Theo BS. Phạm Ngọc Thanh, Trưởng đơn vị tâm lý trẻ em BV Nhi đồng 1 (TP HCM), sau khi sinh, một số phụ nữ bị suy sụp tinh thần hay lo lắng buồn phiền thái quá. Đây là chứng “suy sụp tinh thần sau khi sinh” hay bệnh hậu sản, trầm cảm sau sinh, thường xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ.
Cáu gắt, buồn rầu, xa lánh con…
Đi tìm nguyên nhân
- Cảm thấy xuống tinh thần, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày;
- Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả;
- Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt lực;
- Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn;
- Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình;
- Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.
- Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: Dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm).
- Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh.
- Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con.
- Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con.
- Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.
Trẻ không được bú mẹ khi đang điều trị bệnh
Theo BS Lê Quốc Nam, trẻ không được bú sữa mẹ khi người mẹ đang điều trị trầm cảm vì đa số thuốc điều trị trầm cảm có thể xuất hiện trong sữa mẹ. Ngoài ra, đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển nếu mẹ bị trầm cảm. Sự không quan tâm đến con do bệnh lý trầm cảm ở người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức… ở trẻ. Vì một đứa bé 3 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại các biểu hiện tình cảm ở người mẹ.
Theo Giadinh.net.vn