Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai nhi 39 tuần tuổi

Ở tuần thứ 39 này, thai nhi nặng khoảng 3-3,2kg và lớp mỡ dưới da tiếp tục được “bồi đắp” để duy trì thân nhiệt sau khi bé chào đời.

Sự phát triển của bé

Bé yêu lúc này đã sẵn sàng chào đời. Ở thời điểm này, cơ thể bé đã hoàn thiện, lớp mỡ dưới da đã đủ sức để giữ ấm cho cơ thể trước sự thay đổi của môi trường. Hầu hết các bé sẽ có cân nặng nằm trong khoảng 2,7 – 4,3kg khi chào đời. Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đã phát triển đầy đủ và phổi đã sẵn sàng chức năng hô hấp không khí.

Thai nhi 39 tuần tuổi

Giờ bạn có thể nói rõ giới tính của em bé trong bụng? Một trong những dấu hiệu nhận biết chính là cân nặng. Các bé trai thường có xu hướng nặng cân hơn các bé gái.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn có cảm giác ộ ệ và khó chịu hơn bao giờ hết. Hãy đơn giản hóa vấn đề như nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng được giữ bé trong bụng. Hãy xem phim, đọc sách, chăm sóc móng tay chân hay dành thời gian cho ông bố tương lai sắp bị “bỏ rơi”.

Còn có thể làm gì khác nhỉ? Kiểm tra xăng xe và đọc những mẩu chuyện vui về các em bé.

Anh xã lúc này cũng cần được thư giãn, nghỉ ngơi và tham gia các họat động yêu thích bởi khi bé chào đời sẽ ít có cơ hội để thực hiện.

Chuẩn bị

  • Đây là thời điểm tốt để tìm hiểu kỹ về các cơn gò khi chuyển dạ. Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này.
  • Nếu đây là lần sinh thứ 2 thì hãy kiểm tra lại sự chuẩn bị cho bé thứ nhất trong giai đoạn bạn phải chăm sóc bé thứ 2.

Lời khuyên hữu ích

  • Một túi giữ lạnh đựng một số món ăn yêu thích sẽ rất tốt cho các thai phụ đang chuyển dạ. Hãy mang theo camera nếu muốn để ghi lại những giờ khắc đầu tiên khi bé chào đời.
  • Có thể mang sách hay tạp chí vui vui để đọc khi thời gian chuyển dạ kéo dài.

Những điều cần lưu tâm

Bạn đã sẵn sàng cho bé bú? Hãy tham khảo những mẹo khi cho bé bú lần đầu

Ở thời điểm 1-5 phút đầu sau sinh, sức khỏe của em bé sẽ được tính theo chỉ số Apgar (đánh giá tình trạng sau sinh với 5 tiêu chí về màu da, nhịp tim, nhịp thở, phản xạ, hoạt động của cơ bắp).

Mặc dù rất mệt nhưng bạn vẫn không thể ngủ? Trước tiên, hãy cất đồng hồ đi bởi việc nhìn thời gian trôi sẽ chỉ làm bạn thêm căng thẳng. Tiếp đó, thay vì nằm trên giường chờ giấc ngủ tới, hãy đi tắm nước ấm để thư giãn. Nếu vẫn không thể ngủ, hãy chọn sách hay báo có nội dung nhẹ nhàng để đọc hoặc nghe 1 bản nhạc nhè nhẹ. Nếu tình trạng không được cải thiện và kéo dài thì lúc này, bác sĩ sẽ là người giúp bạn tốt nhất.

Những bệnh nào có thể gây nguy hiểm cho bé ở giai đoạn đầu sau sinh? Đó là bệnh sởi, nấm Chlamydia, sởi Đức, khuẩn tụ cầu nhóm B, viêm gan B, HIV/AIDS, herpes, bệnh nhiễm Listeriosis, bệnh tưa lưỡi, bệnh Toxoplasmosis, bệnh lao, bệnh viêm đường tiết niệu…

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Tôi có kế hoạch thuê 1 người giúp việc sau khi sinh bé. Tôi cần phải lưu ý những gì?

Trả lời: Thuê người sẽ giúp người mẹ giảm bớt những bận rộn trong quá trình chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, trước khi thuê, làm việc bán thời gian hay ở cùng nhà, bạn cần kiểm tra các thông tin sau:

  • Bạn có biết rõ về họ (về gia đình, bạn bè…)?
  • Bạn có biết địa chỉ chính xác nơi người đó ở?
  • Người giúp việc trông có khỏe mạnh không? Đừng do dự trong việc kiểm tra sức khỏe của người sẽ đến chăm sóc trẻ, đặc biệt là các kiểm tra về bệnh lao hay ho hen.
  • Có cần dành thời gian để đào tạo cô ấy cách giữ vệ sinh và an toàn không? Bạn cần chắc chắn rằng người giúp mình sẽ làm đúng ý mình.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
Meyeucon.org - 30/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng cuối , Mang thai tháng thứ 9 , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 40
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 39
  • Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 38
  • Thai nhi 40 tuần tuổi
  • Thai nhi 38 tuần tuổi

Bình luận

  1. duy hien đã bình luận

    28/01/2014 at 6:13 sáng

    Em đi siêu âm thai nhi được 38 tuần rồi nhưng ngôi thai chưa thuận em muốn hỏi có phương pháp sinh trong trường hợp như trên

    Trả lời
  2. hà phương đã bình luận

    30/07/2013 at 7:51 chiều

    e đi siêu âm hơn một tuần mà quá nhiều sự thay đổi. do siêu âm hai noi khác nhau nên em không biết chính xác thế nào cả. lần trước đi siêu âm là 36 tuần 4 ngày ở trung tâm y tế huyện, bác sĩ bảo nươc ối tốt, cân nặng bé gái là 2,9kg, và nhau thì trưởng thành độ 3 rồi. nhưng lần sau em đi siêu âm ở ngoài thì thai được 38 tuàn , nhưng bác sỹ bảo là nước ối nhiều, dây rốn quàng cổ hơi nhiều, nhưng nhau thai thì chỉ mới trưởng thành độ 2 thôi. và đặc biệt cân nặng con gái em đã lên tới 3,6kg. bác sỹ bảo thai hơi to. em sợ quá. sao mà có nhiều chênh lệch như vậy nữa. em thì ăn được nhưng bồi bổ thì cũng không nhiều gì. mấy tuần trước em chỉ uống sữa tươi, không uống sữ bầu. thỉnh thoảng ăn hoa quả thôi. tình trạng của em là như thế nào thưa bacs sỹ?

    Trả lời
  3. Bất Đắc Dĩ đã bình luận

    23/04/2013 at 8:23 chiều

    Sẽ tốt cả thôi

    Trả lời
  4. Nguyen Thi Hien đã bình luận

    15/12/2012 at 11:23 chiều

    Em mang thai dua con dau long. Nhung bay gio dang o thoi diem tuan thu 39 roi nhung em van chua thay co bieu hien gi ve viec sap sinh chuyen da gi ca. Thinh thoang lam em moi co con co da rat nhe thoi. Em mong cho con ra doi lam roi nhung chua thay co dau hieu gi ca. Xin hoi khi em it co hien tuong co da nhu vay thi biet den khi nao con em moi ra doi a.

    Trả lời
    • Bất Đắc Dĩ đã bình luận

      23/04/2013 at 8:25 chiều

      Sẽ tốt cả thôi

      Trả lời
  5. vu thanh tâm đã bình luận

    15/11/2012 at 3:08 chiều

    mình mang thai con đầu cũng được 39 tuần rồi mà bụng mình còn cao lắm, không biết đến bao giờ thì sinh đây. mình đang lo lắng quá

    Trả lời
    • Bác Sĩ: Bất Đắc Dĩ xin trả lời thông tin đã bình luận

      23/04/2013 at 8:26 chiều

      Sẽ tốt cả thôi, khi nào sinh nhớ nhắn tin báo bác sĩ nha

      Trả lời
  6. Trần Thị Ngọc Mai đã bình luận

    23/10/2012 at 10:21 sáng

    e mang thai đứa con đầu và nay đã được 39 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu gì, chỉ thấy mỏi vùng cửa mình khoảng 2 tuần nay, vậy có sao không bác sĩ?

    Trả lời
« Phản hồi cũ hơn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn