Những đôi mắt và đôi tai bé nhỏ kia đang thu thập mọi thông tin đấy. Bạn có hài lòng với những gì chúng học từ bạn và ông xã không?
Hầu như mỗi tối, ông xã và tôi đều cùng nhau nấu ăn. Dù rất cảm kích tình yêu và sự cảm thông của anh tôi vẫn không nghĩ nhiều về việc này cho đến một ngày tôi nghe cuộc trò chuyện hai giữa hai “chú vịt trời” bé bỏng của tôi, một đứa 4 tuổi còn đứa kia 6 tuổi, với mấy bạn đang cùng chơi trò gia đình.
Chúng đóng vai bố mẹ còn hai người bạn là con. Mọi chuyện rất thuận buồm xuôi gió đến tận lúc chúng tưởng tượng đang sửa soạn bữa ăn. Khi con gái lớn tôi đang đặt nồi hầm lên bếp thì một đứa bạn cười phá lên chòng ghẹo: “Bố thì làm gì biết nấu ăn!”. “ Đúng á.”, đứa bạn kia khẳng định trong khi con tôi đồng thanh hét lên: “ Bố tớ biết nấu mà !” rồi chạy đến bên tôi nhờ phân định giúp.
Thế là tôi và ông xã giảng giải bọn trẻ thế nào là “lựa chọn” và “hệ quả” đồng thời khẳng định mặt tích cực của nó. Lúc đó tôi nhận ra những gì chúng tôi làm trở thành kiểu mẫu chuẩn mực để bọn trẻ phân biệt đúng sai. Hóa ra đã có nhiều nghiên cứu cho rằng việc bố mẹ làm gương rất quan trọng vì nó góp phần to lớn vào quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách trẻ.
Tiến sĩ tâm lý Elizabeth R.Lambador ở bang Pennsylvania, tác giả cuốn sách A Happy You: Your Ultimate for Happiness, đã cho biết: “ Trước khi giao tiếp thành thạo, trẻ đã có thể bắt chước.”Trong khi đó, bố mẹ thường chỉ tập trung dạy trẻ nói mà quên mất tầm quan trọng của hành vi. Không sự tương tác nào tác động manh mẽ và dễ dàng đối với trẻ như những lúc bố mẹ bên nhau. Đó không chỉ là sự phân công lao động hay vai trò của bố mẹ trong gia đình.
Một nghiên cứu của Bộ Y Tế Hoa Kỳ công bố năm 2009 đã nhận ra chính hạnh phúc hôn nhân của bố mẹ tác động lên thể chất, tinh thần của trẻ trong tương lai cũng nhiều như mối quan hệ của bố với bố mẹ. Daniel L.Buccino, một nhân viên và thành viên đồng sáng lập viện liệu pháp tâm lý Baltimore cho biết: “Trong mỗi gia đình, mối quan hệ vợ chồng là quan trọng nhất. Vì thế, bố mẹ yêu thương nhau là điều tốt đẹp nhất mà họ có thể làm cho con cái.
Quý trọng yêu thương nhau là bài học quan trọng về tình thân, mâu thuẫn và sự cân bằng giữa gia đình và công việc mà bố mẹ có thể dạy bảo trẻ.” Ông cho biết thêm là: “ Những trường hợp gà trống nuôi con cũng có thể dạy trẻ tương tự qua cách bố hoặc mẹ giao tiếp với bạn bè và những người thân.”Chúng ta có thể trò chuyện chia sẻ với trẻ . Tuy nhiên, trẻ rất bận rộn lắng nghe từng từ, quan sát mọi hành động của bố mẹ từ việc giải quyết mâu thuẫn đến những lúc bố mẹ bên nhau. Đây chính là cách thức mà bố mẹ làm gương cho trẻ trong quá trình chung sống.
Bài học tình thương
1.Thể hiện tình yêu thương
Phần lớn bố mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của tình yêu thương đối với con trẻ . Trái lại, một số phụ huynh không nhận ra điều đó. Melody Brooke, chuyên gia hôn nhân và gia đình ở Texas giảng giải là: “ Mối quan hệ của bố mẹ là nền tảng giáo dục cho chúng ta. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ không thể hiện tình thương trước mặt chúng thì sau này chúng cũng sẽ dè dặt với chính mối quan hệ tình thân của mình”.
Tương tự, những trẻ trưởng thành trong một gia đình bạo lực sẽ có khuynh hướng bạo lực với gia đình mình sau này. Còn những bé thấy được tình yêu của bố dành cho mẹ thì sẽ hành động tương tự về sau. Nhà tâm lý học Carole Lieberman, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất đã nói là :“Bằng những cách thể hiện yêu thương đúng lúc, nhẹ nhàng, chúng ta có thể dạy trẻ phân biệt đúng sai hay nên và không nên làm trong cuộc sống.”Điều đó ủng hộ ý kiến cho rằng thế giới này như một nơi an toàn mà lắm lúc trẻ không thể nghe và chỉ cần thấy là đủ.
Điều quan trọng là bạn không nên chỉ thể hiện tình cảm khi ông xã làm bạn hạnh phúc mà có thể bất kì lúc nào để con bạn có thể thấy như lúc bạn đi ngang ông xã thì hãy ôm một cái hoặc nói ông xã ngồi cạnh bên khi cả nhà xem phim. Virginia Barlow, M.D., bác sĩ gia đình ở Postdam, New York tư vấn là:“Trẻ cần biết là ai cũng có thế yêu và được yêu thương nhau.”Có nghĩa là khi bố vất vả sửa ống nước thì những cái ôm không lí do sẽ là những hành động ý nghĩa nhất thể hiện yêu thương. (hiển nhiên là điều này cũng giống như lúc bạn thể hiện tình yêu với trẻ ).
2. Hãy gần gũi nhau
Chắc chắn là đối với bạn thì người bạn đời luôn quan trọng nhất. Vì vây, bạn luôn sắp xếp để có thật nhiều khoảnh khắc bên người ấy,dành thời gian để “yêu” nhau và luôn luôn nghĩ cho họ. Để rồi bạn có con. Những thiên thần đáng yêu dành hết tình thương của bạn đến nỗi người ấy luôn ao ước được như thế. Sheryl Kayne, người quản lý hội thảo nuôi nấng con cái ở Westpost, Connecticut đã nói :“ Nhiều gia đình rơi vào tình trạng này. Nhất là người mẹ luôn kiệt sức, không còn thời gian và hứng thú để vun vén cho đời sống vợ chồng nữa.” Với hai công việc cùng lúc cộng thêm một danh sách dài ngoằng những hoạt động ngoại khóa và vô vàn những trò tiêu khiển (Facebook, American Idol) thì không còn khoảng trống nào dành riêng cho hai vợ chồng cả.
Làm thể náo để cải thiện tình hình đây? Hãy hẹn hò để hâm nóng lại tình yêu của bạn. Kayne, người ủng hộ việc hò hẹn cuối tuần, nhấn mạnh là : “ Để mãi là bạn, là người yêu, người tình của nhau, người vợ và người chồng phải cố gắng rất nhiều.” ( Nếu tiền bạc hay con trẻ làm bạn vướng bận thì hãy thử hò hẹn theo phong cách 2010: Dùng một bữa ăn thịnh soạn ở nhà, cùng nhau xem một bộ phim sau khi trẻ đã ngủ.) Mối quan hệ chồng vợ mà bạn vun vén sẽ là nền tảng xây dựng tổ ấm vì thế nó phải thật vững chắc. Có thể bạn e ngại bọn trẻ sẽ không thích vậy nhưng khi lớn hơn trẻ sẽ hiểu rằng bố mẹ có yêu thương chăm sóc nhau thì gia đình mới yên ổn, thuận hòa.
Rõ ràng là công việc chồng chất khiến vợ chồng không có thời gian kề cận nhau. Hãy thể hiện cho trẻ là các bạn muốn bên nhau dù dăm ba phút thôi nhưng cũng đủ rồi.
3. Chia sẻ trách nhiệm
Ai cũng biết rằng chăm sóc gia đình cũng như quản lý một một doanh nghiệp với một danh sách dày đặc công việc cần bạn tập trung cao độ. Nào là nấu ăn, dọn dẹp, chở trẻ đi tập múa, đá bóng rồi tập thổi kèn…Ngay cả khi bố là trụ cột gia đình thì vợ chồng vẫn phải cố gắng hỗ trợ nhau việc nhà. Scott Coltrane, tiến sĩ xã hội học của đại học Oregon, tác giả cuốn sách Family Man: Fatherhood, Housework and Gender Equity, cho biết : “ Kết quả khảo sát cho thấy càng về sau, sự mong đợi chia sẻ việc nhà cũng như tài chính của mỗi thế hệ thì càng tăng dần.”
Bạn đang cần nhiều lý do hơn để thuyết phục ông xã lợi ích của việc thỉnh thoảng xếp quần áo? Tiến sĩ Coltrane đã tiến hành khảo sát trên toàn quốc và nhận ra rằng trẻ trong độ tuổi đi học mà cùng bố làm việc nhà thì hòa thuận với bạn đồng trang lứa hơn. Ngược lại, trẻ có khuynh hướng cãi lời thầy cô, trở nên chán nản và thu mình lại. Tiên sĩ Coltrane giải thích là : “ Hình ảnh bố làm việc nhà dạy trẻ thế nào là chung sức, thế nào dân chủ.”
Khi ở nhà, chính những lúc hai vợ chồng tôi cùng chuẩn bị bữa ăn đã vô tình dạy cho hai con gái tôi rằng cả nam lẫn nữ đều có thề vui vẻ tự nguyện làm việc nhà. Trong khi tôi không hề nghĩ vậy về bố ( có lẽ vì tôi chẳng thấy ông tự đun nước bao giờ ) thì với kì vọng về sự bình đẳng nam nữ con tôi sẽ ra đời và có những mối quan hệ tốt hơn trong tương lai.
4. Ủng hộ lẽ phải
Thật thú vị là con trẻ vẫn học được từ bố mẹ ngay cả khi họ bất đồng quan điểm. Một nghiên cứu mới được công bố trên tờ Child Psychology and Psychiatry nhận thấy rằng các bạn có thể công khai tranh luận cùng nhau nhưng phải thật bình tĩnh và công bằng. Patrick Davie, giáo sư tiến sĩ tâm lý học của đại học Rochester, New York, đồng tác giả của bài nghiên cứu cho biết: “ Trong những trường hợp nhất định, trẻ vẫn có thể học hỏi nhiều từ sự bất hòa của bố mẹ. Nhiều tiến triển trong quá trình giải quyết mâu thuẫn của bố mẹ sẽ dạy trẻ cách giải hòa qua sự nhượng bộ.”
Tiến sĩ Lieberman cho biết thêm : “ Sẽ là một cách hay nếu bố mẹ thể hiện cho trẻ thấy thế nào là cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.” Cô khẳng định là : “ Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân trưởng thành từ những gia đình không bao giờ có dấu hiệu bất hòa. Họ cho rằng những người thân thì luôn hòa hợp với nhau. Vì vậy khi họ gặp mâu thuẫn trong cuộc sống thì nghĩ rằng mối quan hệ đó sẽ tan vỡ hoặc đã có gì đó bất ổn giữa họ.”
Một khi bạn đặt ra được những nguyên tắc khi tranh luận ( không to tiếng, không bỏ đi, không nói trống không…) thì các bạn phải nghiêm túc tuân thủ. Luôn luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu sẽ giúp bạn xóa tan mọi bất đồng và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu làm được như vậy thì tình yêu vô điều kiện của các bạn sẽ ngày càng thăng hoa vì các bạn có thể tranh luận nhưng vẫn là của nhau.
Tôi vừa nhận ra những cuộc tranh luận căng thẳng nên diễn ra trong một không gian nhỏ. Vợ chồng tôi đã tìm được một nơi như thế . Ở đấy, mọi chuyện được công khai, không chút giấu giếm. Con gái tôi hay xen vào với những lời khuyên quí giá : “ Bố ơi! Nếu yêu mẹ thì lần này bố hãy nhường mẹ đi mà và lần sau sẽ đến lượt mẹ.” Chúng tôi đồng ý với con gái nhỏ rằng đó là một ý kiến rất tuyệt. May mắn thay, cả gia đình có thể học hỏi lẫn nhau chứ không riêng gì những thiên thần nhỏ của chúng tôi.