Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ viêm tai giữa có thể điếc nếu bố mẹ sơ ý

Bé Na 1 tuổi, hay sổ mũi, chị Hằng nghĩ con bị dị ứng thời tiết, chỉ nhỏ mũi thông thường. Đến khi biết con bị viêm tai giữa thì tai phải của bé Na đã bị điếc vĩnh viễn.

Các bậc phụ huynh khi thấy con có biểu hiện sổ mũi, sốt, quấy khóc… thường không lo lắng lắm, vì cho rằng đó chỉ là biểu hiện của một số bệnh thông thường, chỉ cần uống thuốc là khỏi, không cần đi khám bác sỹ. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài, sốt, khó chịu trong người…, một trong số nguyên nhân đó là trẻ có thể đã bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng thường không được phát hiện kịp thời bởi những biểu hiện của bệnh khá nhỏ, và luôn khiến cha mẹ chủ quan. Đến khi được đi khám và chẩn đoán bệnh thì bệnh đã khá nặng, nhiều trẻ đã bị điếc… oan vì sai lầm tai hại của cha mẹ.

Khi thấy con có biểu hiện ho, sốt thì nên kiểm tra tai ngay.

Viêm tai giữa xuất phát từ viêm mũi, họng

Chị Hồng và gia đình đã được một phen hoảng hồn khi đưa con đi cấp cứu tại bệnh viện. Cu Tít có nhiều triệu chứng của bệnh cảm như sốt, lạnh, chảy nước mũi, ho… nên chị Hồng chỉ ra hiệu thuốc gần nhà, hỏi dược sỹ và mua một số loại thuốc trị cảm cho con uống.

Nhưng kỳ lạ là căn bệnh kéo dài đến vài tháng cũng không đỡ, con ngày càng gầy, ốm yếu nên gia đình chị mới quyết định cho con vào viện khám.

Tại viện Nhi, cả gia đình hoảng hốt khi bác sỹ kết luận là Tít bị viêm tai giữa khá nặng, gần như thủng màng nhĩ và Tít đã được chuyển sang viện Tai mũi họng.

Tình trạng viêm tai giữa thường xuất phát từ những viêm nhiễm khá nhỏ ở mũi và họng, khiến cha mẹ không để ý nhiều. Vì triệu chứng bệnh không điển hình nên khi phát hiện thì bệnh thường đã trở nặng và nhiều trẻ bị điếc, thủng màng nhĩ.

Quan tâm đến con nhiều hơn

Vì phần lớn các bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đều do viêm đường hô hấp, vì tai, mũi, họng thường thông với nhau, khiến các vi khuẩn xâm nhập vào tai dễ dàng. Biểu hiện ban đầu khá giống với cảm cúm thông thường, nặng hơn một chút thì tai của trẻ sẽ chảy ra một chất dịch, nặng hỡn nữa thì trẻ không phản ứng lại với tiếng gọi của người lớn nữa.

Nhiễm trùng ở tai giữa sẽ khiến dịch chảy ra nhiều, chặn các lối thông vào tai, để lâu ngày có thể gây điếc, thậm chí thủng màng nhĩ. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi rất nhanh, chỉ cần 1, 2 tuần là bé khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì.

Vì thế, điều quan trọng nhất là cha mẹ không nên chủ quan trước những biểu hiện cảm cúm thông thường của trẻ, cần cho con đi khám bác sỹ khi con bị sỗ mũi, ho, sốt… đặc biệt là không nên tự ý mua thuốc về trị cảm cho con.

Viêm tai giữa thường liên quan đến viêm đường hô hấp.

Phòng ngừa nguy cơ bị điếc cho các bé

  • Nếu thấy trẻ bị cảm, ho, sốt… thì phải điều trị kịp thời và dứt điểm. Để phòng tránh cảm và các đường hô hấp, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ mũi, họng, tai cho con thường xuyên.
  • Kiểm tra tai của con ngay khi con có triệu chứng giống như bị cảm để kịp thời đưa con đi khám tai, mũi, họng.
  • Khi tắm và gội đầu, không nên để đầu trẻ xuống thấp quá, nước xà phòng tắm chảy vào tai, miệng hoặc mũi cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa.
Meyeucon.org - 20/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em , Viêm tai giữa ở trẻ em , Viêm tai ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Vì sao bé hay gãi tai?
  • Mùa đông, coi chừng bé dễ bị nhiễm trùng tai
  • Viêm tai giữa mạn tính
  • Nạo VA để tránh biến chứng tai mũi họng
  • 2 chứng bệnh trẻ hay mắc phải trong mùa đông

Bình luận

  1. trang đã bình luận

    26/12/2010 at 9:14 chiều

    minh cung bi viem tai giua nhung minh keo dai duoc 4 nam roi k bit co lsao k

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      27/12/2010 at 12:06 sáng

      Nếu bị viêm tai giữa đã lâu như vậy mà ko có biện pháp điều trị thì sẽ dẫn tới những hậu quả không hay. Cần đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn