Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết quá trình chuyển dạ

Vào giai đoạn cuối, việc dự đoán chính xác cảm giác và thời gian chuyển dạ là rất khó. Thế nên, biết được các dấu hiệu sắp lâm bồn sẽ giúp bạn tự tin và bớt lo lắng hơn.

Bụng tụt xuống thấp

Khi đầu em bé xoay thấp xuống xương chậu là bé đã sẵn sàng để chào đời và thường được gọi là sa bụng. Trọng lượng của bé sẽ không còn đè nặng cơ hoành của bạn lâu hơn nữa và bạn sẽ được thở phào nhẹ nhõm vì sắp được đón bé yêu.

Đau co tử cung

Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả. Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Các cơn co chuyển dạ thường mạnh, lặp đi lặp lại và liên tục

Bạn có thể bấm giờ các cơn co ấy. Khi các cơn co cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất 1 trong tiếng tức là bạn đang chuyển dạ. Điều đó có phải là đến lúc bạn phải vào bệnh viện hay nhà hộ sinh? Chưa cần thiết. Phần lớn phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của bạn dù là lần sinh đầu tiên hay là cổ tử cung đã mở. Yếu tố song hành nữa là khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế. Tốt nhất, bạn nên gọi cho bác sĩ của mình. Nếu đây là cơn co đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi các cơn co kéo dài chừng 5 phút mỗi lần. Thế nhưng, cần chắc rằng bạn đã quá ngày sinh dự kiến. Nếu không phải là lần chuyển dạ đầu tiên, bạn nên gọi cho bác sĩ khi các cơn co cách nhau từ 10 – 15 phút. Nói chung, lần chuyển dạ thứ 2 có xu hướng bằng một nửa thời gian so với lần đầu, nên bạn sẽ có ít thời gian hơn để đến bệnh viện.

Khi gọi cho bác sĩ, bạn nhớ nói về những biểu hiện khác thường của mình kể từ lần thăm khám gần nhất. Nếu bác sĩ bảo bạn cứ ở nhà thêm một lúc nữa, hãy cố thư giãn. Việc đó sẽ làm các cơ lỏng ra và giúp bạn bớt đau trong khi sinh.

Vỡ ối

Túi chất lỏng bao quanh em bé có thể bể ra bất cứ lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng không thể kiểm soát được như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Phải làm gì lúc đó? Một lần nữa, hãy gọi cho bác sĩ. Bạn cần nói rõ về màu của chất lỏng và kết quả kiểm tra khuẩn liên cầu nhóm B – xét nghiệm cần thiết trong tháng cuối mang thai. Nếu chất dịch lỏng trong suốt và xét nghiệm liên cầu khuẩn âm tính thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy mọi thứ bình thường. Trái lại, nếu kết quả xét nghiệm dương tính hay dịch lỏng có màu nâu hoặc xanh thì bác sĩ sẽ khuyên bạn tới ngay bệnh viện, vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cần giám sát tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Dấu hiệu nên nhập viện sớm

Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết chính xác dấu hiệu bạn nên nhập viện. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, những trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

  • Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.
  • Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người mẹ không chịu đựng nổi.
  • Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.
  • Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn co thắt.

BS. THÙY LIÊN

Meyeucon.org - 13/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai tháng thứ 9 , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Đau đẻ diễn ra như thế nào?
  • Những bất thường có thể phát sinh ở cuối thai kỳ
  • Dưỡng thai tháng thứ 9
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu

Bình luận

  1. huong đã bình luận

    12/04/2013 at 10:10 sáng

    chào meyeucon! cho em hỏi em mang thai được 20 tuần đi siêu âm 4Dbác sĩ nói bị dây rốn quấn 1 vòng ở cổ cho em hỏi vậy co nguy hiểm gì đến thai không? xin cam ơn

    Trả lời
  2. nguyen thi hue duy đã bình luận

    30/03/2011 at 11:38 sáng

    nhan thay bung sa nang xuong duoi thi khoang bao lau thi sanh, em nay da hon 37 tuan roi, cam on nhieu

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      31/03/2011 at 7:33 sáng

      Đầu bé xuống sâu và cân nặng tăng dần nên tưởng như sắp đẻ đến nơi thôi. Bạn nên nghỉ làm việc trước dự kiến sinh 2 tuần nếu đi làm ở cơ quan, tổ chức.

      Trả lời
  3. Tran Ngoc Huynh Mai đã bình luận

    22/12/2010 at 11:00 chiều

    Chao meyeucon, toi mang thai da duoc 34 tuan va bi nhung con co that nhung chua be tui oi va co tu cung cung chua no. Toi da nhap vien va duoc chich thuoc de giam cac con co that. Toi rat lo lang vi be con qua nho. Hien gio toi gan 35 tuan nhung van dau xung quanh bung moi khi di lai, ngoi… Toi rat mong meyeucon cho toi loi khuyen huu ich de giup be toi khoe manh, du thang du ngay. Chan thanh cam on.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      25/12/2010 at 10:10 chiều

      Xin lỗi bạn vì sự chậm trễ nhé. Trước hết bạn cần bình tâm, đôi khi lo lắng quá cũng gây cơn co. Mỗi người có ngưỡng đau khác nhau, ngưỡng đau của bạn hinh như hơi thấp nên tử cung có cơn co để hình thành đoạn dưới bạn đã cảm nhận đau ngay (đây là cuôc chuẩn bị đẻ theo qui luật tự nhiên). Bé 35 tuần tuổi có thể nuôi tốt với phương tiện thiết bi hiện đại như ngày nay và trình độ BS tốt hơn. Tránh xoa bụng, xoa vú. Nên ăn mềm, nhiều rau, trái cây, không để bị táo bón. Bạn nên nghe nhạc êm dịu du dương như tango, dòng claccsic. Chúc 2 mẹ con bạn tâm đồng ý hợp nhé.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn