Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai nhi 33 tuần tuổi

Nếu là bé trai, tinh hoàn đã về đến bìu. Thỉnh thoảng, 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không về đúng vị trí ngay cả khi bé đã chào đời. Nếu vậy thì cũng đừng lo lắng. Hiện tượng tinh hoàn ẩn thường tự hết trước khi bé được 1 tuổi.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,7 kilo và cao khoảng 42cm tính từ đầu đến ngón chân. Mặc dù phổi bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng bé đã có thể hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở.

Một số bé đã có hẳn một mái tóc thực sự, trong khi số khác chỉ lơ thơ vài ngọn. Những bé khi chào đời tóc đen láy không có nghĩa rằng sau này tóc sẽ dày mà thường những đứa trẻ tốt tóc khi bé lại có mái tóc mỏng mảnh hơn khi trưởng thành.

Thai nhi 33 tuần tuổi

Nếu là bé trai, 2 tinh hoàn đã rời bụng, lên đường tới vùng bìu. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc cả 2 tinh hoàn lại không về đúng vị trí dù bé đã chào đời. 2/3 những cậu bé bị ẩn tinh hoàn khi sinh sẽ tự hết bệnh trước khi đầy tuổi thôi nôi.

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ lúc này đang tăng khoảng 450g/tuần thậm chí nhiều hơn và khoảng một nửa trong đó là vào bé. Vì thai nhi cũng đang cần phải tăng tốc (gấp đôi trong 7 tuần cuối) để đủ tiêu chuẩn khi chào đời. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng lúc này rất quan trọng.

Lượng mỡ đang được bồi đắp hằng ngày, bé trong có da có thịt, đáng yêu và khỏe mạnh hơn.

Thật khó ngủ khi ông xã nằm cùng mà không làm được gì. Nếu nghĩ rằng “yêu” trong những tháng cuối sẽ gây hại cho bé thì hãy ngừng ngay. Hầu hết các thai phụ đều có thể “yêu” đến tận khi có dấu hiệu chuyển dạ và thậm chí là “chuyện ấy” còn là một trong những yếu tố thúc bé ra đời nếu đến ngày mà bé chưa chịu ra.

Ưu tiên hàng đầu

Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên nghỉ ngơi tại nhà (không làm việc) để sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.

Lời khuyên hữu ích: Bình tĩnh trước các cơn gò

“Tôi bị các cơn gò Braxton Hicks khi thai mới được 26 tuần tuổi. Bác sĩ khuyên tôi nên đi vệ sinh khi thấy xuất hiện cơn gò và uống nhiều nước. Mẹo này rất có hiệu quả, tôi hoàn toàn kiểm soát được các cơn gò này”, một bà bầu chia sẻ.

Những điều cần lưu tâm

  • Tiểu đường trong thai kỳ.
  • Bé “nghịch” trong bụng như thế nào?

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Nhiều người nói rằng cho con bú là phương pháp tránh thai tốt nhất và tôi không cần phải lo lắng trong thời kỳ nuôi con mọn. Điều này có đúng?

Trả lời: Một số phụ nữ có khả năng thụ thai chỉ vài tuần ngay sau khi sinh – vì vậy đừng quá tin tưởng vào biện pháp tránh thai tự nhiên này trừ khi bạn muốn đẻ luôn 1 thể.

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai thực sự đáng tin cậy. Nếu không chắc chắn về biện pháp tránh thai sau sinh, hãy trao đổi với bác sĩ ngay từ bây giờ.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Meyeucon.org - 30/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng cuối , Mang thai tháng thứ 7 , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 33
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 32
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 31
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 30
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 29

Bình luận

  1. Mẹ Mun đã bình luận

    22/01/2014 at 9:49 sáng

    mình đi siêu âm bác sĩ bảo thai đóng thấp và cổ tử cung hơi ngắn. bây giở thai trong tuần 33 rồi. đi lại và ngồi hay nằm gì cũng thấy khó khăn. mong con ở yên trong bụng đủ ngày đủ tháng, phát triển bình thường đến ngày chào đời. Tết này ở nhà trực. đi đâu cũng sợ ảnh hưởng tới con.

    Trả lời
  2. phan thị vân hà đã bình luận

    17/09/2013 at 4:42 chiều

    hôm nay minh vừa đi khám thai. thai được 33 tuần 3 ngày, bé nặng 2188g, ko biết vậy có to quá không? vỉ mình thấy bs siêu âm nói là to hơn tuổi thai khá nhiều, ko rõ có làm sao khong nữa

    Trả lời
  3. Hoàng Thị Dung đã bình luận

    13/07/2013 at 1:30 chiều

    Bé nhà mình được 30 tuần 5 ngày, mình làm 4D ở sản HN, kết quả là : trọng lượng thai 1323g,đường kính lưỡng đỉnh 74mm, đường kính ngang bụng 70mm, chiều dài xương đùi 58mm, nhịp tim 152 lần/phút,rau vôi hóa độ 1, tràng hoa quấn cổ 1 vòng, còn lại các kết quả khác bình thường.
    không biết là em bé nhà mình có hơi nhỏ so với tuổi thai không?, rau vôi hóa độ 1 và tràng hoa quấn cổ 1 vòng thế thì có ảnh hưởng gì không? mình nên làm như thế nào? mong Mẹ Yêu Con tư vấn giúp mình!

    Trả lời
  4. phạm mạnh đạt đã bình luận

    08/12/2012 at 7:38 sáng

    v minh di kham thai , bac si bao thai nhi da duoc 32 tuan 3 ngay . Trong luong la 1,64 kg . vay con cua chung minh co be qua khong nhi ? v c minh lo lang lam ! cac ban co kinh nghiem giup minh voi nhe !

    Trả lời
    • Trang đã bình luận

      13/11/2013 at 4:00 chiều

      bé của bạn có cân nặng thấp hơn so với chuẩn đó, khoảng 32 tuần, bé nặng khoảng 1800 gr là trung bình. vợ bạn nên ăn nhiều, bổ sung hơn nhé. nên uống thêm sữa tươi + ăn sữa chua, trái cây, các thịt đỏ…

      Trả lời
  5. Thảo đã bình luận

    03/12/2012 at 8:26 sáng

    mình mới đi siêu âm bé tối qua! Chà chà nhóc của vợ chồng mình đã được 2055g rùi! Như thế nhóc có nhỏ ko nhi? bác sĩ bảo là rau quấn cổ một vòng nữa, ko bít bé có nghịch quá rùi lại quấn thêm hay là nhả ra nhỉ?
    Con yêu à! bố mẹ yêu con lắm!!!!!!!

    Trả lời
  6. TRANTHITHAI đã bình luận

    11/11/2012 at 3:47 chiều

    em dang mang thai duoc 8 thang, di sieu am bac si bao em be duoc 2.5kg.Bac si bao em be lon. hien tai e chi tang co 11kg, nhin nguoi e gay, nhung bung thi to. Xin hoi voi so kg cua ebe nhu the co tot khong ak, e rat lo, vi so em be lon qua, ko sinh thuong duoc.
    Xin cam on chuyen muc Me yeu Con.

    Trả lời
  7. Tranthubinh.dl đã bình luận

    20/09/2012 at 10:02 chiều

    Kì kinh cuối của em la 12/2/2012. E siêu am bệnh viện dự sinh ngày 19 tháng 11. Nhưng đi siêu âm ngoài thì bs nói ngày 6-11. Vậy ngày nào đúng a. Mong MYC júp em

    Trả lời
    • hoan đã bình luận

      07/12/2012 at 10:36 chiều

      minh duoc 34 tuan rui nhung minh bi khau co tu cung tuan thu 12 khong bit em be co bi sinh som ko nhi? ai bit noi cho minh voi nhe

      Trả lời
« Phản hồi cũ hơn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn