Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Làn da của bà bầu

Trong ba tháng đầu, bạn có thể thấy những thay đổi trên làn da của mình: Da khô và nhạy cảm hơn hoặc trở nên nhờn, dễ nổi mụn.

Bạn có thể dùng sữa rửa mặt, nước hoa hồng làm se lỗ chân lông, kem giữ ẩm phù hợp. Tuy nhiên, cần tránh rửa mặt thường xuyên (1-2 lần/ngày là đủ) vì rửa mặt nhiều sẽ gây khô da.

Đừng lạm dụng thuốc trị mụn khi mang thai vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tránh các chất tẩy rửa, kem giữ ẩm có chứa chất hóa học exfoliant vì nó làm bào mòn làn da. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi bạn cần các sản phẩm trị mụn.

Những rắc rối khác ở làn da khi mang bầu, từ Motheranbaby như sau:

Nhạy cảm hơn

Làn da dễ nhạy cảm hơn với tia UVA (UVB) khi bạn đang mang thai. Hãy tránh ánh nắng mặt trời, nhất là vào ban trưa. Nên mặc quần áo dài, rộng rãi để các tia cực tím không xuyên qua da của bạn được.

Quá trình mang thai có thể gây da sậm màu; vì thế, cần sử dụng kem dưỡng ẩm với SPF (chỉ số chống nắng) ít nhất là 15 (ngay cả những ngày u ám hay trong mùa đông). Bạn cũng có thể nhận thấy nốt ruồi, tàn nhang, núm vú trở nên sẫm màu hơn; nốt ruồi và những nốt tàn nhang mọc nhiều hơn. Điều này thông thường là tạm thời vì chúng sẽ mờ dần sau khi bạn sinh con. Những đường sọc màu đen có thể xuất hiện trên bụng và thường mất hẳn sau khi bạn có em bé.

Ngứa da

Da khô, ngứa và nhiều lúc khiến bạn như phát điên. Bạn đừng vội bực vì khô, ngứa da là tình trạng tương đối phổ biến của thai kỳ. Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày vì nó khiến làn da của bạn đủ độ ẩm từ bên trong. Nếu bị ngứa liên tục, bạn nên đi khám. Ngứa da có thể liên quan đến chức năng gan, thận và cũng có khả năng gây tổn hại cho bào thai.

Rạn da

Vấn đề nhiều thai phụ lo lắng là rạn da. Những vết rạn thường xuất hiện trên ngực, bụng, đùi khi mô đàn hồi của da bị phá vỡ do sự tăng trưởng của bào thai. Ban đầu, vết rạn mang màu đỏ nhưng sau đó mờ dần thành một màu xám bạc. Rạn da có yếu tố di truyền. Nếu mẹ của bạn bị rạn da thì có khả năng, bạn cũng bị như thế.

Đừng quá lo vì hầu hết các vết rạn sẽ biến mất sau sinh. Trường hợp hiếm, như viêm da có mụn nhỏ có thể gây hại cho bé của bạn. Vì thế, nếu rạn da đi kèm những triệu chứng bất thường, hãy đi khám ngay.

Những dấu hiệu cần đi khám

Những mảng phát ban, gây ngứa có thể xuất hiện toàn cơ thể, có những điểm trông như vết cắn của côn trùng. Dấu hiệu này có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và tiến triển nặng hơn khi có bất thường ở hàm lượng hormone. Nó có thể không gây biến chứng cho mẹ nhưng lại gây hại cho bé nếu không được điều trị.

Phát ban, kèm những nốt nhô lên, ngứa ngáy, xuất hiện bắt đầu ở bụng, lây lan tới đùi khoảng tuần thứ 34 nhưng thường biến mất sau sinh. Nghiên cứu gần đây cho thấy, điều này có thể do các tế bào của thai nhi xâm lấn vào làn da của mẹ, có thể điều trị bằng corticosteroid, theo yêu cầu của bác sĩ.

Giữ gìn làn da khi mang thai

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu canxi, vitamin A, C, E…
  • Không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da
  • Uống nhiều nước là biện pháp tốt
  • Nếu da bị mẩn đỏ, nên dùng 1 chiếc khăn lạnh đắp lên khoảng 30 phút, vừa hiệu quả, vừa an toàn.
  • Rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày với loại sữa rửa mặt có hoạt tính dịu nhẹ và không gây kích ứng da
Meyeucon.org - 24/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Làm đẹp khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Mẹo bỏ túi chăm sóc da cho mẹ bầu mùa đông
  • Các cách làm đẹp da sau sinh
  • Có nên nhuộm tóc khi đang mang bầu?
  • Có dầu oliu mẹ bầu chẳng lo rạn da

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn