Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Kinh nghiệm chăm sóc bé ở bệnh viện

Làm cha mẹ, bạn phải đối mặt với những khi bé không khỏe và “căng” hơn là khi nhập viện. Phải bỏ dở công việc, chạy đôn đáo lo cho con. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn bớt vất vả khi chăm sóc bé nơi giường bệnh.

Hãy ghi sẵn số điện thoại và địa chỉ các phòng khám quen thuộc một nơi quy định để khi khẩn cấp, bạn không quá rối trí cho việc tìm kiếm.

Lưu giữ một số cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ em để sơ cứu kịp thời như: cầm máu, hạ sốt…

Bình tĩnh cung cấp thông tin xác thực cho bác sĩ, nó giúp bác sĩ rút ngắn thời gian xác định bệnh của bé và cứu chữa kịp thời hơn.

Nếu bé không quá kiệt sức, hãy hỏi thêm thông tin về cảm giác đau từ con vì bé dễ dàng nói chuyện và mô tả với bố mẹ hơn người lạ.

An ủi, vỗ về con để bé không quá lo lắng, nói với bé rằng, bác sĩ sẽ không làm đau bé.

Lời khuyên để giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho bé

Với một số bé không phải cấp cứu nhưng có thể lâm trọng bệnh, bé cần thời gian điều trị lâu dài, cách tốt nhất là nên chuẩn bị tâm lý cho bé.

  • Nếu trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, bạn nên nói chuyện với bé trong vòng 1-2 ngày trước khi đưa bé đi bệnh viện. Trẻ lớn hơn cần phải có thời gian nhiều hơn để dần dần có được thông tin thêm nhằm cung cấp cho bác sĩ.
  • Bạn nên nói cho con sự thật về bệnh tật của bé, để bé ý thức phải chiến đấu với nó. Điều đó không có nghĩa là bạn làm bé sợ hãi và bi quan mà hãy cho bé hiểu là bé có thể chiến thắng.
  • Hãy trung thực. Nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi của con bạn, hãy nói thật là bố mẹ chưa biết nhưng rồi sẽ tìm ra, chỉ cần khuyến khích con miêu tả thật đúng cảm giác đau cho bác sĩ.
  • Nhấn mạnh rằng việc ở lại bệnh viện chỉ là tạm thời.
  • Trấn an trẻ rằng nếu khi vắng mặt bố hoặc mẹ (vì bố mẹ sẽ phải đi làm) thì rồi bố/mẹ sẽ ghé thăm thường xuyên và sẽ tranh thủ ở lại với bé.
  • Mang theo một ít vật dụng cá nhân của bản thân và đồ dùng của bé để tiện cho việc ở lại chăm sóc con.
  • Chỉ ra điểm giống nhau giữa bệnh viện và nhà chẳng hạn như các bữa ăn thường xuyên, cơ hội để chơi và có giường của mình.
  • Mượn một cuốn sách thư viện mô tả một bệnh viện và đọc nó cho con bạn để bé dễ hình dung hơn.
Meyeucon.org - 16/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Tại sao trẻ nhỏ hay bị phân sống, đầy bụng và ốm vặt?
  • Dinh dưỡng điều trị béo phì ở trẻ em
  • 8 nguyên nhân khiến trẻ đái dầm
  • Những điều mẹ cần lưu ý khi đưa con đi khám định kỳ
  • Tự may gối hoa cho bé yêu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn