3 tháng giữa là khoảng tuần thứ 12 đến tuần thứ 26 của thai kỳ – thời gian được coi là dễ chịu nhất. Ốm nghén không còn, ăn ngon miệng và có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đối mặt với những rắc rối của quá trình mang thai như táo bón, chóng mặt, nhiễm trùng đường tiểu…
Táo bón
Nhiều thai phụ vẫn bị táo bón trong giai đoạn giữa. Để tránh “táo”, hãy uống nhiều chất lỏng và dùng các thực phẩm giàu xơ. Ngồi nhiều cũng khiến bạn bị táo bón; vì vậy, nên di chuyển thường xuyên hơn.
Rạn da
Khi thai nhi lớn lên, thai phụ thấy da bị căng và xuất hiện vết rạn ở ngực và bụng. Bạn đừng quá lo lắng vì rạn da là điều bình thường, có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế rạn da là giữ cho cơ thể không bị mất nước và giữ ẩm cho da bằng một loại kem an toàn.
Hệ miễn dịch kém
Bạn có thể thấy mình dễ sổ mũi, hắt hơi vì hệ miễn dịch yếu đi khiến cơ thể dễ bị virus xâm nhập. Cách tăng miễn dịch cho cơ thể là ăn uống và vận động hợp lý.
Đau ngực
Để tránh cơn đau, đừng mặc áo ngực độn dầy và chật chội vì nó gây chèn ép lên ngực. Thay vào đó, cần chọn loại áo ngực thoải mái, giúp nâng đỡ tốt.
Chóng mặt
Vào lúc nào đó, bạn sẽ thấy bị chóng mặt nhất là khi nằm ngửa. Điều này là do trọng lượng của thai ép lên các tĩnh mạch mang máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim. Nguy hiểm lớn nhất của chóng mặt là làm bạn bị ngất.
Để tránh chóng mặt, nên hạn chế nằm ngửa trong quý II-III. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái hoặc kê một chiếc gối phía hông khi bạn nằm nghiêng.
Lượng đường trong máu hạ cũng có thể gây nên chóng mặt. Bạn nên duy trì đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn để cân bằng lượng đường trong máu. Nếu thấy hoa mắt, bạn cần ngồi xuống và ăn một chút. Chuối là thức ăn nhanh tuyệt vời vì nó cung cấp năng lượng nhanh; đồng thời, chuối còn giàu kali, giúp giảm sưng phù.
Hãy uống đủ nước vì thiếu nước sẽ làm bạn chóng mặt.
Đau nhức
Đau nhức có thể gia tăng khi thai nhi phát triển. Bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau lưng dữ dội. Yoga và tư thế ngồi đúng sẽ giúp bạn hạn chế cơn đau lưng.
Nếu bị đau bụng, kèm nôn thì có thể do bạn bị ngộ độc thức ăn hoặc bị viêm ruột. Hai tình trạng này (nếu ở mức độ nhẹ) thì không gây nguy hiểm cho bào thai nhưng nếu tình hình xấu đi, bạn cần nhập viện nhanh chóng.
Bạn cũng có thể bị phù, khó chịu ở chân và mắt cá chân. Khi ngồi xuống, hãy xoay bàn chân của bạn và tránh ngồi bắt chéo. Ngoài ra, hãy kê chân lên một cái bục khi ngồi.
Nhiễm trùng nước tiểu
Nếu bạn thấy đau khi đi tiểu thì có thể bạn đang mắc chứng nhiễm trùng nước tiểu. Đừng quá lo vì bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị vấn đề này.
Đau bụng dưới và háng
Những cơn đau nhói, ngắn sẽ xuất hiện ở khu vực này nhưng từ tuần 24 trở đi, cơn đau sẽ mờ dần. Thông thường, cơn đau sẽ mạnh hơn khi đứng hoặc di chuyển. Nó cũng có thể xảy ra khi đi bộ, ho hoặc thay đổi tư thế (như vừa bước ra khỏi ôtô).
Để khắc phục, hãy biết cách nghỉ ngơi. Khi ngồi, bạn nên kê chân để tránh áp lực của bào thai lên hông. Bạn cũng có thể chườm ấm vào háng cho đến khi cơn đau dịu đi.
Cơn đau háng bình thường chỉ diễn ra trong một vài giây. Nếu bạn bị đau háng liên tục, đau kèm theo sốt, nôn, đau quặn bụng, đau lưng, ra máu thì bạn cần đi khám ngay lập tức.
Vụng về
Bụng bầu to lên khiến bạn dễ mất thăng bằng, dẫn tới vấp, ngã. Để khắc phục, cần tránh đi lại trên sàn trơn, nên đi giày (dép) phù hợp và cẩn thận nếu phải thu dọn những mảnh vỡ.
Khó thở
Cuối quý II, bào thai tiếp tục gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến bạn khó thở nhiều hơn. Nếu bạn thấy khó thở thường xuyên, phải thở nhanh thì bạn nên đi khám sớm.
Mệt mỏi
Những cơn mệt mỏi có thể xuất hiện nhiều vào buổi chiều. Yoga dành cho bà bầu có thể giúp bạn khắc phục mệt mỏi, lại làm chắc khỏe các dây chằng xung quanh xương chậu. Điều này khiến cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.
Hãy thử một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều, nếu có thể. Nếu bạn đang làm việc, thử nghỉ một lát và ăn hoa quả như quả nho. Tốt nhất, hãy đi bộ trong ít phút để lấy lại sự tỉnh táo và minh mẫn.
Lưu ý: Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi khám ngay:
- Sưng, ngứa lòng bàn tay, bàn chân.
- Đau nặng ở bụng hoặc chân.
- Ra máu.
- Buồn nôn và nôn không ngừng.
Ngay cả khi bạn không có những triệu chứng kể trên nhưng luôn cảm thấy không khỏe, bạn cũng nên đi khám. Ngoài ra, tiểu đường và cao huyết áp rất thường gặp khi mang thai. Nếu bạn nghi ngờ mắc một trong hai chứng bệnh này, bạn hãy đi khám ngay.
nguyen thom đã bình luận
em muốn đặt tên cho con sinh năm 2011 mọi người giúp em với nhé: em tên Nguyễn Thị Thơm (sn 1982) ông xã em tên Đỗ Quý Lý ( sn 1979) dự tính sinh em bé vào cuối tháng 5/2011 dương lịch. em tính đặt tên con là Đỗ Nguyễn Minh Đức , Đỗ Nguyễn minh Triết có được không. em nghe nói đặt tên con mà 4 vần là không tốt có phải không. giúp cho em một lời khuyên nếu hai tên trên mà không được thì em nên đặt tên gì cho hợp với tuổi vợ chông em và con em sinh trong năm mão với nhe. em cám ơn rất nhiều.
Meyeucon.org đã bình luận
Tên 4 chữ không sao cả. Về tên thì 2 tên trên có chút yếu tố xung, bạn tham khảo các tên sau: Đỗ, Bách, Cơ, Kỷ, Kiệt (tuấn kiệt), Lịch, Lâm, Phương, Quyền, Sang, Tùng, Thụ, Thuật, Trụ, Vinh, Cầu, Hiệu, Hoàn, Kỳ, Lê, Lương, Sâm, Anh, Chuyên, Lư, Bình, Giáp, Phạm, Phi, Tấn, Tân, Tôn, Thuần, Tiến (tiến cử), Khoa, Khang, Khanh, Đại, Đạt (bộ Thảo), Đề, Đồ, Hòa, Đệ, Du, Gia, Lập, Lạc, Mậu, Phạm, Trì, Tuân, Đãng, Đích, ĐIềm, Hoạch, Hoàn, Huyên, Lăng, Phong, Trứ, Niên, Tần, Tú, Đạo, Dĩnh, Lăng, Tô, Toại, Trị, Duẩn, Khuông, Tiệp, Liêm, Thuận, Chương…