Hệ thống mới, gọi là Lena (Language Environment Analysis) có thể tạo ra 1 sự khác biệt lớn trong việc xác định và điều trị tự kỷ. Đó là phát hiện trẻ bị tự kỷ qua âm thanh mà trẻ phát ra lúc chưa biết nói.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng tiếng bập bẹ của trẻ sơ sinh có rối loạn sẽ không giống những trẻ bình thường.
Các nhà khoa học đã dùng công nghệ phân tích âm thanh tự động Lena để chỉ ra sự khác biệt trong phát triển ngôn ngữ với độ chính xác là 68%.
GS Steven Warren, một chuyên gia tự kỷ của trường ĐH Kansas, Mỹ, và cũng tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Công nghệ này có thể hỗ trợ các bác sĩ nhi khoa chẩn đoán chứng tự kỷ để xác định nếu các phương pháp khác không đủ giúp họ đưa ra kết luận. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp phát hiện sớm và từ đó giúp việc điều trị hiệu quả hơn”.
Các nhà khoa học Mỹ đã phân tích gần 1.500 đoạn âm thanh được ghi lại từ 232 trẻ trong độ tuổi từ 10 tháng – 4 tuổi. Tổng số đã có hơn 3 triệu cách bày tỏ đã được ghi lại vào nghiên cứu, theo báo cáo của tạp chí Proceeding của Viện Khoa học quốc gia.
Nghiên cứu tập trung vào 12 thông số âm thanh đặc trưng liên quan với sự phát triển của quá trình phát âm.
Điều quan trọng nhất là những thông số này bao gồm “sự chia thành âm tiết” – hả năng của trẻ trong việc tạo ra các âm tiết được hình thành với sự vận động nhanh của miệng và lưỡi.
Các chuyên gia tin những âm thanh này sẽ hình thành nên từ.
Ở những trẻ tự kỷ từ 10 tháng đến 4 tuổi, có sự ghép đôi không xứng giữa giá trị thông số và tuổi tác.
“Một số nhỏ các nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ có 1 dấu hiệu âm tiết khác biệt rất rõ ràng nhưng cho đến nay, chúng ta đã dùng kiến thức này để ứng dụng vào công nghệ”, GS Warren nói.
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển mà không có khả năng để giao tiếp hoặc muộn hơn so với trẻ khác, thiếu các kỹ năng xã hội, không ghi nhớ được đặc điểm và có hành vi lặp đi lặp lại.