Bệnh sốt phát ban là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng, biến chứng và cách ngăn ngừa như thế nào? Mời các mẹ hãy cũng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Bệnh sốt phát ban là gì?
Đây là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban). Trong một số trường hợp, có những trẻ bị rất nhẹ, nếu không được để ý tới, có em thì lại bị nặng hơn với đầy đủ những triệu chứng, có khi bị cả giật kinh nếu cơn sốt quá cao và bất thình lình.
Triệu chứng của bệnh?
Bình thường thì thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Bệnh có 3 triệu chứng cơ bản sau:
– Trẻ bị sốt: Triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sốt phát ban là những cơn sốt cao, có thể lên đến 40 độ C. Ngoài ra, họng trẻ có thể bị đau dát nhẹ, hơi sổ mũi hoặc là bị sưng hạch ở cổ. Thường thì những cơn sốt kéo dài từ 4 đến 7 ngày.
– Trẻ bị nổi ban đỏ: Trẻ thường bị nổi ban đỏ sau khi hết sốt, tuy nhiên cũng có một số em không xuất hiện các nốt này. Đặc điểm của các ban đỏ là chúng có thể là những nốt hay những mảng nhỏ li ti màu hồng, phẳng hoặc có thể là hơi nổi cộm một chút. Xung quanh các ban đỏ có thể là một quầng trắng. Ban đỏ xuất hiện lần lượt trên ngực, trên lưng, bụng và sau đó lan tới cổ và cánh tay, có thể lan khắp người. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là các mảng ban đỏ không gây ngứa hoặc làm trẻ thấy khó chịu.
Một số triệu chứng khác các mẹ cần lưu ý bao gồm trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bị tiêu chảy nhẹ, hoặc là bỏ bữa…
Nguyên nhân chính là gì?
Một trong những nguyên nhân chính là do con siêu vi human herpes 6 (HHV6). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt bệnh cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Hai con siêu vi này cũng gây ra cả bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.
Bệnh lây lan như thế nào?
Ðây là bệnh lây qua đường hô hấp do trẻ bình thường hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi trẻ bị bệnh ho hay là hắt hơi.
Cho dù trẻ chưa có biểu hiện của bệnh, tuy nhiên cơ thể trẻ lại đang ủ mầm bệnh thì cũng có thể lây cho những đứa trẻ khác. Do đó rất khó để các bậc phụ huynh phòng tránh bệnh cho con. Nếu biết con mình vừa chơi với bạn bị phát ban thì tốt nhất các bậc phụ huynh hãy chú ý con sát biểu hiện của con, tránh trường hợp trẻ bị lây bệnh mà không biết.
Điểm khác biệt của bệnh sốt phát ban so với bệnh thủy đậu hay một số dịch bệnh khác thường gặp ở trẻ em là nó ít khi gây ra những trận “dịch” nho nhỏ.
Trẻ em trong độ tuổi nào dễ bị lây bệnh nhất? Những trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm dễ bị lây bệnh nhất, bởi vì ở độ tuổi này, kháng thể mới của trẻ chưa được thành lập vững chắc trong khi kháng thể của mẹ truyền cho trẻ từ trong bào thai đã hết.
Trẻ có biểu hiện như thế nào thì mẹ nên gọi bác sĩ?
Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ trong trường hợp bé bị sốt quá cao, bởi vì bệnh sốt phát ban có thể gây ra sốt hơn 39,5 độ C (103 độ F).
Trẻ có thể bị giật kinh khi nhiệt độ cơ thể bất thình lình lên cao quá nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp bé đang bị sốt cao mà không giật kinh thì có nghĩa là em sẽ không giật. Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt cao các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Còn trong trường hợp, tự nhiên trẻ bị giật kinh thì mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Nếu trẻ bị sốt cao kéo dài trong 1 tuần hoặc nổi ban đỏ kéo dài hơn 3 ngày thì mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ nhà bạn bị sốt phát ban mà bạn có hệ miễn nhiễm kém thì hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình để được tư vấn, bởi vì nếu chăm sóc trẻ bạn có thể bị bệnh nặng hơn trẻ.
Vì triệu chứng sơ khởi của bệnh sốt phát ban đều giống với những bệnh nhiễm trùng khác nên đôi khi chúng ta rất khó phân biệt chúng, thí vụ như bệnh cảm cúm hoặc là bệnh nhiễm trùng tai. Trường hợp phát hiện các triệu chứng sơ khai này để xác định được trẻ có bị sốt phát ban hay không mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Những biến chứng của bệnh sốt phát ban Rubella?
Như các mẹ đã biết, nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thình lình thì trẻ có thể bị giật kinh. Nếu bị giật kinh thì trong khoảng 3 phút trẻ sẽ bị bất tỉnh, tay chân giật, mắt trợn…trường hợp này mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng chứng giật kinh do sốt cao này bình thường sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Thường thì sốt phát ban ít khi gây ra biến chứng nào nghiêm trọng, ngoài việc giật kinh. Trẻ nhỏ bị sốt phát ban sẽ bình phục trong thời gian ngắn nếu không có thêm bệnh gì khác.
Tuy nhiên, những trẻ có hệ miễn nhiễm kém, hoặc là cũng một lúc bị nhiều bệnh thì trẻ sẽ bị nặng hơn và lâu bình phục hơn. Nghiêm trọng hơn là cũng có thể trẻ sẽ bị biến chứng sưng phổi hay viêm não.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh?
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu giúp ngăn ngừa bệnh sốt phát ban. Chính vì vậy, để con bạn không bị lây bệnh cách tốt nhất là không cho bé chơi cũng nhưng đứa trẻ đang bị bệnh hoặc vừa hết bệnh. Còn nếu trẻ đang bị sốt phát ban thì tốt nhất bạn nên giữ bé trong nhà, cách xa các bạn khác để tránh lây nhiễm.
Hầu hất trẻ nhỏ đều đã có kháng thể chống lại bệnh vào độ tuổi bắt đầu vào mẫu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các mẹ lơ là trong việc ngăn ngừa bệnh, nếu trong nhà có người bị mắc bệnh tốt nhất là cả nhà nên thường xuyên rửa tay và tránh tiếp xúc với người bệnh.
Có thể tự chăm sóc bé ở nhà?
Bình thường khi trẻ bị sốt phát ban mẹ không cần làm gì cả, chỉ đợi khoảng 3 ngày đến 7 ngày là bé sẽ khỏi. Những cơn sốt cao và bất thình lình có thể sẽ làm trẻ thấy khó chịu, trong trường hợp này để làm giảm cơn sốt mẹ có thể cho trẻ uống thuốc acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin..). Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì có thể làm trẻ bị chứng Reye’s syndrome là một bệnh nặng. Ngoài ra, để tránh bị mất nước mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, nằm nghỉ.
thuy lien đã bình luận
bống nhà mình cũng đang bị được 3 ngày rồi minh lo lắm?
Giang đã bình luận
Mong các bác sỹ giúp em với! Em em năm nay thi đại học mà bệnh mãi k khỏi,mệt mỏi khó chịu k muốn học.đi khám nhiều nơi cả trung tâm da liễu tỉnh nhưng toàn chẩn đoán là dị ứng,viêm da n điều trị k được.
Giang đã bình luận
Em của em bị sẩn ngứa toàn thân đã gần 2 tháng nay,người nổi sẩn như bị viêm lỗ chân lông nhưng k ngứa nhiều,em em đã đi xét nghiệm: chức năng gan bình thường được chẩn đoán là viêm da,có dùng cả thuốc bôi và uống thuốc,2ngày đầu thì sẩn đỡ đi và chóc da, nhưng sau thì môi thâm khô,nứt nẻ,mặt phù lên và lại nổi sẩn.
Hiện giờ nhà em có cho em em uống tiêu độc gan thì đỡ,nhưng cứ hết thuốc lại nổi sẩn,đau đầu,sốt,khó chịu,giờ còn bị táo bón và chướng bụng.
K biết em em bị bệnh gì và điều trị ra sao? Mong bác sỹ giúp đỡ cháu với.
truong thi ha đã bình luận
Con m 23thag tuoi bi sot m tuog be bi viem hov
g nen cho uog mhag sinh qua 3 ngay be k cát sot ma phát ban ca nguoi. Gio m phai lam sao
Pé Lùn đã bình luận
Chào bác sĩ!
Ngày 03/11 cháu bị sốt nhẹ+mệt mỏi và bị bệnh trướng bụng,đầy hơi,khó tiêu và người cháu luôn rơi vào trạng thái li bì,đầu cũng chỉ đau sơ.ngày 05/11 người cháu nổi ban lại tay và măt ,nhiệt độ cơ thể là 38,2C.Cháu đã đi khám và Bs bảo cháu bị sốt siêu vi và rối loạn tiêu hóa,tiêu chảy cấp nhẹ.cần phải chuyền 1bình nước biển và giải thích hiện tượng nút đỏ là do cơ thể thiếu nước .Rồi lấy thuốc Hydrite 10viên,FUGACIN-10v,Becosmec-10gói,Buscopan 10mg-10v và Okadol Fizz-10v.Thuốc cháu uống chỉ còn 1,2 liều là hết,người cháu cũng đã hạ sốt,đầu cũng hết đau nhưng rất khó ngủ.có ngày cháu chỉ ngủ được 4tiếng đồng hố.Còn những nút đỏ thì vấn lên điều,rất khó lặn…giờ cháu phải làm gì để hết bị chứng trướng bụng,đầy hơi ạ!Và Thuốc tiêu ban lộ có tri bệnh nút ban đỏ tốt không ạ?
Mong BS tư vấn giúp cháu.cháu cảm ơn Bs nhiều ạ
LeTuaAnh đã bình luận
SO phan den dui nan 2 rui hĩ bo tay cham com