Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Có bầu, nên đi khám như thế nào là hợp lý?

Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ khi lần đầu mang thai, khám thai vào thời điểm nào và các mốc ra sao để theo dõi tình trạng thai nhi được tốt nhất?

Theo các bác sỹ, không nên siêu âm quá nhiều trong thời kỳ mang thai, dễ ảnh hưởng tới thai nhi nhưng có một số mốc quan trọng thì các sản phụ không nên bỏ qua:

Đi khám lần đầu tiên: Sau khi chậm kinh khoảng 1 tháng

Lúc này, thai đã hình thành được khoảng 6 – 7 tuần, bắt đầu đi vào tử cung và “làm tổ” nên để xác định chính xác xem bạn đã mang thai hay chưa (ngoài phương pháp dùng que thử) thì nên đi siêu âm ở thời điểm này. Kết quả siêu âm cũng cho bạn biết chính xác tuổi thai và ngày dự kiến sẽ sinh em bé.

Siêu âm lần đầu này cũng sẽ giúp bạn xác định được một số bất thường xảy ra (như thai không vào trong tử cung) để bác sỹ có hướng can thiệp sớm mà không làm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Cũng trong lần khám này, bạn nên khám luôn cả phụ khoa để nếu có viêm nhiễm gì thì có hướng điều trị luôn, không để ảnh hưởng sau này.

Trong lần siêu âm này, bạn chỉ có thể siêu âm 2D được thôi nhưng đã có thể biết được kích thước của em bé cũng như nghe được tim thai rồi đấy!

Bạn có thể bắt đầu uống vitamin tổng hợp theo liều chỉ định của bác sỹ sau khi khám xong.

Khám thai thường xuyên để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.

Lần khám thứ 2: Tuần thai thứ 11 – 12

Bắt đầu đi siêu âm 4D lần đầu tiên, đây là lần khám thai vô cùng quan trọng bởi vì bác sỹ đã có thể xác định rõ sự phát triển và trọng lượng cơ thể của trẻ.

Việc siêu âm 4D sẽ giúp bác sỹ xác định được khoảng sáng sau gáy, xem bé có nguy cơ mắc bệnh Down hay không. Nếu để qua tuần thứ 12, bước sang tuần thứ 13 thì chỉ số không chính xác và không còn giá trị nữa.

Sau lần khám thai này, bạn có thể bắt đầu uống sữa bầu, sữa tươi hoặc sữa đậu nành để bổ sung canxi cho con.

Lần khám thứ 3: Tuần thai thứ 15 – 17

Khi đến ngưỡng này, bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra Triple Test để xác định nguy cơ trẻ mắc bệnh Down, dị tật ống thần kinh…

Để thực hiện kiểm tra này, bạn sẽ phải thực hiện ở bệnh viện Đại học Y Hà nội (Đường Tôn Thất Tùng) hoặc tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Viện C).

Làm các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện dị tật sớm.

Lần khám thứ 4: Tuần thai thứ 22 – 24

Đến giai đoạn này, giới tính của thai nhi đã có thể được phát hiện chính xác. Lần khám thai này, việc siêu âm nhằm xác định các dị tật bẩm sinh của em bé, chủ yếu là về tim và xương.

Nếu thiếu sắt hay canxi, bạn sẽ được bác sỹ chỉ định uống bổ sung ngay.

Đến khi thai được khoảng 26 – 28 tuần, bạn có thể đi tiêm phòng theo chỉ định của bác sỹ.

Lần khám thứ 5: Tuần thai thứ 30 – 32

Đi siêu âm và kiểm tra lần cuối cùng trước khi chuẩn bị sinh.

Từ tuần thai thứ 36

Bạn có thể đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết, bổ sung vào hồ sơ đăng ký đẻ tại viện đó.

Lúc này, bạn có thể chọn bệnh viện để đẻ, đăng ký hồ sơ và đi làm các xét nghiệm theo yêu cầu để sẵn sang lúc “lâm bồn”.

Từ tuần này trở đi, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn, mỗi tuần 1 lần cho tới khi sinh.

Mang thai, ai cũng mong con được khỏe mạnh, bình yên, chính vì vậy việc theo dõi quá trình thai nhi phát triển theo các dấu mốc chính xác là điều vô cùng quan trọng. Tốt nhất là bạn nên theo 1 bác sỹ duy nhất, để bác sỹ theo dõi được chính xác nhất tiến trình thai nhi phát triển.

Hãy luôn ghi nhớ

Khám thai định kỳ giúp bạn:

  • Phát hiện bệnh tật của mẹ khi mang thai
  • Phát hiện dị tật, bất thường của thai nhi
  • Theo dõi sự phát triển của thai nhi
  • Xác định cơ thể của mẹ và thai nhi có thích nghi với nhau hay không
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của thai phụ
  • Xác định khoảng thời gian sinh con
Meyeucon.org - 24/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Khám thai định kỳ , Siêu âm thai nhi

Bài viết liên quan

  • Cần khám bao nhiêu lần khi mang thai?
  • Các vấn đề mẹ bầu cần lưu ý về siêu âm thai
  • Tuần thứ tám của thai kỳ
  • Hiểu thêm về siêu âm 2D, 3D, 4D
  • Siêu âm 4D

Bình luận

  1. Nguyên Thị Hoai Phuong đã bình luận

    21/01/2014 at 12:42 chiều

    Bac si cho e hoi, chiêu hôm qua em cung vua moi di siêu âm , bac si bao thai duoc 8 tuân 2 ngay, va hẹn la ngay 22 thang 2 tai kham la vao tuân thu 13, nhung ma buôi trua cung ngay hôm qua e di siêu âm , bac si kia lai noi voi em la phai dung tuân thu 12, som hon mây ngay cung không sao, nhung bat dau qua tuân thu 13 di siêu âm se không xac dinh chinh xac duoc cai gi cua thai nhi do.. do lân dau mang thai nen e van chua hiêu ro duoc. Mong bac si t van gium em

    Trả lời
  2. Molly Lương đã bình luận

    17/05/2013 at 1:43 chiều

    Chào bác sĩ!!!
    Em mang thai 29 tuần,bác sĩ cho em hỏi lần khám thai này em sẽ được khám những jì khi đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ nơi em theo khám?Em hiện tại đang ở tphcm và đang theo khám trung tâm chăm sóc mẹ và bé ở quận 10,em không biết nơi đó có dịch vụ sanh hay không?Nếu không bác sĩ cho em hỏi em phải làm thế nào và đăng ký dịch vụ sanh ra sao?Đây là lần đầu em sanh nên còn nhiều việc bỡ ngỡ.Bác sĩ tư vấn jiúp em cần chuẩn bị những jì khi vào viện sanh.Em cám ơn bác sĩ.

    Trả lời
  3. Phạm Lan đã bình luận

    04/09/2011 at 3:24 chiều

    Chào mẹ yêu con!
    Tôi xin nhờ chuyên mục tư vấn giúp tôi 1 vấn đề. Chu kỳ kinh của tôi là 28 ngày, vừa rồi chậm kinh 8-9 hôm tôi đi khám thì có thai, bác sĩ cho đi siêu âm và không cho làm xét nghiệm gì thêm. Kết luận là có 1 túi thai 4-5 tuần tuổi trong tử cung, chưa có phôi thai, hiện tại bình thường. Tôi có hỏi bác sĩ bao giờ thì đi khám lại nhưng bs trả lời là mấy tuần nữa, cũng không nói chính xác là bao giờ (tôi khám hôm 26/8/2011). Vậy xin cho hỏi bao giờ thì tôi nên khám lại? Và cần làm những xét nghiệm gì? Xin cám ơn.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      17/09/2011 at 5:54 chiều

      Thường đi khám khi thai 7-8 tuần để xác định có tim thai, chắc chắn nhất là 8 tuần kể từ ngày thấy kinh của kỳ kinh cuối cùng ( tháng 7).

      Trả lời
  4. Phạm Hằng đã bình luận

    24/08/2011 at 9:48 chiều

    Lần trước tôi có gửi câu hỏi tới bs. Về việc bác sĩ khám thai cho tôi hẹn tái khám vào tuần 13. Trong khi "nếu để qua tuần thứ 12, bước sang tuần thứ 13 thì chỉ số không chính xác và không còn giá trị nữa". Tôi ở Lào Cai. Tuổi thai tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối là 10 tuần. Chu kì kinh tròn 30 ngày, rất đều đặn. Theo như câu trả lời của bs, có phải tôi nên đi khám ở tuần 12?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      25/08/2011 at 5:53 sáng

      Theo MYC bạn nên đi khám vào tuần 12, cũng còn tùy thuộc kinh nghiệm và thiết bị SÂ mà độ chính xác cao hay thấp bạn nhé.

      Trả lời
  5. Phạm Hằng đã bình luận

    23/08/2011 at 8:02 chiều

    Chào mẹ yêu con!
    Tôi đã đọc bài viết và có thắc mắc gửi tới các bác sĩ. Tôi hiện đang có bầu được 10 tuần, bước sang tuần thứ 11 tính theo ngày đầu của kì kinh cuối. Khi đi siêu âm lần đầu vào đầu tuần thứ 7, tôi được bác sĩ hẹn tuần thứ 13 kiểm tra định kỳ. Lần trước mang thai tôi cũng được bác sĩ ở phòng khám khác hẹn như vậy (nhưng vì bị rubella nên tôi phải bỏ thai) Trong khi bài viết có nói: "nếu để qua tuần thứ 12, bước sang tuần thứ 13 thì chỉ số không chính xác và không còn giá trị nữa". Vậy tôi nên đi siêu âm lần thứ 2 vào thời điểm nào?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      24/08/2011 at 5:56 sáng

      Không rõ cơ sở mà bạn khám thai có thực hiện các kỹ thuật trong chương trình sàng lọc trước sinh không, CT thường theo dõi thai từ tuần thứ 11 đến tuần 22, thông thường đo độ dày da gáy vào tuần 11-13, còn phụ thuộc kinh nghiệm chuyên môn mỗi BS và sự hỗ trợ của thiết bị máy móc. Ngay cả cách tính tuổi thai cũng có thể khác nhau nếu có cùng ngày thấy kinh lần cuối nhưng vòng kinh dài ngắn khác nhau. Ví dụ VK của bạn 35 ngày, dài hơn người có VK 28 ngày là 1 tuần vì vậy nếu tính tuổi thai theo KCC bạn phải SÂ ở tuần thứ 13, có phải hay không bạn tự xem lại vì bạn không cung cấp đầy đủ thông tin.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn