Cảm giác đầu tiên về sự vận động của bé rất mơ hồ và chỉ khi mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn, người mẹ mới cảm nhận được rằng bé đang khoẻ mạnh.
Khi nào bé “máy” bụng?
Nếu là lần đầu tiên mang thai, người mẹ sẽ rất khó nhận thấy sự “đụng chạm” của bé vào bụng mẹ ngay lập tức bởi vì bé chưa có được độ “nhạy” nhờ kinh nghiệm.
Bé thường “máy” bụng lần đầu vào khoảng tuần từ 18 – 20. Nếu đẻ dày thì ở lần có thai tiếp theo, thai nhi có thể “máy” bụng sớm hơn, thường là từ tuần 15 – 18.
Bé làm gì trong đó thế?
Sau khi cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé, mà một số thai phụ ví như là cánh bướm trong gió, bé sẽ ngày càng có những hành động rõ ràng và thường xuyên hơn. Khi bé lớn thêm, những cảm giác này sẽ thay đổi vì không còn là những cử động nhẹ nhàng mà là những “chiêu luyện võ” hay “học múa” ngày càng tăng về cấp độ cùng với sự tăng lên của số tuần mang thai.
Bé sẽ không thúc hay di chuyển liên tục bởi vì cùng với mẹ, thai nhi cũng cần ngủ nghỉ, mặc dù chẳng bao giờ quá 40 phút/lần. Đôi khi “sự im ắng” của bé có cảm giác như kéo dài hơn thì đó là vì không phải lúc nào người mẹ cũng cảm nhận được. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn hiểu thêm về sự phát triển của bé.
Từ 20 – 24 tuần: Khi đến thời điểm này, các vận động của bé sẽ tăng dần. Từ nay tới khoảng 10 tuần nữa sẽ là giai đoạn vô cùng bận rộn của bé, với rất nhiều cú huých và nhào lộn.
Từ 24 – 28 tuần: Bé bắt đầu nấc và người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được thông qua cảm giác giật giật. Màng ối chứa khoảng 750ml dịch mà cho phép bé di chuyển dễ dàng. Mặc dù khả năng nghe của bé đang pháp triển nhưng lưu ý là bé có thể giật mình vì tiếng ồn bất ngờ từ bên ngoài trong giai đoạn này.
Tuần 29: Bé sẽ bắt đầu có những cử động rõ ràng hơn với tần suất gần hơn vì lúc này, bé đã khá lớn, nặng xấp xỉ 1kg trong bụng mẹ.
Tuần 32: Vận động của bé lúc này sẽ ở đỉnh cao và từ giờ trở đi, người mẹ sẽ nhận thấy sự gia tăng thường xuyên và các kiểu vận động cũng trở nên mạnh hơn và đa dạng hơn.
Từ tuần 36: Bé đang bị “cuốn hút” vào hành trình cuối cùng, thường là đầu bé đã chúc xuống, ở vị trí sẵn sàng để chui ra, đặc biệt nếu đây là lần đầu mang thai vì các múi cơ ở tử cung và bụng còn chắc chắn sẽ giữ bé ở vị trí cố định. Sự vận động chủ yếu lúc này mà người mẹ cảm nhận được giống như những cú thúc cùi trỏ hay đầu gối, và có thể gây đau cho mạng sườn của mẹ.
Nếu không phải là lần mang thai đầu, các cơ bụng có thể yếu hơn, vì vậy bé có thể ở thay đổi vị trí tuỳ thích thậm chí chỉ ở vị trí sẵn sàng vào những ngày cuối cùng, khi chuẩn bị chào đời.
Từ 36 – 40 tuần: Bé đã lớn lắm rồi và những vận động không còn dễ nữa nên sẽ không thường xuyên như trước. Nếu bé mút ngón tay cái và rồi làm tuột ra thì người mẹ có thể thấy đầu bé ngó ngoáy vì bé đang tìm cách để ngậm lại ngón tay.
Trong 2 tuần cuối trước khi sinh, sự vận động sẽ chậm lại và thai càng nặng cân thì càng làm hạn chế các cử động. Điều này là hoàn toàn bình thường và thai phụ không nên lo lắng.
Vận động và vị trí trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ: Trong vài tuần cuối, bé sẽ rúc vào hố xương chậu của mẹ, sẵn sàng chào đời. Nếu bé không làm vậy thì các bác sĩ sẽ có một số cách để đưa bé về vị trí tối ưu. Đầu của bé có cảm giác như một quả dưa “ấn” vào đáy xương chậu khiến bạn ngồi xuống khó khăn và phải cẩn thận hơn.
Cần lưu ý là khi đầu bé lọt vào khung xương chậu, thai phụ sẽ có cảm giác “nhẹ bẫng” hay thấy áp lực giảm bớt ở dưới lồng ngực.
Lúc này, những cú huých của bé thường về một phía nào đó, tương ứng với tư thế nằm của bé. Nếu thành bụng mỏng, thai phụ có thể sờ được cả chân bé.
Thai thường vận động nhiều vào buổi tối, khi người mẹ lên giường và đang muốn ngủ!
Bao nhiêu “cú huých ” mỗi ngày?
Khi bạn đang bận rộn thì sẽ ít cảm nhận được sự “nghịch ngợm” của bé nhưng khi nằm xuống ngủ nghỉ thì lập tức nhận thấy ngay sự có mặt của bé. Đó cũng là lý do vì sao nhiều bà mẹ cho rằng bé có chu kỳ sinh học ngược với mẹ: “mẹ thức, bé ngủ – bé ngủ, mẹ thức”.
Các nghiên cứu cho thấy, mọi đứa trẻ, dù trai hay gái đều là những “mẫu” điển hình về thức và ngủ khi trong bụng mẹ, không phải là về số lần ngó ngoáy trong bụng mà là cách bé vận động.
Cả ngày bé “nằm im”, có nên lo lắng?
Nếu đang thật tập trung vào một việc nào đó, thai phụ sẽ khó nhận thấy sự vận động của bé. Để an tâm, thai phụ có thể khuyến khích bé “nghịch” hơn bằng cách:
- Nằm nghiêng về một bên rồi lại ngồi dậy ngay.
- Nhấc cao chân và thư giãn
- Đặt tai nghe vào bụng và bật nhạc.
Ngoài ra, bà bầu có thể đi bộ để kích thích bé vận động. Khi đã thử tất cả những cách này mà không thấy bé hưởng ứng hay phản ứng rất mơ hồ thì cần đi khám ngay.
lan lan đã bình luận
Em tên là Phan Vũ Hoàng Lan. sinh năm 1988. Chồng là Nguyễn Văn Xù, sinh năm 1985. Em Đang mang thai bé gái dự sinh là tháng 04/11. 2vc tính đặt tên cho bé là Nguyễn Ngọc Nhi có phù hợp ko ah. tư vấn giúp em với. chân thành cảm ơn
mỹ Lệ đã bình luận
Ngày 10/7 bác sĩ siêu âm được 28 tuần 5 ngày, ngày sinh dự đoán là 27/9, trong khi trước đó ngày 3/6 dự đoán 21/9 và được 24 tuần 2 ngày. Nếu xem lại các siêu ấm cũ thì ngày 14-16/9.Em rất phân vân ngày sinh của mình.Kinh em đều, ngày có kinh là mùng 3 hàng tháng.Ngày 3/1/2012 vừa rồi là em mất kinh.Bác sĩ cho em hỏi ngày nào là ngày sinh của em?Em cảm ơn!
Hương đã bình luận
em mang thai được 26 tuần tăng được 5 kg có bình thường không ạ? trước đó em bị nghén 3 tháng đầu không tăng cân. Em thấy trên mạng ghi từ 1-3 tháng đầu tăng 1 kg, 4-6 tháng tăng 5 kg, 7-9 tháng tăng 5-6 kg như vậy có đúng không?
Dinh thi trang đã bình luận
Thai nhi khoang 29tuan can nang la 1285kg, BPD=7,25cm; APTD=6,93cm; FL=4,83cm; TTD=7,66cm. Ma e tang dc 6kg thi ebe da dat tieu chuan chua?
lamanhtuan đã bình luận
Chào
Đỗ Thu Trang đã bình luận
Em tên là Đỗ Thu Trang sinh ngày 14/12 am lich,chồng em là Lê Văn Hòa sinh ngày 14/12 am lich, theo du kiến thì em sinh cháu đầu lòng vào 16/1 năm 2012 (am lich); em muốn bs tư vấn cho vc em nên đặt tên con như thế nào là tốt nhất. Em cảm ơn bs
Nguyễn Thu Huyền đã bình luận
Chồng em tên là Đỗ Ngọc Vịnh sinh ngày 22/11/1979, mẹ là Nguyễn Thu Huyền sinh ngày 11/12/1981, bé trai đầu sinh 26/08/2008 tên là Đỗ Nam Khánh. Bé trai lần này được dự kiến sinh vào ngày 18/01/2011 (khoảng 25 tết thì phải), em dự định đặt tên bé là Đỗ Tuấn Kiệt xin hỏi tên đó có hợp với năm nay không và có hợp với bố mẹ không. Em cảm ơn.
Meyeucon.org đã bình luận
Tuất Kiệt là tên phù hợp rồi
BÙI THỊ HÀ đã bình luận
Bé của em được 21 tuần rồi mà em không thấy bé có hiện tượng thai máy gì cả. Em thấy lo lắng không biết em bé của mình có vấn đề gì không. Em đi siêu âm thì kết quả bình thường. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Xin cảm ơn bác sĩ nhiều. Cho em hỏi luôn là đến tuần thứ mấy thì bé chuyển ngôi thai.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Tính tuổi thai phải dựa vào ngày thấy kinh kỳ cuối và vòng kinh thông thường. Thai "máy" rất nhẹ phải chú ý vào lúc yên tĩnh, cảm giác như tôm búng. Trong khoảng từ cuối tháng thứ 6 sang đầu tháng thứ 7 thai sẽ xoay đầu thuận.
kim long đã bình luận
Em tên là Đỗ Thị Kim long sinh ngày 26/02/1986, chồng em tên Nguyễn Vân Long sinh ngày 12/03/1976, anh đã có đứa con trai 4 tuổi tên Nguyễn Anh Lân nên con em sắp sinh vào tháng 12 này muốn đặt tên Phụng có hợp ko meyeucon.org Nếu được thì cho em hỏi tên lót là gì? còn nếu ko hợp thì đặt tên gì để hợp tuổi bố mẹ?
Meyeucon.org đã bình luận
Chữ Phụng thuộc bộ Điểu thì ko hợp tuổi Mão rồi. Có thể tham khảo các tên sau vậy: Anh, Bình, Chi, Cúc, Di, Diệp, Dương, Dung, Duyên, Đào, Hạnh, Hoa, Hòa, Hồng, Hương, Khang, Khanh, Kiều, Lan, Lê, Liên, Liễu, Ly, Mai, Nghi, Nhã, Nhung, Oanh, Phương, Quế, Quỳnh, San, Sâm, Thảo, Thoa, Thi, Thục, Thư, Thúy, Thuyên, Trà, Trâm, Trang, Trúc, Tú, Uyển, Vi, Vinh, Xuân…
Hà đã bình luận
Ngày 17/9/2011 mình đi siêu âm bác sĩ cho biết thai 29 tuần tuổi nặng 1295 g các chỉ số là BPD = 74mm, AC = 252 mm, FL = 51 mm.Mẹ tăng được 9kg, bác sĩ chỉ cho uống Obimin ngày 1 viên. Cho mình hỏi bé cân nặng như thế dã đạt chuẩn chưa, mình có phải bổ sung thêm vitamin gì không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng và các chỉ số phát triển phù hợp tuổi thai, bạn tăng cân khá đấy. Chú ý 3 tháng cuối sẽ có chiều hướng giảm ăn vì thai to lên sẽ chèn ép dạ dày ruột, khi ăn cảm giác ậm ạch khó tiêu, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ thì dinh dưỡng không bị thay đổi.
Hà đã bình luận
Ngày 17/11/2011 mình đi siêu âm bác sĩ cho biết thai 29 tuần tuổi nặng 1295 g các chỉ số là BPD = 74mm, AC = 252 mm, FL = 51 mm.Mẹ tăng được 9kg, bác sĩ không chỉ cho uống Obimin ngày 1 viên. Cho mình hỏi bé cân nặng như thế dã đạt chuẩn chưa, mình có phải bổ sung thêm vitamin gì không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn xem lại độ chính xác của thông tin (17/11/2011 là thế nào ? ). Để tính tuổi thai bạn nên căn cứ ngày đầu thấy kinh kỳ cuối và vòng kinh bình thường, không dựa vào máy SÂ vì máy tự động tính tuổi thai tương đương cân nặng. Vào thời kỳ này nên uống bổ sung can-xi và sắt.
Nguyễn Thị Thu Cúc đã bình luận
Chồng em tên Vũ Văn Tuyên sinh 04/07/1979 em tên Nguyễn Thị Thu Cúc sinh 06/01/1986 con trai em dự kiến sinh vào ngày 25/09/2011 em muốn hỏi ý kiến của Meyeucon.org nên đặt tên con em là gì để họp với ba mẹ. Em cám ơn Meyeucon.org.
Meyeucon.org đã bình luận
Nên chọn các tên sau –> Bằng, Bình, Cầu, Diễn, Dũng, Giang, Hà, Hải, Hiệp, Hoàn, Hồ, Hữu, Kỳ, Nguyên, Phan, Quyết, Thắng, Thẩm, Triều, Trí, Uông, Vĩnh, Vịnh, Xuyên…
Bùi Kim Thúy đã bình luận
Chồng em tên Lê Minh Trí sinh 03/08/1987 em tên Bùi Kim Thúy sinh 08/03/1988 con gái em dự kiến sinh 17/08/2011 em muốn hỏi ý kiến của Meyeucon.org nên đặt tên con em là gì để họp với ba mẹ.Cám ơn Meyeucon.org.
Meyeucon.org đã bình luận
Nói chung tuổi các bạn nhiều tên phù hợp -> Băng, Bích, Bình, Giang, Hà, Huyền, Lam, Lệ, My, Nguyên, Nguyệt, Như, Nga, Quyên, Sương, Thanh, Thủy, Tuyền, Tuyết, Uyên, Vân, Xuyên…Anh, Bình, Chi, Cúc, Di, Diệp, Dương, Dung, Duyên, Đào, Hạnh, Hoa, Hòa, Hồng, Hương, Khang, Khanh, Kiều, Lan, Lê, Liên, Liễu, Ly, Mai, Nghi, Nhã, Nhung, Oanh, Phương, Quế, Quỳnh, San, Sâm, Thảo, Thoa, Thi, Thục, Thư, Thúy, Thuyên, Trà, Trâm, Trang, Trúc, Tú, Uyển, Vi, Vinh, Xuân…
Minh Bích đã bình luận
Ngày 30/06/2011 em đi khám lúc đó thai được 24 tuần tuổi bé được khoảng 800g và em tăng 14kg so với lúc chưa mang thai. BS cho biết em bị dư ối nhưng thai nhi vẫn phát triển bình thường, em rất sợ không biết có phát triển thành đa ối không? Em phải làm thế nào để kiểm soát hiện tượng đa ối. Cám ơn nhiều!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể thai to hơn tuổi thai nên dư ối (thai 24 tuần nặng 600-700gr thôi). Bạn nên theo dõi thêm, có thể uống nước râu ngô 1-2 tuần cho lợi tiểu rồi siêu âm lại. Bạn tăng cân hơi nhiều, nên hạn chế ăn ngọt ăn đêm (ăn sát trước giờ đi ngủ)
MỸ LINH đã bình luận
Kỳ kinh cuối của mình 15/11/2011, dự sinh 22/8/2011, 31 tuần mình sâ 2D em bé nặng 1900g, mẹ tăng 13kg. Xin hỏi tăng cân như thế đạt yêu cầu chưa và đến khi sinh em bé nặng khoảng bao nhiêu? Mình khám ở BS BV Từ Dũ được BS cho uống bổ sung mỗi ngày : 1 ống canxi và 1 viên B9. Hỏi như vậy mình có cần bổ sung thêm vitamin khác không? Cám ơn nhiều!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn dùng thuốc theo đơn BS là tốt rồi. Cân nặng của bé lớn hơn 1 tuần so với tuổi thai (trung bình chuẩn 32 tuần nặng 1800gr), dự kiến lúc sinh bé nặng khoảng 3500-3600gr nếu chế độ dinh dưỡng được duy trì tốt.
Bùi Thanh Hậu đã bình luận
Chồng em tên là Nguyễn Xuân Thành sinh ngày 16/6/1984 và em tên Bùi Thanh Hậu sinh ngày 27/7/1987 con trai em dư kiến sinh vào 11/11/2011 (dương lịch). Em muốn tham khảo Meyeucon.org nên đặt tên con em là gì hợp với năm sinh và bố mẹ.
Meyeucon.org đã bình luận
Nên đặt các tên sau: Bằng, Bình, Cầu, Diễn, Dũng, Giang, Hà, Hải, Hiệp, Hoàn, Hồ, Hữu, Kỳ, Nguyên, Phan, Quyết, Thắng, Thẩm, Triều, Trí, Uông, Vĩnh, Vịnh, Xuyên…