Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Vệ sinh tai cho bé thế nào cho đúng?

Một trong những điều luôn làm các mẹ đau đầu trong việc vệ sinh cho bé chính là việc “dọn dẹp” khu vực “đôi tai”. Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể bé, đôi tai là một trong những vùng kín khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất.

Vệ sinh tai – nỗi băn khoăn hằng ngày của các mẹ

Khu vực này thường xuyên thải ra một chất màu vàng khô hoặc ướt (đa số là khô) gọi là ráy tai. Các bé thường hay rất khó chịu khi ráy tai bị sản xuất quá nhiều nhưng khổ nỗi, các mẹ rất đắn đo khi dùng tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác để vệ sinh tai cho bé như người lớn. Sự đắn đo này hoàn toàn dễ hiểu vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được các hành vi của mình, khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai sẽ rất tai hại nếu chẳng may các bé giãy giụa. Nhưng nếu không lấy ráy tai, tai của bé sẽ dễ bị tích tụ nhiều bên trong khiến bé khó chịu và có khi còn bị đóng thành nút ráy tai dính chặt bên trong tai của bé sẽ càng khiến các mẹ đau đầu hơn.

Cơ chế hoạt động của đôi tai bé

Trước khi đi vào các phương pháp vệ sinh đôi tai cho bé, các mẹ cần tìm hiểu cơ chế hoạt động của đôi tai bé. Về cơ bản, đôi tai của người lớn hay trẻ nhỏ đều có cơ chế hoạt động như nhau, được cấu tạo bởi ống tai ngoài có chức năng chuyển âm thanh từ vành tai đến màng nhĩ.

Ống tai ngoài được phủ bởi một lớp da mỏng, nhạy cảm và dễ bị xây xát, đặc biệt đối với các bé lớp da này càng mỏng manh hơn. Lớp da này thường xuyên tiết ra một loại chất nhờn là ráy tai có nhiệm vụ bôi trơn ống tai và bảo vệ tai một cách tự nhiên chống lại vi khuẩn và nấm từ môi trường bên ngoài lọt vào trong ống tai.

Đối với đa số trẻ em thì thông thường, ráy tai cùng với lớp biểu bì của da ống tai sẽ bong tróc ra dần dần và chuyển từ trong ra ngoài cửa ống tai một cách tự nhiên. Mặc dù vậy, có một số bé do cơ địa đặc biệt như hẹp ống tai, rối loạn bài tiết ống tai hay do môi trường bên ngoài ô nhiễm, ồn ào khiến ráy tai sản xuất ra quá nhiều gây khó chịu cho bé, thậm chí thành nút ráy tai, ảnh hưởng thính lực của bé. Vì thế việc thường xuyên loại bỏ ráy tai thừa cho bé là việc làm cần thiết của các mẹ.

Vệ sinh tai cho bé thế nào cho đúng?

Tất cả các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng đều khẳng định: dùng tăm bông hay các dụng cụ khác đi vào sâu trong ống tai để lấy ráy tai cho bé là phương pháp vệ sinh tai sai lầm, không hiệu quả và dễ gây ra những nguy cơ đáng tiếc cho bé.

Do cơ chế hoạt động của đôi tai các bé là thải ráy tai ra ngoài ống tai một cách tự nhiên do đó các mẹ chỉ cần hàng ngày hay cách ngày, dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là đã có thể vệ sinh tai hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, do những yếu tố môi trường xung quanh như ô nhiễm, tiếng ồn… có nhiều bé sẽ bị sản xuất ra nhiều ráy tai, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu hoạt động ở môi trường bên ngoài nhiều. Đối với những trường hợp này thì chỉ vệ sinh bên ngoài vành tai không thì vẫn chưa đủ để lấy hết ráy tai của bé vì còn rất nhiều ráy tai sẽ còn lưu lại bên trong ống tai, nếu không lấy ra thường xuyên sẽ gây khó chịu cho các bé.

Phương pháp đa số các mẹ dùng để lấy ráy tai là sử dụng tăm bông có thấm nước và đưa sâu vào ống tai của các bé. Thật ra đây là phương pháp vệ sinh tai không đúng cách và không hiệu quả. Khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai, ngay cả đối với những loại tăm bông nhỏ dành riêng cho các bé thì không thể nào có thể lấy hết ráy tai bên trong đôi tai của các bé ra được. Một phần ráy tai còn lại sẽ càng bị đẩy sâu vào trong ống tai sẽ gây tích tụ ráy tai hay đóng thành nút ráy tai lấp phía trước màng nhĩ.

Đối với các dụng cụ lấy ráy tai như đầu móc kim loại hay các vật nhọn khác thì càng tuyệt đối không nên sử dụng vì các dụng cụ này sẽ dễ làm xây xát lớp da ống tai mỏng manh, nhạy cảm của các bé, gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết ráy tai của ống tai. Tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác còn mang lại nguy cơ trầy hay thủng màng nhĩ vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được hành vi, các bé rất dễ vùng vẫy khi các mẹ đang vệ sinh tai cho bé.

Để loại bỏ ráy tai thừa đáng ghét trong đôi tai của các bé, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, ngoài việc thường xuyên dùng khăn mềm thấm nước ấm lau ngoài vành tai của bé, các mẹ có thể dẫn các bé đến phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Tai –Mũi – Họng để các bác sĩ có các dụng cụ và dung dịch vệ sinh tai chuyên môn vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều. Nếu bé có biểu hiện khó chịu, vò đầu bứt tai là lúc đó có khả năng bé đã bị đóng nút ráy tai, khi đó các mẹ không được tự ý gắp nút ráy tai mà vẫn phải đến bác sĩ có chuyên môn để xử lý.

Giải pháp đến bác sĩ có chuyên môn để lấy ráy tai cho bé là giải pháp an toàn nhất, tuy nhiên sẽ hơi phiền phức cho các mẹ khi phải vệ sinh tai cho bé thường xuyên. Tại các nước có nền y khoa phát triển như Pháp, Thụy Sĩ… các bà mẹ thường hay sử dụng những dung dịch vệ sinh tai có thành phần nước biển ưu trương có tác dụng làm tan rã ráy tai một cách tự nhiên mà không gây bất cứ tác động nào cho đôi tai của bé nếu sử dụng lâu dài.

Bệnh viêm tai ở trẻ

Ở tuổi lên ba, 70% trẻ em sẽ bị ít nhất một lần bị viêm tai. Phần lớn trường hợp xảy ra khi nước tích lũy trong khoảng giữa tai và trở nên nhiễm trùng (thường là do nhiễm khuẩn), gây đau đớn và sưng đỏ. Tuy nhiên 80% trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Hãy đưa bé đi bác sỹ nếu:

  • Bé dưới 2 tuổi và có biểu hiện viêm tai, đau tai
  • Trẻ đau nghiêm trọng, sốt cao trên 38,9 độ
  • Trẻ bị viêm hết tai này đến tai khác.
Meyeucon.org - 24/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Viêm tai ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Con bị điếc do nhiễm khuẩn CMV
  • Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em
  • Những dấu hiệu bất thường về thính giác của trẻ 1 – 3 tuổi
  • Viêm tai giữa tiết dịch – một chứng bệnh trẻ dễ mắc
  • Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn