Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đối phó với rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy thường tấn công trẻ em vào mùa hè do chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu không biết cách chăm sóc, chữa trị có thể gây nên biến chứng nguy hiểm cho bé.

Tại sao bị rôm?

Vào mùa hè, nhiệt độ nóng làm cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để giảm nhiệt. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm chúng bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ sẽ gây rôm sảy. Một số trường hợp lại bị rôm vào khi trời mát mẻ. Nguyên nhân là do các bậc cha mẹ quá cẩn thận nên mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho trẻ.

Biểu hiện của rôm sảy thường xuất hiện thành đám, thành mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán, nách, bẹn… Một số trường hợp nặng có thể bị gần như toàn thân. Thương tổn là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Khi đó, trẻ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Nếu trẻ gãi làm da sây sát sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Gặp thời tiết mát mẻ, rôm sẽ tự lặn đi và để lại các đám vẩy da bong mỏng, màu trắng, ít ngày sau da trở lại bình thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng bức trở lại, rôm sảy lại có thể xuất hiện ngay. Các điều kiện thuận lợi làm rôm xuất hiện là nhiệt độ cao, vi khí hậu nóng ẩm, không thoáng khí, trẻ mặc quần áo bí hơi, mặc quá nhiều quần áo và ít tắm rửa.

Có 3 loại rôm sảy gồm: Rôm dạng tinh thể do thượng bì bị sang chấn và mồ hôi tiết ra quá nhiều, thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không có viêm, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi để lại mảng da bong, không để lại sẹo; Rôm đỏ hay xuất hiện ở thân mình, lưng hay bị hơn cả, vùng quần áo cọ xát vào da.

Thương tổn là các sẩn màu đỏ, thành các đám dày, có khi chiếm hết cả diện tích lưng, ngực. Loại này gây khó chịu cho người bệnh với cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy. Trẻ nhỏ hay bị ở các vùng cổ gáy, nách, bẹn và có thể bị ở các vùng da khác của cơ thể. Thể rôm đỏ hay bị biến chứng bội nhiễm như chốc, viêm nang lông, nhọt do nhiễm tụ cầu vàng; Rôm sâu thường xảy ra khi rôm sảy đỏ bị đi bị lại nhiều lần, có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi.

Tắm hàng ngày bằng nước mát để da của trẻ luôn được sạch sẽ.

Xử trí đúng cách

Khi bị rôm sảy, trẻ thường có phản xạ là gãi, đôi khi các bà mẹ hoặc trẻ lớn còn có hành động giết rôm cho nhau. Việc này làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu lúc đó, nhưng hậu quả có thể gây biến chứng “cái sảy nảy cái ung”, nặng hơn là biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng. Vì vậy, khi trẻ ngứa chỉ nên xoa nhẹ để làm dịu cơn ngứa.

Nếu cơ thể không bị nóng, hạn chế tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể mất đi nhanh chóng. Vì vậy, để rôm lặn cần phải tạo điều kiện để cơ thể mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da. Cụ thể: Nên cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió. Quần áo, tã lót dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi.

Nên tắm thường xuyên cho trẻ để giúp cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Nên tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ hoặc một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu… Không nên sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da.

Xoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi nhiều vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại.

Trong trường hợp da bị viêm nhiều, lâu khỏi cần bôi kem có corticoid nhẹ, trong kem có thể có kháng sinh chống nhiễm khuẩn, tuy nhiên nên đi khám bác sĩ để được chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt không nên lạm dụng thuốc. Bôi các loại mỡ, thuốc mỡ kháng sinh không những làm cho da bị bít mà còn có thể gây dị ứng.

Khi bị rôm sâu có nguy cơ gây hủy hoại tuyến mồ hôi làm mất khả năng tiết mồ hôi, có thể dùng isotretinoin dưới sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to cần bôi cồn iod hữu cớ như betadin nhiều lần trong ngày. Ngoài ra nên uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh… và vitamin C liều cao để giúp giảm bệnh và giảm tổn thương tuyến mồ hôi.

Cách phòng tránh rôm sảy

  • Luôn để cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió.
  • Tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt từ 10h đến 15h, nếu cần ra ngoài vào lúc đó thì phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da của trẻ.
  • Tắm hàng ngày bằng nước mát cho da dẻ luôn sạch sẽ, các lỗ tuyến được thông thoáng.
  • Quần áo, tã lót mặc rộng thoáng, chất liệu cotton và thay thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đủ lượng nước, có nhiều vitamin, hạn chế các đồ ăn có nhiều đường.

Ts Nguyễn Duy Hưng (Viện Da Liễu Trung ương)

Bạn có biết?

  • Với những trường hợp rôm sảy thông thường, chỉ cần tắm cho trẻ hằng ngày để da sạch sẽ.
  • Có thể theo kinh nghiệm dân gian, dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh… để tắm cho trẻ cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm.
  • Chọn loại phấn rôm chất lượng tốt chấm lên những vùng da bị rôm sảy sau khi tắm cho con cũng là một cách hạn chế tình trạng này.
  • Ngoài ra, với trẻ lớn đã ăn được có thể cho bé ăn uống các đồ mát như bột sắn dây, nước cam, chanh…
Meyeucon.org - 24/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Các bệnh thường gặp ở trẻ em , Rôm sảy ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm
  • Bé bị dị ứng – mẹ xử lý ra sao
  • Những biện pháp phòng tránh bệnh cảm cúm mùa đông cho bé.
  • Chứng táo bón ở trẻ và cách khắc phục đơn giản
  • Bệnh tay chân miệng và những điều cần biết

Bình luận

  1. Nguyenminhthu đã bình luận

    17/03/2013 at 12:31 chiều

    Con toi 3,5 thang. Co nen boi phan rom de dieu tri rom thuong khong? Neu co the boi duoc thi nen chon loai phan rom nhu the nao? Meyeucon.org co the huong dan cu the cho toi duoc khong?

    Trả lời
  2. letunglam đã bình luận

    26/08/2010 at 9:25 sáng

    Co nen thuong xuyen suc thuoc chong muoi cho tre khong?
    Con toi 22 thang tuoi nhung phai su dung thuong xuyen thuoc chong muoi cua hang jonhson, xin hoi bac si nhu vay co duoc khong? co anh huong den suc khoe khong.

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      26/08/2010 at 11:04 sáng

      Không nên dùng nhiều thuốc chống muỗi

      Cho dù bạn dùng thuốc chống muỗi “xịn” đến đâu thì cũng có tác hại tới trẻ em do nó có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ hô hấp và kéo theo nguy cơ cao về hệ tuần hoàn. Chưa kể thuốc có thể ngấm vào da của trẻ (da trẻ rất mềm và mỏng). Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng, thay vào đó dùng các biện pháp ngăn muỗi tiếp cận với trẻ, ví dụ: Đi ngủ nằm màn, lắp cửa lưới chống muỗi, tránh cho trẻ chơi gần những nơi có nhiều muỗi (ao tù, bụi rậm v.v…)

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn