tuần đầu tiên:
Trứng đã được thụ tinh và nhóm tế bào phát triển thành thai nhi được gọi là phôi. Các tế bào bắt đầu phân chia mạnh mẽ và bám chắc vào dạ con. Hệ thống nuôi dưỡng phôi thai được hình thành ở thành tử cung, các mấu nhỏ hoặc lông tơ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ sẽ cung cấp máu, năng lượng và protein hấp thụ từ noãn giúp cho quá trình phân chia tế bào diễn ra và nuôi dưỡng bào thai sau này.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi
Giai đoạn phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi
5 – 8 tuần:
Khối tế bào phát triển mạnh mẽ tạo thành một phôi mầm. Bước sang tuần thứ 6 phôi mầm đã trở thành bào thai thực sự, xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã dần hình thành.
Ở vào khoảng tuần 7 đến cuối tuần 8, tim của thai nhi đã bắt đầu hình thành và đã bắt đầu hoạt động. Hệ thần kinh phát triển nhanh chóng, đặc biệt là não bộ. Mắt cũng đã bắt đầu hình thành dưới da mặt, đầu lớn dần và tứ chi cùng các cơ quan nội tạng cũng phát triển không ngừng.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi.
Ở tuần thứ tám, phôi bắt đầu thành hình, mặc dù còn nhỏ xíu nhưng cánh tay, chân có các ngón, mắt và tai bắt đầu hình thành. Có điều, nó chưa thể tự sống, nghĩa là chưa thể sống ngoài môi trường tử cung.
Thời kỳ bào thai (tuần lễ thứ chín đến khi sinh)
Chúng ta bắt đầu nói về thời kỳ phát triển cơ thể thai nhi khi được ba tháng. Khi phần lớn các cơ quan đã được hình thành, thời kỳ bào thai dành hết hoàn toàn cho sự tăng trưởng và hoàn chỉnh các bộ phận. Ở tuần lễ thứ 24 đến 26 (180 ngày sau khi thụ thai), bào thai có thể phát triển và sống được khi đưa ra ngoài tử cung. Mặc dù các kỹ thuật tân tiến có thể giúp bào thai sinh non sống sót, nhưng phần lớn trẻ sinh quá non bị chết
Giai đoạn phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi
9 – 12 tuần:
Tuần thứ 9 là tuần phát triển rất quan trọng của bào thai, khi đó:
+ Đầu và mặt:
Đầu có trán cao và có thể nhìn thấy tai, mũi, môi và xương còn sơ khai để tạo nên gương mặt. Từ lúc này, mầm răng đã được định vị và gai vị giác đang phát triển. Thân hình đã bắt đầu thẳng, đầu đã có hình dạng rõ và phần đuôi nhỏ hầu như biến mất. Thai nhi giờ đã lớn gấp 4 lần khi mới 6 tuần và được gọi là bào thai.
+ Tim :
Giờ đã là quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn, tim đập khoảng 180 lần/phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành.
+ Tay và chân:
Mầm tay thoạt đầu nhú lên cổ tay và các ngón, sau mọc dài ra thành cánh tay và hoàn chỉnh với chỗ gập ở cùi chỏ. Sự phát triển chân cũng theo quy trình tương tự như vậy.
Sự phát triển tiếp tục diễn ra để hoàn thiện hơn các cơ quan bộ phận khác của cơ thể thai nhi khi bước vào tuần thứ 12:
+ Mặt:
Mặt đã được tạo hình hoàn chỉnh với cằm, trán cao và chóp mũi nhỏ xíu. Đôi mắt đã phát triển hơn và mí mắt còn nhắm chặt.
- Tay và chân: Đang bắt đầu những cử động đầu tiên. Ngón tay, chân đã định hình, móng bắt đầu mọc.
- Da: Da thai nhi đỏ, trong và thấm được nước ối.
- Tim: Tim đã vận hành đầy đủ, bắt đầu bơm máu đi khắp cơ thể .
- Hệ tiêu hoá: Bao tử đã được hình thành liên kết với miệng và ruột
- Cơ quan sinh dục: Buồng trứng hoặc tinh hoàn đã được tạo ra bên trong cơ thể. Tuy cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển nhưng vẫn chưa thấy được giới tính qua siêu âm.
- Hệ thống nuôi dưỡng thai nhi: Nhau thai đã hoàn chỉnh và nối vào túi noãn và trở thành hệ thống cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và các chất cặn bã cũng được loại ra khỏi bào thai.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi
Giai đoạn phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi.
Lúc này thai nhi đã thực sự có hình dáng một con người và mọi đe dọa sảy thai đã được giảm thiểu. Và vào thời gian này, bạn đã có thể ngắm nhìn đứa con yêu quý của mình lần đầu tiên qua màn hình siêu âm.
Bạn nên nhớ rằng 12 tuần đầu tiên này là khoảng thời gian rất quan trọng để quyết định sự phát triển của đúa con yêu. Do vậy, bạn cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn bị cảm cúm hay có vấn đề sức khỏe trong thời gian này thì cần đi khám và chữa trị một cách triệt để.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi.
13 – 16 tuần:
Khi thai nhi được 13 – 14 tuần tuổi thì các bác sĩ có thể xác định chính xác giới tính của thai nhi thông qua siêu âm. Tử cung người mẹ đã trở nên lớn hơn và bụng cũng đã bắt đầu lộ trong thời gian này. Nhịp tim của thai nhi cũng có thể nghe khá rõ.
Thai nhi giờ đã có ngón chân và móng tay, có mí mắt và lông mày. Toàn bộ cơ thể thai nhi lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và lớp lông tơ này sẽ tiếp tục phát triển cho tới tuần cuối cùng trước khi chào đời.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi.
Xương thai nhi đã được kiến tạo và hệ cơ cũng đã có. Mắt bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng dù còn nhắm, lông mi và lông mày đã bắt đầu mọc. Đến tuần thứ 16 các xương nhỏ ở tai cứng lại và thai bắt đầu nghe được tiếng động. Vì chưa có lớp mỡ, thai nhi nhìn có vẻ gầy guộc. Thai nhi lúc này cử động nhiều hơn như đạp, mút ngón tay, nuốt nước và bài tiết trong nước ối.
Sự phát triển của thai đã rất nhanh, cho đến lúc này thì chậm dần lại nhằm giúp phổi, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch có thời gian hoàn thiện. Thai nhi đã có thể nghe rõ và sự tác động mạnh sẽ khiến thai quẫy đạp.
Đặc biệt,ở vào tuần thứ 15 các xét nghiệm “chọc ối” sẽ cho kết quả để phát hiện khuyết tật bẩm sinh hay hội chứng down ở trẻ. Tuy nhiên, các xét nghiệm này cũng rất nguy hiểm bởi có thể gây sẩy thai sau đó. Do vậy, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ khi thực hiện các xét nghiệm này.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi.
17- 20 tuần:
Bào thai đã có thể “nghe ngóng” các tiếng động từ thế giới bên ngoài và bào thai đang không ngừng phát triển khiến người mẹ đã có dáng của một bà bầu.
Từ tuần thứ 18 bào thai bắt đầu thể hiện tính “hiếu động” của mình và giờ thì người mẹ đã cảm thấy rất rõ những chuyển động do các bắp thịt và hệ thần kinh của thai nhi đã phát triển.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi.
Những chiếc răng sữa đầu tiên đang được hình thành dưới lợi vào tuần thứ 19. Bước sang tuần thứ 20, toàn bộ cơ thể thai nhi sẽ được phủ một lớp “sáp mỏng” giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn. Và hầu hết các cơ quan chính yếu quan trọng của cơ thể đã hoạt động được.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 19 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi.
Đây cũng là khoảng thời gian mà các bà mẹ nên sắp xếp lịch hẹn khám và siêu âm định kỳ với bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong các giai đoạn sau của quá trình mang thai.
21 – 24 tuần:
Vào tuần thứ 21, người mẹ có thể sẽ cảm thấy nhịp thở gấp hơn vì tử cung lúc này đang chèn ép cơ hoành, bắt đầu “xâm lấn” không gian của phổi. Khi bào thai được 22 tuần tuổi sẽ có sự phát triển các giác quan: vị giác được hình thành với sự “nảy chồi” của lưỡi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi
Giai đoạn phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi
Thai nhi trong cứng cáp hơn, khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ đã bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn thiện (vì khi sinh ra em bé có thóp và phát triển tiếp theo về sau này).
Đặc biệt trong thời gian này, da vẫn mỏng nhưng không còn trong suốt, màu da lúc này đã ửng hồng và phần nào còn nhăn nheo vì lớp mỡ dưới da chưa được tạo ra đầy đủ và từ tuần thứ 22 đến 24 thì mắt thai nhi đã mở.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi.
25 – 28 tuần:
Tất cả các cơ quan bộ phận của cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi.
Lúc này, da dẻ của thai nhi không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục’ dần (không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da) và da giống khi bé được sinh ra.
Người mẹ nên đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và để chắc chắn rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi.
29 – 32 tuần:
Bà bầu có thể mắc chứng tê tê buồn buồn khi bước sang tuần thứ 29, cảm giác như có con gì bò trong chân và gây ra sự khó chịu cho các bà bầu.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
Nếu bước sang tuần thứ 30, bạn cũng đã bắt đầu cảm nhận được các cơn co dạ con nhè nhẹ, những cơn co này không tuân theo quy luật và không gây đau. Do vậy nếu các cơn co dạ con gây đau bạn cần đến bác sĩ khám vì đó có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi
Khi ở vào khoảng tuần thứ 31, 32 là lúc mà thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối. Bên cạnh đó, não phát triển khá lớn với lớp chất béo bảo vệ bao bọc các sợi thần kinh.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 31 tuần tuổi
Giai đoạn phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi
33 -36 tuần:
Ở vào thời gian này thai nhi có hình dáng hoàn chỉnh, đầu phát triển cân đối với thân hình.
- Mặt: Da mặt láng hơn, các nếp nhăn biến mất. Mắt thai nhi giờ đây khép mở liên tục, rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài thành bụng mẹ.
- Tay và chân: Tay và chân đã phát triển, các cơ bắp và dây thần kinh đã liên kết với nhau cho phép phối hợp các hoạt động nhịp nhàng.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi.
Thời kỳ này, thai nhi đã nằm ổn định ở vị trí chúc đầu xuống. Và người mẹ có cảm giác ăn no nhanh hơn do bào thai chèn ép dạ dày. Do vậy, bà mẹ hãy ăn thành nhiều bữa vào bất cứ khi nào cảm thấy đói. Đồng thời, bạn cũng nên đến khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và kiểm tra tư thế nằm của thai nhi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi.
37 – 41 tuần:
Khi bước sang tuần thứ 37 của thai kỳ, phổi của thai nhi đã sẵn sàng để trở thành một cá thể độc lập. Vào những tuần cuối cùng này chính là thời điểm thai nhi tập trung vào để tăng trưởng về trọng lượng cơ thể.
Đây cũng là thơi kỳ chuẩn bị cho sự chuyển dạ của bà mẹ. Lúc này, tư thế của thai nhi trong tử cung được gọi là ngôi thai. Tư thế này được xác định theo vị trí của đầu thai nhi phía trên hoặc phía dưới trong khoang chậu. Tư thế thường có của thai nhi là đầu ở phía trên hoặc phía dưới còn gọi là ngôi dọc. Trong trường hợp khi chuyển dạ, thai nhi nằm ở ngôi ngược, ngôi ngang, ngôi chéo thì có nhiều khả năng bà mẹ phải sinh mổ.
Giai đoạn phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi
Giai đoạn phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi
Giai đoạn phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi
Giai đoạn phát triển của thai nhi 40 tuần tuổi
Giai đoạn phát triển của thai nhi 41 tuần tuổi
Nói chung
Bào thai lớn nhanh, đặc biệt ba tháng cuối thai kỳ. Lúc sáu tháng, bào thai có chiều dài trung bình từ 25 đến 30cm và cân nặng từ 454g hoặc 681g cân Anh. Thai nhi lên cân nhanh khoảng 900g mỗi tháng và tiếp tục lên để trẻ sinh ra bình quân cân nặng từ 2,7kg đến 3,8kg, chiều dài khoảng 52,5cm. Trọng lượng trẻ sơ sinh trên 2,2 kg được coi là bình thường.
Sự phát triển các cơ quan sinh dục Các cơ quan sinh dục được phát triển trong thời kỳ đầu bào thai. Cho tới khi điều này xảy ra, tất cả phôi đều có hình dạng giống nhau. Chúng cũng có cơ quan sinh dục gọi là tuyến sinh dục và sau đó trở thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ.
Nếu bào thai có cặp nhiễm sắc thể nam XY (đã nói ở trước, một chất gọi là kháng nguyên HY sẽ bắt đầu sản sinh trong tuần thứ bảy của thai kỳ. Chất kháng nguyên HY sẽ tạo ra tuyến sinh dục trung tính trước đó để tạo thành tinh hoàn. Tinh hoàn này bắt đầu sản xuất hóc môn nam testosterons.
Testosterons cũng làm hệ sinh sản nam và cơ quan sinh dục ngoài phát triển. Với dương vật có thể thấy vào khoảng tuần mười hai của thai kỳ.
Nếu những ảnh hưởng của hóc môn nam không hiện diện ở thời điểm này, đứa bé sẽ phát triển đặc tính của bé gái mặc dù nó có cặp nhiễm sắc thể XY.
Nếu bào thai có cặp nhiễm sắc thể XX, các tuyến sinh dục chưa biệt hoá sẽ phát triển thành buồng trứng. Từ tuần lễ thứ mười bốn, cơ quan sinh dục ngoài sẽ là của bé gái. Cảm nhận bào thai chuyển động
Có một sự kiện xảy ra trong thai, thường là nỗi quan tâm lớn cho cha mẹ. Ðôi khi vào khoảng bốn tháng rưỡi người mẹ sẽ cảm thấy bào thai máy động. Ðầu tiên, đơn giản chỉ là một cảm giác mơ hồ được biết như một sự máy động. Tuy nhiên không lâu sau đó bào thai sẽ cử động khá mạnh làm cho có cảm giác như bị thúc và có thể thấy được ở bụng người mẹ, nhất là từ tháng thứ năm trở đi. Nhưng tới cuối thai kỳ, những cử động đó không còn thấy rõ nữa (mặc dù chúng vẫn còn) vì bào thai di chuyển xuống dưới hơn.
Trên đây là những điều cơ bản về sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Bạn nên hiểu rõ quá trình phát triển của thai nhi, giúp chăm sóc khi bé yêu còn trong bụng mẹ và có những chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của bé yêu. Điều đó thể hiện tình yêu bao la của bạn với đứa con bé bỏng của mình!