Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai nhi 6 tuần tuổi

Trông bạn chưa ra dáng một bà bầu (thậm chí còn chưa có bất kỳ biểu hiện ốm nghén nào) nhưng bé yêu trong bụng lại đang lớn rất nhanh.

Sự phát triển của bé yêu

Tuần này, trái tim nhỏ, dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập trong khi bào thai thì giống như một con nòng nọc hơn là một con người. Các bộ phận chính như tim, thận đã bắt đầu phát triển.

Thai nhi 6 tuần tuổi

Trên thân của “chú nòng nọc” đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay. Ruột cũng đang phát triển và ruột thừa đã xác lập được vị trí.

Miệng cũng bắt đầu hình thành, các nếp gấp nhỏ ở dưới chính là “khởi thủy” của cổ sau này. Mũi đã rõ rệt và “tiền thân” của võng mạc cũng đang hình thành.

Những thay đổi của người mẹ

Các biểu hiện của thai nghén tiếp tục hoặc bắt đầu vào tuần này. Nếu giống như đa phần các phụ nữ khác, bạn cần lưu ý với tình trạng buồn nôn (mà không chỉ xảy ra vào buổi sáng), mệt mỏi, căng ngực và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Tất cả những biểu hiện này đều là bình thường. Dù chúng có thể gây phiền toái cho bạn nhưng đó là một phần của quá trình mang thai. Vì vậy, chúng sẽ không tồn tại lâu.

Một số phụ nữ đau đầu trong giai đầu thai kỳ, vậy thì hãy thử áp dụng một số gợi ý để xem cách nào phù hợp.

Tuy nhiên, có một số biểu hiện nghén mà bạn không nên coi thường. Nếu cảm thấy bất an trước bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu thai kỳ, hãy tới phòng khám chuyên khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ giúp bạn.

Một điều quan trọng là bạn nên chú ý tới việc ăn uống để thai nhi nhận được các dưỡng chất tối ưu nhất. Chia nhỏ bữa ăn và uống thường xuyên sẽ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu cũng như giảm buồn nôn, mệt mỏi. Cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là khi bạn đang ăn chay.

Lời khuyên hữu ích

Một trong những cách giảm ốm nghén hiệu quả là thử ăn dưa chuột. Nó rất hiệu quả với một số người đấy.

Hoạt động cộng đồng

Nếu lần đầu tiên làm mẹ, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên về những biểu hiện và cảm giác khi cái thai trong bụng lớn dần lên. Hãy chia sẻ và cùng cảm nhận với những người đồng cảnh để biết được đâu là bình thường, đâu là không ổn.

Những việc cần lưu tâm

Tăng cường vitamin C, đặc biệt là thời điểm này, khi các tế bào phôi mầm đang lớn lên rất nhanh. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C là: cam, hạt tiêu đỏ, dâu tây, xoài, nho đen và kiwi.

Nếu bạn mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, nếu cảm thấy lo lắng về bất thường về gien, hãy trao đổi với bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết.

Nếu từng đau đầu trước khi có thai và tiếp tục nặng hơn trong giai đoạn này thì hãy thử áp dụng một số cách tích cực trị chứng đau đầu.

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Tôi cần bao nhiêu năng lượng ở thời điểm này? Tôi đang rối tinh rối mù với những lời khuyên của bạn bè, họ hàng đây.

Trả lời: Thực tế bạn thường được khuyên là ăn cho 2 người nhưng bạn chỉ cần “nạp” theo mức cũ 200 – 300 calo/bữa. Mức này tương đương với 2 lát bánh mỳ nướng phết bơ/margarine, hoặc 1 gói khoai nhỏ với 25g phô mai hay đơn giản chỉ là 1 cốc sữa.

Hỏi: Tại sao vệ sinh an toàn thực phẩm lại quan trọng? Tôi cần đề phòng những loại thực phẩm nào?

Trả lời: Ở những nước nóng ẩm như Việt Nam, vấn đề vệ sinh thực phẩm luôn cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. Thậm chí, với thực phẩm đã nấu chín để trong tủ lạnh qua đêm cũng có thể là mọt nguồn thức ăn ô nhiễm. Vậy nên hãy cố gắng ăn tươi và chỉ nấu vừa đủ, tránh thừa.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Meyeucon.org - 30/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu , Mang thai tháng thứ 2 , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 9
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 8
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 6
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 5

Bình luận

  1. thuy đã bình luận

    27/07/2013 at 9:28 sáng

    vo em bi nghen khong an duoc gi .e phai an thay vo nen trong luong tang vun vut.co nguoi bao em an cho vo em thay so qua,khong biet co nen an kieng va di tap the duc khong,neu tap the duc va an kieng co anh huong gi toi vo em khong.

    Trả lời
  2. lu huong đã bình luận

    11/04/2013 at 11:08 chiều

    Ngày 5/4/2013 e bắt đầu uống thuốc làm bong thai. Ngày 8/4/2013 em uống tiếp 2 viên còn lại để đẩy thai ra. Sau khi uống thuốc em thấy 2 tiếng sau bắt đầu có dấu hiệu ra huyết. Dần dần nhiều lên và trong vòng 2 tiếng đầu máu ra ào ạt và xuất hiện nhiều cục máu đen và thấy có phôi thai màu trắng lẫn trong máu và những sợi nhau thai..Từ đó cho đến tối máu ra đều thấm hết băng vệ sinh. Đến đêm đó ra khá nhiều đến sáng hôm sau máu ra ít hơn dần dần. Trong suốt quá trình uống thuốc để đẩy thai ra em không hề thấy đau bụng mà thi thoảng chỉ nhâm nhẩm bụng 1 chút. Hôm nay đã là ngày thứ 4 kể từ khi uống viên thuốc cuối cùng mà e vẫn thấy còn ra,máu. Ngoài ra không có biểu hiện gì khác. Ngày 9/4 em có ra trung tâm sức khỏe cộng đồng để kiểm tra lại và vs kết luận thai của e đã sảy hoàn toàn và còn sót lại 1 ít. Bác sĩ có cho e thêm mấy viên bảo về uống để tống nốt nhau thai ra ngoài. Em xin hỏi bác sĩ tình trạng em như thế có bình thường không ạ

    Trả lời
« Phản hồi cũ hơn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn