Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Để trẻ ở nhà một mình an toàn

Để chắc chắn rằng trẻ đã sẵn sàng và có thể tự lo liệu cho bản thân, bạn cần nói chuyện với trẻ về những nguyên tắc khi ở nhà, sự an toàn, và trao đổi về cảm giác của trẻ nếu tạm thời không có bố mẹ ở bên.

Bên cạnh đó, cũng nên tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Liệu trẻ có thể tự chịu trách nhiệm và dễ dàng xoay xở khi bạn đi vắng?
  • Trẻ sẽ tuân theo những quy tắc mà bạn đã đặt ra mà không có ai dõi theo bên cạnh?
  • Trẻ có thể xử lí những tình huống khẩn cấp khi bạn không có mặt?
  • Trẻ có thể chăm sóc tốt cho em bé?

Nếu bạn cảm thấy trẻ thực sự có thể ở nhà một mình, trước khi ra khỏi nhà, hãy cho trẻ những lời khuyên, dặn dò cơ bản và an toàn nhất. Cho trẻ biết những quy tắc, những tình huống xảy ra ngoài mong đợi.

Nếu trẻ chưa bao giờ từng ở nhà một mình trước đó, bạn có thể thử làm một cuộc kiểm tra nhỏ: Đứng ở trong cửa hiệu gần nhà và quan sát những hành động của trẻ.

Trước khi đi, cần “trang bị” cho trẻ:

  • Kỹ năng khóa cửa ra vào hay cửa sổ cẩn thận. Việc khá quan trọng, nhất là khi trẻ ở nhà một mình.
  • Các quy tắc: Có nên ra chơi bên ngoài hay rủ bạn bè tới nhà chơi khi bố mẹ không có nhà hay không? Hãy nói rõ mong muốn của bạn với trẻ, và đề nghị trẻ phải giữ đúng lời hứa.
  • Quyết định liệu trẻ có thể tự mình sử dụng lò vi sóng hay lò nướng hay không. Trẻ lớn hơn một chút thì có thể tự xoay xở để nấu bữa ăn cho mình, còn với những trẻ bé hơn, bạn nên chuẩn bị vài món ăn vặt như bánh, sữa, hoa quả…
  • Hãy dặn trẻ, khi cần thì nhờ ai giúp đỡ. Bạn cần đảm bảo, có ít nhất một người hàng xóm tốt bụng, và đáng tin cậy để trẻ có thể nhờ vả khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
  • Nhắc nhở trẻ không được mở cửa cho bất kì người lạ nào. Một vài trẻ nghĩ rằng không có vấn đề gì khi mở cửa cho người giao hàng hay chú công an, song thực tế làm vậy rất nguy hiểm. Con bạn cần được biết rằng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được phép mở cửa cho người lạ.
  • Lên danh sách những số điện thoại, địa chỉ khẩn đặt bên cạnh điện thoại. Con bạn cần được biết về tất cả các số điện thoại khẩn cấp, bao gồm cả số của công an khu vực và lực lượng cứu hỏa.
  • Điều cuối cùng nên nhớ, không nên để trẻ dưới 10 tuổi ở nhà một mình. Nhưng tuổi tác không phải là yếu tố để bạn quyết định có nên để trẻ một mình hay không. Nhiều khi trẻ 11 tuổi lại có khả năng xoay xở tốt hơn cả những trẻ đã 13 tuổi.
Meyeucon.org - 13/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ
  • Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?
  • Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn