Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thóp của trẻ phồng có thể là dấu hiệu viêm màng não

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi TW, từ tháng 1 đến ngày 17/6/2010 đã có 152 trường hợp nhập viện do viêm màng não; cùng kỳ này năm 2009, bệnh viện có 109 trường hợp. Viêm màng não là bệnh khá nguy hiểm mà dấu hiệu thì rất đơn giản như sốt, nôn… nên các phụ huynh thường chủ quan.

ThS.BS Trần Thị Hồng Vân, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi TW cho biết, viêm màng não thường xảy ra ở 3 nhóm là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng), trẻ nhỏ (2 – 5 tuổi), trẻ lớn (trên 5 tuổi trở lên). Đa phần có các triệu chứng như: trẻ sốt, đau đầu, khó chịu, nôn vọt, cổ cứng, gập cổ…

Đặc biệt những trẻ còn thóp thì thóp phồng, căng, thần kinh lơ mơ, ngủ gà (nhìn thì ngủ sâu, nhưng khi đụng vào trẻ dậy, rồi để im trẻ lại tự lịm), khi bị nặng trẻ có thể hôn mê, co giật. Trẻ sơ sinh thì ít thấy sốt mà thường bỏ bú, và cũng với những dấu hiệu trên.

Viêm màng não là bệnh khá nguy hiểm mà dấu hiệu thì rất đơn giản như sốt, nôn…

Viêm màng não do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có tới 80% là do các vi khuẩn như: hemophilus Infhienga (HI) typ B, não mô cầu, phế cầu. Ngoài ra còn có viêm màng não di virus: EV virus, HSV1…; Viêm màng não do vi trùng lao, mà nhiều trường hợp không phát hiện ra bị lao trước đó như lao phổi, lao hạch….

Viêm màng não nếu phát hiện kịp thời thì có khả năng chữa trị hoàn toàn, không để lại di chứng, còn nếu diễn biến nặng kéo dài sẽ để lại di chứng như: động kinh, não úng thủy (ứ nước trong não thất dẫn đến đầu to), chậm phát triển thần kinh và vận động. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ trên phải đi khám ngay để phát hiện và điều trị kịp thời để giảm tỷ lệ tử vong và di chứng.

ThS Vân cũng nhấn mạnh, biện pháp phòng ngừa viêm màng não hữu hiệu nhất là vệ sinh môi trường, cá nhân, chú ý vệ sinh đường hô hấp, tiêu hóa, an toàn trong vấn đề VSATTP, điều trị trong mùa nóng này thì việc vệ sinh da bằng các xà phòng trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh để chống nhiễm khuẩn qua đường ăn uống. Mặt khác trẻ cần được tiêm chủng phòng bệnh tại các trung tâm tiêm chủng.

Meyeucon.org - 29/07/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm màng não ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Viêm màng não: Bệnh nguy hiểm và di chứng nặng nề
  • Nhầm sốt vi rút, bé 2 tuổi tử vong vì viêm màng não
  • Nguyên nhân, phòng tránh viêm màng não
  • Viêm màng não mủ dễ nhầm với bệnh mũi họng
  • Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm não

Bình luận

  1. ngô đình khanh đã bình luận

    25/01/2013 at 10:54 chiều

    viem mang nao o tre so sinh dieu tri bao lau thi dat ket qua…

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn