Chiều cao và cân nặng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%) , sau đó là yếu tố di truyền (23%) , vận động thể lực (20%), môi trường và ánh nắng , tình hình bệnh tật , giấc ngủ … Nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao, cân nặng vượt lên so vớ thế hệ trước.
Muốn phát triển chiều cao và sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được thời gian trẻ tăng trưởng nhiều nhất để có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý. Trong đó có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai , người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời( khoảng 3kg) .
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm , 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.
- Giai đoạn dây thì: Ở bé gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12 – 18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm /năm nếu trẻ có được một chế độ dinh dưỡng tốt.
Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Chiều cao, cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi
Bạn có thể xem bảng chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi để so sánh
Công thức tính chiều cao, cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:
Công thức tính cân nặng:
X = 9kg + 2(N-1) – Trong đó: N là số năm.
Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi ta tính như sau:
X = 9kg + 2(3-1) = 13kg
Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.
Công thức tính chiều cao:
Chiều cao mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm. Công thức tính chiều cao như sau:
X = 75 + 5(N-1) – Trong đó: N là số năm.
Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm
Như vậy, một đứa trẻ đúng 3 tuổi, phát triển bình thường sẽ có cân nặng là 13kg và chiều cao là 85cm.
Cách đo chiều cao cho trẻ
- Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.
- Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Trong giai đoạn trẻ còn có thể tăng chiều cao, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Năng lượng cung cấp phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm – bột – béo – rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh bột chiếm 60-65% và chất béo 10%. Nên cho trẻ ăn đa dạng không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch.
Vitamin và khoáng chất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau. Trong đó, sữa là quan trọng nhất. Canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu.
Để canxi được hấp thu tốt hơn, da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vì vậy, nên dành cho con bạn 20 phút tắm nắng mỗi ngày.
Vitamin A vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt…
Sắt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá… và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành…
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.
trịnh tuấn mạnh đã bình luận
e chào b.s ak. cho em hỏi, có cách tính chiều cao ngồi cho bé ko ak. có thì b.s cho e xin tài liệu được ko.e cảm ơn b.s ak
Tri đã bình luận
Bs cho e hoi, con trai cua e 03 tuoi. Nặng 14kg7 , cao 90cm. Be da dat yeu cau chua bác. Hay can boi duong cho bé ra so. Xin bs cho loi khuen. Cam on bác nhiu.
Kim Phượng đã bình luận
Bé gái của em được 12 tháng rưỡi, bé cao 76cm, nặng 11,5 kg. Bs cho em hỏi bé nhà em phát triển có đồng đều không ạ?
NGO THI MAI HONG đã bình luận
Em xin hỏi bác sĩ . Em có con gái năm nay 7 tuổi cháu cao 105cm nặng 15kg em xinh hỏi bác sĩ cháu có bị suy dinh dưỡng không
tuan huong đã bình luận
con trai em dc 10 thang tuoi. chau can nang 9.5 kg, chieu cao la 75cm, nhung den gio chau van chua moc rang. em lo lang qua. khong biet co phai bi thieu canxi khong va neu thieu thi bo sung nhu the nao. mong bac si tu van.
Tôn Thất Lập đã bình luận
Chào Bác sĩ. Con trai của em đúng 3 tuổi cân nặng hiện tại 19,5kg cao 101cm, lúc sinh cháu nặng 3kg, dài 50cm, với chiều cao và cân nặng như vậy cháu có bị thừa cân không ạ.
Cảm ơn.
Mẹ Tý-Nghé đã bình luận
Xin hỏi Bác sĩ, cháu trai nhà em 30 tháng, cao 91cm, nặng 15,5kg, như vậy có thiếu chiều cao không ạ ( mẹ cháu ko cao nên rất lo con trai giống mình, mặc dù bố cháu cao 1,74m)
Mẹ Tý-Nghé đã bình luận
Cháu nhà em sinh ra 2,25kg, cháu sinh non lúc 34 tuần thai
kim cúc đã bình luận
Xin hỏi Bác sĩ. con trai em 26 tháng, 15.5kg, 90cm.
có 1 vấn đề là cháu đi tiểu rất dày, cứ 30 phút là lại đi, mẹ xi thì đi vào bô không là cứ tè ra quần
mỗi ngày cháu uống khoảng 400ml sữa
vậy đi tiểu dày như vậy có bình thường không ạ, mổi lần đi không nhiều
xin cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé đã vượt chuẩn 2 kg, nhưng có lẽ bạn sẽ cho là không vấn đề gì vì trẻ bé bụ bẫm 1 chút mới thích. Theo MYC thì có vẻ như bé của bạn không hiếu động lắm hay ngồi chơi 1 chỗ nhiều, mùa này lạnh nên cũng không ra mồ hôi, vậy thì phải bài tiết qua đường tiểu. Có thể khi bé đóng bỉm nhiều thì "hồn nhiên" tè, không có ý thức gọi người lớn. Bạn nên dậy con để bé có ý thức dần.
Thủy Triều đã bình luận
Xin hỏi bác sỹ con trai em 38 tháng cân nặng 22kg, chiều cao 102cm có phải béo phì không ạ.
cháu rất chắc không béo bệu nhưng có cần phải hạn chế cân nặng của cháu không ạ? từ nhỏ cháu đã không có thói quen ăn uống sau 9g tối ( tuy nhiên cháu vẫn bú mẹ ban đêm cho đến 2 tuổi rưỡi). ban ngày cháu đi học ăn theo chế độ của nhà trường. tối cháu chỉ ăn thêm khoảng 1 bát con cơm với 1 chút thức ăn nhưng chủ yếu là ăn cơm với nước mắm, rau xanh và 1 hộp sữa tươi lúc mới đi học về.
Vậy bác sỹ có lời khuyên nào cho trường hợp cháu nhà em không ạ? về dinh dưỡng để phát triển chiều cao và không tăng cân. cảm ơn bác sỹ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé của bạn béo phì rồi, cân nặng vượt 7 kg so với tuổi (vì bạn không thông tin cân nặng của bé lúc sinh nên MYC tính theo cân nặng chuẩn là 3300gr), chiều cao bằng bé 48 tháng, cân nặng theo chiều cao thừa 5,5 kg. Bạn nên giảm cơm, tăng rau và đạm có nguồn gốc từ thủy sản như cá, tôm, cua, ngao…và đậu phụ. Nên cho bé vận động nhiều.
thu minh đã bình luận
Xin hỏi bác sĩ, em có 1 cháu gái năm nay 7 tuổi, cháu cao khoảng 128cm, nặng 31 kg, nếu tính theo công thức tính chiều cao, cân nặng đối với trẻ trên 1 tuổi thì em thấy chêng lệch khá lớn. Vậy với chiều cao và cân nặng như vậy em bé nhà em có bị xếp vào dạng thừa cân không? Cháu nhà em ăn ít nhưng hấp thu rất tốt, khi còn nhỏ chỉ ăn sữa mẹ, rất ít ăn sữa ngoài vậy mà lên cân rất đều, em đã hạn chế chất béo và tinh bột. Vậy ở lứa tuổi của cháu chiều ao và cân năng bao nhiêu thì hợp lý ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé thừa khoảng 5kg so với chiều cao. Bạn nên cho bé học múa, nhảy nhịp điệu, đặc biệt bơi. Giảm ăn ngọt, không ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Về thực phẩm ăn kiêng, bạn nên cho bé đi khám BS dinh dưỡng để được tư vấn kỹ hơn.