Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ https://meyeucon.org/46306/bo-sung-sat-cho-tre-qua-sua-me/ https://meyeucon.org/46306/bo-sung-sat-cho-tre-qua-sua-me/#respond Fri, 22 Dec 2023 06:54:32 +0000 http://meyeucon.org/?p=46306 Sắt được biết đến là vi chất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Mẹ cần chú trọng bổ sung vi chất này cho con. Trẻ đang bú mẹ, cơ thể hấp thu tốt sắt từ nguồn sữa mẹ. Vậy làm thế nào để bổ sung tối ưu nguồn sắt thông qua sữa mẹ. Cùng tham khảo sau đây nhé.

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ

Hàm lượng sắt có trong sữa mẹ tuy không cao chỉ chiếm 0,35mg/lít nhưng lại rất dễ hấp thu. Các chuyên gia khuyến nghị mẹ nên cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời để phát triển tốt nhất. Dưới đây là những hướng dẫn giúp mẹ bổ sung sắt cho con thông qua nguồn sữa mẹ thật hiệu quả nhé.

Cho con bú càng sớm càng tốt

Mẹ cho con bú ngay sau vài giờ sau sinh, sữa trong những ngày đầu còn gọi là sữa non có chứa hàm lượng sắt cao, 0,8mg/lít. Ngoài ra, cho bé bú mẹ sớm còn là meo giúp kích thích tuyến vú tăng tiết sữa, sữa mẹ về với lượng nhiều hơn. Đồng thời, hạn chế tình trạng tắc tia sữa, mất sữa hoặc áp xe tuyến vú.

Cho con bú đủ lượng sữa

Tùy từng giai đoạn phát triển và nhu cầu của từng bé mà lượng sữa bé cần sẽ khác nhau. Mẹ đừng quên bổ sung đủ lượng sữa cho con để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhé.

Để nhận biết con bú no hay chưa, mẹ có thể quan sát có xuất hiện các dấu hiệu sau đây không:

  • Bé ngủ thiếp đi trong lúc bú hoặc để ý những nơi quanh trẻ.
  • Ngừng bú và quay ra ngoài, đẩy ti mẹ ra xa.
  • Bầu ngực mẹ không còn căng cứng và chảy sữa nữa.
  • Trẻ tăng trưởng đều, không quấy khóc và tâm trạng vui vẻ sau khi bú.

Cho bú đủ thời gian

Bé không chỉ cần bú đủ lượng mà cần bú đủ thời gian. Theo khuyến cáo, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên duy trì cho bé bú tới 24 tháng hoặc hơn. Bé cũng có thể dùng sữa công thức từ sớm, nhưng nếu sữa mẹ vẫn đủ thì mẹ nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ nhé.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ hợp lý

Sau sinh mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe sau thời gian vượt cạn. Bên cạnh đó, cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, trứng, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn nạc, hải sản, các loại rau xanh lá đậm, bí ngô, các loại đậu và hạt…

Xem chi tiết: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ như thế nào?

Bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ liệu có đủ?

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời dành cho con. Tuy hàm lượng sắt trong sữa mẹ thấp, chỉ chiếm 0,35mg/lít nhưng cơ  thể có khả năng hấp thu sữa mẹ cao, lên tới 50%. Trong khi đó, nếu sử dụng sữa công thức hoặc sữa đậu nành, tỷ lệ hấp thu lần lượt là 12% và 7%.

Các chuyên gia cho rằng, trẻ sinh đủ tháng và có cân nặng đạt chuẩn, lượng sắt dự trữ trong thai kỳ kết hợp với sắt trong sữa mẹ đủ cung cấp cho con trong 4 tháng đầu sau sinh. Sau khoảng thời gian này, trẻ tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về sắt tăng cao. Trong khi đó, lượng sắt dự trữ trong thai kỳ dần cạn kiệt. Giai đoạn này bé lại chưa ăn dặm nên sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy, trẻ có nguy cơ thiếu sắt nếu không được bổ sung thông qua các nguồn khác.

Còn đối với trẻ sinh non, sinh nhẹ cần lượng sắt dự trữ trong thai kỳ thấp. Do đó, sau sinh trẻ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt cần được bổ sung. Vì vậy, bên cạnh bổ sung sắt thông qua sữa mẹ, bé cần được bù sắt thông qua các nguồn khác. Bé chưa vào độ tuổi ăn dặm, mẹ nên tham khảo bổ sung các chế phẩm sắt cho con. Đối với trẻ ở giai đoạn ăn dặm, ngoài các nguồn trên mẹ cần xây dựng một thực đơn ăn uống giàu sắt cho bé nhé.

Thông thường, ngoài sữa mẹ trẻ được bổ sung sắt qua 2 nguồn chính: Thực phẩm và chế phẩm sắt bổ sung.

– Về thực phẩm: Nguồn thực phẩm giàu sắt cho bé phải kể đến như:

  • Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn.
  • Hải sản: Sò, ngao, hàu, cá hồi, tôm, cua
  • Gan thận động vật
  • Trứng
  • Thịt gia cầm
  • Các loại rau lá xanh như cải chíp, cải ngọt, rau ngót, rau bina
  • Bí ngô
  • Các loại đậu và hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt…

– Về chế phẩm sắt bổ sung: Trong nhiều trường hợp mẹ cần bổ sung sắt cho con thông qua các chế phẩm sắt. Tuy nhiên, khi lựa chọn các chế phẩm sắt cho con mẹ cần đảm bảo các tiêu chí an toàn, hiệu quả, nguồn gốc rõ ràng và dễ uống. Thông thường trẻ uống sắt dễ gặp phải tình trạng táo bón, mẹ nên lựa chọn loại sắt hữu cơ, dễ hấp thu để giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng sắt.

Tìm hiểu thêm: Trẻ uống sắt bị táo bón phải làm gì?

Bổ sung đủ sắt cho con là điều mà cha mẹ cần chú trọng. Hãy cho con bú mẹ đủ liều lượng, đủ cữ và thời gian sẽ giúp con nhận tối ưu lượng sắt từ sữa mẹ, tạo tiền đề cho bé phát triển khỏe mạnh. Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu sắt, cha mẹ không nên chần chừ mà cho trẻ thăm khám sớm nhé. Khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, cha mẹ không nên tự ý bổ sung sắt cho con yêu nhé.
]]>
https://meyeucon.org/46306/bo-sung-sat-cho-tre-qua-sua-me/feed/ 0
Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa? https://meyeucon.org/46301/nguyen-nhan-tre-9-thang-bieng-an/ https://meyeucon.org/46301/nguyen-nhan-tre-9-thang-bieng-an/#respond Thu, 21 Dec 2023 09:03:41 +0000 http://meyeucon.org/?p=46301 Giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi có những thay đổi về mặt tâm sinh lý và điều này khiến cho phụ huynh đối với tình trạng biếng ăn. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 9 tháng sẽ giúp cha mẹ sớm khắc phục được tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết trẻ 9 tháng biếng ăn

Trẻ 9 tháng biếng ăn thường có những biểu hiện điển hình như:

  • Ngậm thức ăn không nuốt.
  • Không ăn hết khẩu phần của mình theo độ tuổi, ăn ít.
  • Trẻ khóc, quay mặt đi, lấy tay che miệng, nhè thức ăn ra ngoài, chạy trốn khi nhìn thấy đồ ăn hoặc khi mẹ đút cho ăn.
  • Trẻ buồn nôn, nôn trong bữa ăn.
  • Trẻ kém hấp thụ chậm tăng cân trong 3 tháng liên tiếp.

Trẻ 9 tháng biếng ăn kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Các bé có thể sẽ chậm lớn, kém phát triển trí tuệ, còi xương, dễ ốm vặt,… vì thế cha mẹ nên chú ý nhiều hơn để có những biện pháp cải thiện sớm nhất.

Những nguyên nhân trẻ 9 tháng biếng ăn

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất, cụ thể:

Trẻ biếng ăn do sinh lý

Trẻ 9 tháng là cột mốc phát triển vượt trội về thể chất, trẻ có thể tập đứng và đi những bước đầu đời. Khi trẻ học được những kỹ năng mới sẽ cảm thấy hứng thú và khám phá những điều mới lạ xung quanh. Điều này sẽ khiến trẻ vô tình quên đi việc ăn uống, làm mất tập trung và ăn ít hơn.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn 9 tháng này trẻ cũng đang mọc răng. Lúc nào vùng nướu sưng đau khó chịu sẽ làm trẻ không muốn ăn, dẫn đến biếng ăn. Thế nhưng cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng. Sau khi dần làm quen với những thay đổi, trẻ sẽ ăn uống lại bình thường.

Biếng ăn do tâm lý

9 tháng là lúc trẻ phát triển nhiều hơn về mặt cảm xúc và tâm lý. Bé có những cảm xúc vui mừng, cười, khóc, chống đối. Vì thế cha mẹ thường hay quát mắng khi trẻ không ăn làm cho chúng cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Trẻ sẽ có những biểu hiện né tránh, không hợp tác khi đến bữa ăn và lâu dần sẽ khiến trẻ biếng ăn kéo dài.

Trẻ biếng ăn do bệnh lý

Hệ tiêu hóa của trẻ 9 tháng vẫn chưa phát triển toàn diện nên hay mắc phải các bệnh về rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, trào ngược, táo bón, tiêu chảy,… Những bệnh này sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến vị giác khiến chúng cảm thấy đắng miệng, chán ăn.

Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non nớt nên cũng rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, cảm cúm, sốt, viêm phế quản,… Việc sử dụng thuốc cũng khiến cho cơ thể trẻ mệt mỏi cộng thêm triệu chứng khó chịu của bệnh lý. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng.

Thực đơn chưa phù hợp

Trẻ 9 tháng đã có thể làm quen với nhiều thực phẩm khác nhau nhưng nếu thực đơn của trẻ chỉ xoay quanh sữa, bột, cháo,… thì sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán khi đến bữa ăn. Hoặc một lý do khác có thể là do cha mẹ nếu ăn không phù hợp với khẩu vị của trẻ, thường cho chúng ăn những món không yêu thích, chúng sẽ từ chối bằng cách không ăn, nhè thức ăn ra ngoài.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, cũng có nhiều yếu tố khiến trẻ biếng ăn như:

  • Thời gian các bữa ăn không hợp lý, ăn không đúng bữa. Mẹ cho trẻ ăn bữa phụ quá sát với bữa ăn chính.
  • Trẻ biếng ăn do di truyền, bẩm sinh.
  • Trẻ có thói quen xấu trong ăn uống như: vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi, nghịch đồ chơi, ăn rong,…
  • Trẻ bị thiếu hụt vi chất như: vitamin nhóm B, kẽm, magie, lysine, selen,…
  • Trẻ vừa đi tiêm phòng về.

Lời kết

Trên đây là những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 9 tháng. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ có thể biết được nguyên nhân trẻ biếng ăn và có những cách khắc phục sớm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Chúc cha mẹ thành công!

]]>
https://meyeucon.org/46301/nguyen-nhan-tre-9-thang-bieng-an/feed/ 0
Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao? https://meyeucon.org/46295/tre-8-thang-bieng-an-phai-lam-sao/ https://meyeucon.org/46295/tre-8-thang-bieng-an-phai-lam-sao/#respond Mon, 18 Dec 2023 06:17:49 +0000 http://meyeucon.org/?p=46295 Rất nhiều bậc phụ huynh đang đối mặt với vấn đề trẻ 8 tháng biếng ăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu trẻ 8 tháng biếng ăn

Trẻ 8 tháng biếng ăn thường có những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Bé ăn ít hơn so với khẩu phần ăn bình thường, ăn chậm, hay ngậm thức ăn.
  • Thời gian các bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.
  • Bé khóc, chạy trốn, ngậm miệng, che miệng, đẩy đồ ăn khi thấy thức ăn.
  • Trẻ có sức ăn yếu, ham chơi, không đòi ăn, dễ bị xao nhãng.
  • Trẻ chỉ ăn những thực phẩm mà chúng thích, không ăn các món lạ.

Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 8 tháng

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây

Cân bằng dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho trẻ 8 tháng tuổi. Nhất là đối với trẻ biếng ăn thì điều này cần được quan tâm nhiều hơn. Cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm chất thiết yêu cho trẻ.

  • Tinh bột: từ 50-80g/ khẩu phần, cha mẹ bổ sung qua cơm, cháo, mỳ,  bột mỳ, yến mạch, khoai, ngô,…
  • Chất đạm: từ 10-15g/ khẩu phần, chúng có trong thịt, cá, trứng,…
  • Chất béo: từ 35g/ khẩu phần, chúng có từ dầu thực phẩm, mỡ động vật,…
  • Vitamin và khoáng chất: từ 20-30g, từ các loại rau xanh, trái cây,…

Thay đổi thực đơn đa dạng

Cha mẹ nên thay đổi thực đơn linh hoạt để trẻ không cảm thấy nhàm chán khi phải ăn lại các món. Với trẻ 8 tháng đang tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn những món loãng đến đặc dần. Cha mẹ cũng nên nấu những món bé thích xem kẽ với những món mói để bé cảm thấy thích thú trong bữa ăn.

Nếu muốn cho trẻ ăn những món mới, cha mẹ hãy cho trẻ ăn với lượng nhỏ trước rồi tăng dần lên. Cha mẹ cần đảm bảo đủ cả 4 nhóm chất để trẻ không bị thiếu chất.

Trang trí đồ ăn đẹp mắt

Để bé hứng thú với những bữa ăn hơn thì mẹ cũng nên trang trí món ăn thật đẹp, nhiều màu sắc. Cha mẹ có thể trang trí thành những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh, đáng yêu sẽ tạo cảm hứng cho trẻ ăn ngon miệng hơn.

Trẻ 8 tháng vẫn chưa hoàn thiện hết răng, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm cứng, khô, to khó nhai nuốt.

Tập thói quen ăn uống khoa học

Phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học như:

  • Ăn đúng bữa, đúng giờ giấc.
  • Thời gian bữa ăn nên kéo dài tối đa 30 phút, nếu trẻ không ăn hết thì mẹ cũng nên kết thúc bữa ăn.
  • Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính.
  • Các bữa ăn cách nhau tối thiểu 3 giờ để bé cảm thấy đói và đến bữa ăn sẽ ăn được nhiều hơn.
  • Không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, máy tính bảng,…

Tạo không khí vui vẻ

Cha mẹ không nên ép hay la mắng khi trẻ ăn bởi sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thay vào đó nên động viên trẻ khi chúng ăn ngoan, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Bổ sung vi chất

Nhiều trường hợp trẻ 8 tháng biếng ăn là do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Cha mẹ có thể tham khải các sản phầm kích thích ăn ngon có chứa những vi chất như kẽm, selen, vitamin nhóm B,… để trẻ ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ tiêu hóa.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã biết thêm những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 8 tháng để giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. Chúc cha mẹ thành công!

]]>
https://meyeucon.org/46295/tre-8-thang-bieng-an-phai-lam-sao/feed/ 0
Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng? https://meyeucon.org/46268/thieu-sat-o-me-anh-huong-thai-nhi/ https://meyeucon.org/46268/thieu-sat-o-me-anh-huong-thai-nhi/#respond Fri, 01 Dec 2023 03:13:55 +0000 http://meyeucon.org/?p=46268 Trong suốt hành trình mang thai, sự an toàn của thai nhi luôn là yếu tố được mẹ hết sức quan tâm. Vậy mẹ bầu thiếu sắt có làm thai nhi bị ảnh hưởng hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị thiếu sắt?

Tình trạng thiếu sắt ở mẹ bầu có thể xảy ra do nhu cầu sắt tăng cao trong thai kỳ để đáp ứng sự phát triển của thai nhi kết hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:

  • Mất máu vào những kỳ kinh nguyệt trước đó
  • Mẹ bị ốm nghén, thường xuyên bị nôn, ăn ngủ kém
  • Mẹ bị suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ sắt
  • Mẹ mang đa thai
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai gần nhau…

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu là vấn đề cần hết sức được quan tâm. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu khi mang thai. Đặc biệt, tình trạng này còn gây ra những tác động tiêu cực, thậm chí ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Cụ thể:

Oxy cung cấp cho thai nhi giảm

Sắt đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất hồng cầu, đồng thời đảm bảo việc vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ và mô trong cơ thể.

Khi mẹ bầu thiếu sắt, việc sản xuất hồng cầu bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển oxy từ mẹ sang thai nhi. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt oxy ở thai nhi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, thiếu oxy có thể gây nguy hiểm và thậm chí là tử vong cho thai nhi.

Thai nhi bị suy dinh dưỡng

Ngoài việc chuyển oxy, sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi. Khi mẹ thiếu sắt, em bé trong bụng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao, cùng với đó bé sẽ không nhận đủ dưỡng chất quan trọng. Điều này có thể gây suy dinh dưỡng ở thai nhi và khi sinh ra trẻ có thể bị nhẹ cân.

Bên cạnh đó, tình trạng này này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sơ sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não của thai nhi trong thời gian dài.

Xem thêm: Trẻ bị thiếu máu do đâu?

Sinh thiếu tháng

Sự thiếu hụt sắt ở phụ nữ mang thai có thể khiến thai nhi ra đời trước thời gian dự kiến (trước 37 tuần).

Theo đó, khi mẹ bị thiếu sắt, lưu lượng máu đến tử cung giảm, điều này gây ảnh hưởng đến sức mạnh và tính linh hoạt của cơ tử cung, khiến cơ tử cung yếu hơn, khó để giữ thai nhi lại trong bụng, dẫn đến tình trạng sinh non.

Sự phát triển não bộ bị ảnh hưởng

Mẹ không có đủ sắt có thể khiến thai nhi không nhận được lượng oxy cần thiết, làm giảm cung cấp oxy cho não. Hậu quả của tình trạng này là hoạt động bình thường của não bị ảnh hưởng và để lại những tác động lâu dài, làm giảm khả năng học tập của trẻ một cách đáng kể.

Cách khắc phục tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu

Để khắc phục tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, đảm bảo quá trình phát triển toàn diện của thai nhi mẹ có thể tham khảo áp dụng những cách dưới đây:

Bổ sung thực phẩm giàu sắt

Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu sắt có thể giúp mẹ cung cấp một lượng sắt nhất định và nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể, góp phần nuôi dưỡng thai nhi hiệu quả hơn.

Một số thực phẩm mẹ không nên bỏ qua bao gồm:

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt heo…
  • Lòng đỏ trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu nành, đậu đỏ, đậu lăng…
  • Rau màu xanh đậm: Rau cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, mồng tơi…

Ngoài ra các món ăn từ gan động vật như gan bò, gan heo, gan gà… cũng rất giàu sắt tuy nhiên mẹ không nên ăn chúng quá thường xuyên, tránh làm tăng cholesterol trong máu.

Xem chi tiết: Mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Sử dụng thuốc sắt

Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt là lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ bầu để ngăn ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai do mang lại hiệu quả cao. Khi lựa chọn thuốc sắt, mẹ nên ưu tiên sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và chứa sắt hữu cơ như Fogyma.

Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Italia, chứa phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) làm từ cấu trúc ổn định và cơ chế hấp thu chủ động, tránh kích ứng tiêu hóa.

Với hương thơm dễ uống và vị ngọt từ đường điều vị, Fogyma không làm tăng đường huyết trong thai kỳ. Sản phẩm là sự lựa chọn tin cậy, tối ưu để cung cấp sắt cho bà bầu và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.

Sinh hoạt lành mạnh

Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu sắt, mẹ bầu cũng cần kết hợp với việc xây dựng, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

  • Ăn uống đa dạng thực phẩm, tăng cường bổ sung vitamin C và các thực phẩm giàu sắt.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có gas, rượu, bia, cà phê… Đặc biệt không uống cùng lúc với sắt.
  • Tăng cường vận động thể chất với các hoạt động phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội
  • Đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm, ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.

Kết luận:

Thiếu sắt ở mẹ bầu có thể khiến thai nhi chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực. Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, mẹ bầu cần kết hợp sử dụng thuốc sắt và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe mẹ và bé hiệu quả nhất.

]]>
https://meyeucon.org/46268/thieu-sat-o-me-anh-huong-thai-nhi/feed/ 0
Khắc phục tình trạng thiếu sắt ở trẻ em https://meyeucon.org/34000/khac-phuc-tinh-trang-thieu-sat-o-tre-em/ https://meyeucon.org/34000/khac-phuc-tinh-trang-thieu-sat-o-tre-em/#respond Wed, 29 Nov 2023 16:51:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=34000 Thiếu sắt là một trong những vấn đề dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, trung bình cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ thiếu sắt, không phân biệt thành thị hay nông thôn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sự phát triển trí tuệ và tâm lý của trẻ. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của thiếu sắt ở trẻ em là gì? Làm thế nào để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Thực trạng thiếu sắt ở trẻ em

Sắt là một vi chất thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, vận chuyển oxy, chuyển hóa năng lượng và điều hòa hệ miễn dịch. Trẻ em là đối tượng có nhu cầu sắt cao do tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển não bộ.

Khi trẻ bị thiếu sắt thường có những biểu hiện như: da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi. Thiếu sắt cũng làm trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, rối loạn dẫn truyền thần kinh, trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm, để kéo dài không được điều trị sẽ khiến trẻ ốm yếu và kém thông minh.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt sắt, chẳng hạn như:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, không có đủ lượng sắt dự trữ từ mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng không được bổ sung sắt từ thực phẩm sau 6 tháng tuổi. Sữa mẹ chỉ chứa khoảng 0.35mg sắt trong mỗi lít, không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ.
  • Trẻ bú sữa công thức nhưng thành phần không đủ sắt hoặc dùng sữa bò sớm, trước 12 tháng tuổi. Sữa bò chứa ít sắt và còn làm giảm khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm khác.
  • Trẻ ăn dặm không đúng cách, không chọn lựa thực phẩm giàu sắt hoặc kết hợp với các chất ức chế hấp thu sắt như canxi, phốt pho, tanin (trong trà, cà phê), oxalat (trong rau chân vịt, cải bó xôi)….
  • Chế độ ăn thiếu sắt: Nhu cầu về sắt của trẻ rất lớn do đang phát triển, ở trẻ đang bú mẹ nhu cầu gấp 7 lần người lớn tính theo trọng lượng cơ thể nên nếu chế độ ăn không đủ thành phần, hàm lượng hoặc thiếu sữa mẹ là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thiếu sắt ở trẻ em.
  • Trẻ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, máu, nhiễm trùng hoặc rối loạn chuyển hóa sắt, làm giảm khả năng hấp thu hoặc sử dụng sắt của cơ thể.

Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến. Nó có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ đến thiếu máu do thiếu sắt – tình trạng máu không có đủ hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu sắt không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Cách khắc phục tình trạng thiếu sắt ở trẻ em

Nếu bạn đang cho bé ăn sữa công thức có tăng cường chất sắt, bé có thể sẽ nhận được lượng chất sắt được khuyến nghị. Nếu bạn đang cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé về việc bổ sung sắt. Thuốc bổ sung sắt có thể là dạng viên sắt được cung cấp với liều lượng cụ thể hoặc chất sắt có trong thuốc bổ sung vitamin.

Dưới đây là một số khuyến nghị chung:

Trẻ sơ sinh đủ tháng: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 4 tháng tuổi. Tiếp tục cho bé ăn chất bổ sung cho đến khi bé ăn được hai hoặc nhiều khẩu phần thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc thịt xay nhuyễn. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ và cho bé uống sữa công thức có tăng cường chất sắt và phần lớn thức ăn của bé là từ sữa công thức, hãy ngừng cho bé uống thuốc bổ sung.

Trẻ sơ sinh non tháng: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 2 tuần tuổi. Tiếp tục cho bé uống thuốc bổ sung cho đến khi được 1 tuổi. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ và cho bé uống sữa công thức tăng cường và phần lớn thức ăn của bé là sữa công thức, hãy ngừng cho bé uống thuốc bổ sung.

Các bước khác bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt bao gồm:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: Khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn dặm – thường ở độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng – hãy cung cấp thực phẩm có thêm chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ, thịt xay nhuyễn và đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ sắt: Vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thu chất sắt trong chế độ ăn uống. Bạn có thể giúp con hấp thụ sắt bằng cách cung cấp thực phẩm giàu vitamin C – chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và các loại rau có màu xanh đậm.

Ngoài ra để phòng ngừa và điều trị thiếu sắt cho trẻ các mẹ có thể sử dụng trong quá trình mang thai, cho bé bú hoặc cho bé sử dụng trực tiếp sản phẩm ống uống FOGYMA. FOGYMA có thành phần Sắt hydroxyd polymaltose, không gây táo bón, không kích ứng dạ dày, vị ngọt thơm, khả năng hấp thu nhanh, khắc phục được tác dụng phụ của các dạng sắt thông thường.

Dạng đóng gói của FOGYMA cũng rất ưu việt và thuận tiện khi sử dụng. Mỗi ống uống FOGYMA đã được phân liều sẵn gồm 10 ml dung dịch (tương đương với liều dùng ở trẻ em là 1 ống/ ngày và 2 ống / ngày cho người lớn). FOGYMA dạng ống nhựa bẻ nắp rất an toàn, dùng trong một lần, sử dụng ngay không cần qua các bước trung gian, không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc và vi khuẩn sau khi dùng.

FOGYMA là sản phẩm hữu hiệu giúp bổ sung sắt và phòng ngừa các bệnh do thiếu sắt gây nên.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm liên hệ: Công ty TNHH Dược phẩm VNP.

Tổng đài tư vấn: 1900545518 Hoặc bộ phận hỗ trợ trực tuyến: http://bacsytructuyen.com

]]>
https://meyeucon.org/34000/khac-phuc-tinh-trang-thieu-sat-o-tre-em/feed/ 0
Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn https://meyeucon.org/46246/chao-thit-heo-tre-3-tuoi-bieng-an/ https://meyeucon.org/46246/chao-thit-heo-tre-3-tuoi-bieng-an/#respond Thu, 23 Nov 2023 03:49:50 +0000 http://meyeucon.org/?p=46246 Cháo thịt heo là món ăn có chứa rất nhiều dưỡng chất phù hợp với trẻ nhỏ. Vậy nếu các mẹ đang tìm cách nấu những món cháo thịt heo thơm ngon cho trẻ biếng ăn thì hãy tham khảo bài viết này nhé.

Dinh dưỡng của thịt heo đối với trẻ

Trong thịt heo có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cần thiết cho sức khỏe của trẻ, cụ thể như:

  • Giảm thiếu máu: Thành phần sắt có trong thịt heo rất cần thiết để tạo ra hồng cầu, cung cấp oxy cho cơ thể để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất.
  • Phát triển não bộ: Cung cấp axit béo và choline giúp tăng cường kết nối thần kinh và khả năng tư duy của trẻ.
  • Phát triển xương: Khoáng chất trong thịt lợn như canxi, phospho và kẽm giúp hỗ trợ phát triển xương của trẻ. Cùng với vitamin D sẽ nâng cao khả năng hấp thụ canxi để xương chắc khỏe.
  • Cung cấp năng lượng: Protein và chất béo cung cấp cho trẻ năng lượng để duy trì hoạt động hàng ngày, tăng cường vận động và phát triển cơ bắp.

Các món cháo nấu từ thịt heo cần được kết hợp với các loại thực phẩm rau củ khác nhằm đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ.

Top 5 món cháo thịt heo thơm ngon cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Dưới đây là những công thức nấu món cháo thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn mà phụ huynh có thể tham khảo.

Cháo thịt heo mồng tơi

Nguyên liệu

  • Thịt heo xay nhuyễn
  • Rau mồng tơi
  • Cháo trắng
  • Gia vị

Cách làm

  • Rau mồng tơi mua về rửa sạch với nước muối, sau đó vớt ra để ráo nước rồi nhặt lấy lá rau và thái nhỏ.
  • Cho rau đã thái nhỏ vào xay cùng một ít nước rồi xay nhuyễn.
  • Mẹ bắc nồi lên bếp rồi cho 1 chén cháo đặc vào nồi, thêm 2 chén nước rồi khuấy đều cho cháo đặc và nước quyện vào nhau.
  • Cháo nêm thêm gia vị sao cho vừa ăn và nấu trên lửa vừa trong khoảng 2 phút.
  • Tiếp theo khi cháo đã sôi lăn tăn ở quanh thành nồi thì mẹ cho thịt đã xay và sơ chế trước đó vào nấu cùng trong 1 phút rồi cho rau mồng tơi đã xay vào. Tiếp tục khuấy cháo cho tới khi rau chín và tắt bếp.
  • Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn ấm.

Cháo thịt heo cà rốt

Nguyên liệu

  • Thịt heo xay nhuyễn.
  • Cháo trắng.
  • Cà rốt.
  • Gia vị.

Cách làm

  • Cà rốt mua về mẹ gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Thịt xay cho vào bát con rồi mẹ nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa ăn.
  • Bắc nồi lên bếp, mẹ cho cháo đặc vào nồi cùng cà rốt đã xay và một chút nước để lửa nhỏ. Khi cháo sôi lăn tăn mẹ thêm thịt đã ướp gia vị trước đó vào và khuấy đều để thịt và cháo không bị vón cục.
  • Đun cháo trên lửa nhỏ thêm khoảng 5-7 phút là mẹ có thể tắt bếp và cho bé ăn ngay khi cháo nguội bớt.

Cháo thịt heo cải bó xôi

Nguyên liệu

  • Thịt heo xay nhuyễn.
  • Cháo trắng.
  • Rau cải bó xôi.
  • Gia vị.

Cách làm

  • Rau cải bó xôi mẹ nhặt bỏ đi phần lá già và phần rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ và sau đó xay nhuyễn.
  • Thịt heo xay mẹ có thể nêm nếm thêm gia vị tùy theo khẩu vị của con.
  • Bắc nồi cháo đặc lên bếp, cho phần rau cải bó xôi đã xay trước đó vào khuấy đều. Khi cháo đã sôi lăn tăn quanh thành nồi thì mẹ cho thịt đã xay nhuyễn trước đó vào và tiếp tục khuấy cháo trên lửa nhỏ để cháo và thịt không bị vón cục.
  • Khi cháo và thịt đều đã chín thì mẹ tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn ngay khi còn ấm.

Cháo thịt heo hạt sen

Nguyên liệu

  • Thịt heo xay nhuyễn.
  • Hạt sen già.
  • Cháo trắng.
  • Gia vị.

Cách làm

  • Hạt sen mẹ nên chọn hạt già, béo và bùi. Sau đó lột phần vỏ xanh, vỏ lụa và tách phần tâm sen ra. Hạt sen sau khi lột vỏ và tách thì mẹ đem đi hấp chín rồi vớt ra dầm nhuyễn.
  • Thịt heo xay mẹ nêm nếm thêm gia vị như dầu ăn, dầu ác hoặc dầu oliu cho vừa khẩu vị con.
  • Bắc nồi lên bếp, cho cháo đặc, thịt và phần hạt sen đã dầm nhuyễn vào cùng nhau rồi khuấy hỗn hợp cháo thật đều.
  • Mẹ để nồi cháo sôi lăn tăn dưới lửa nhỏ trong 5 phút là món ăn đã hoàn thành. Món ăn sẽ ngon hơn khi ăn lúc còn ấm.

Cháo thịt heo bí đỏ

Nguyên liệu

  • Thịt heo xay nhuyễn.
  • Bí đỏ.
  • Gia vị.
  • Cháo trắng.

Cách làm

  • Bí đỏ mẹ bỏ vỏ, rửa sạch sau đó thái miếng nhỏ và xay nhuyễn.
  • Thịt heo đã xay nhuyễn mẹ có thểm nêm nếm thêm gia vị nếu muốn.
  • Cháo đặc mẹ cho vào nồi rồi bắc lên bếp, bật nhỏ lửa. Thêm bí đỏ, thịt heo đã xay nhuyễn vào nồi cháo đặc cùng một chút nước.
  • Đun cho tới khi nồi cháo sôi lăn tăn khoảng 5-7 phút là món ăn đã hoàn thành. Mẹ cho cháo ra bát cho bé ăn ngay khi còn ấm.
]]>
https://meyeucon.org/46246/chao-thit-heo-tre-3-tuoi-bieng-an/feed/ 0
Trẻ 8 tháng biếng ăn: Nguyên nhân do đâu? https://meyeucon.org/46228/nguyen-nhan-tre-8-thang-bieng-an/ https://meyeucon.org/46228/nguyen-nhan-tre-8-thang-bieng-an/#respond Wed, 22 Nov 2023 09:57:15 +0000 http://meyeucon.org/?p=46228 Trẻ 8 tháng biếng ăn là vấn đề khủng hoảng của rất nhiều bậc phụ huynh đang có con ở giai đoạn này. Cha mẹ cần phải biết được chính xác nguyên nhân là gì, từ đó mới đưa ra được phương pháp cải thiện phù hợp. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ 8 biếng ăn? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Trẻ 8 tháng biếng ăn thường có những biểu hiện như: không đòi ăn, lười bú mẹ, lười uống sữa công thức, trẻ ngậm đồ ăn trong mồm không nuốt, thời gian ăn lâu hơn 30 phút, trẻ quấy khóc, nôn trớ khi thấy đồ ăn,… Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.

Nguyên nhân sinh lý trẻ 8 tháng biếng ăn

Phát triển thể chất

Trẻ 8 tháng đang ở trong giai đoạn phát triển thể chất nên thường có những giai đoạn quan trọng như tập bò, ngồi, đứng và đi,… Bởi vậy điều này sẽ khiến bé sao nhãng, không chịu ăn dù cho phụ huynh có dỗ dành hay thay đổi thực đơn hàng ngày.

Trẻ mọc răng

Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể là do mọc răng nên bé không muốn ăn uống là điều rất bình thường. Khi mọc răng, lợi của trẻ sẽ sưng và nứt ra, bé chảy dãi nhiều hơn khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, đau khi chạm vào.

Trường hợp này cha mẹ nên nấu cho trẻ ăn những món loãng, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu để trẻ có thể ăn được nhiều hơn. Bên cạnh đó phụ huynh tuyệt đối không được ép trẻ ăn bởi sẽ làm trẻ bị ám ảnh tâm lý dẫn đến biếng ăn.

Trẻ khủng hoảng cai sữa

Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, từ 8 tháng trở lên sẽ tập ăn với đặc hoặc lợn cợn hơn. Dần dần theo độ tuổi, độ đặc của thức ăn sẽ được tăng lên dần. Thế nhưng hầu hết các bé chưa thích nghi được với đồ ăn thay vì chỉ uống sữa như trước. Vì thế trẻ có thể biếng ăn, không muốn ăn do hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn. Tình trạng này sẽ không kéo dài, đến khi trẻ thích nghi được thì sẽ được cải thiện.

Chưa thích nghi với việc thay đổi chế biến món ăn

Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể là do chưa quen với những món ăn mới. Thời gian này bé mới đang trong quá trình khám phá, tìm hiểu về những món ăn chứ chưa thực sự ăn nên bé sẽ bất ngờ và lười ăn hơn.

Nguyên nhân tâm lý khiến trẻ 8 tháng biếng ăn

Trẻ bị ép ăn

Nhiều cha mẹ thường lo lắng trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương nên thường ép trẻ ăn liên tục, ăn nhiều bữa trong ngày. Khi trẻ ăn quá no, khẩu phần ăn mỗi bữa quá nhiều chất sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải. Điều này gây ra cảm giác khó tiêu, đầy bụng khiến trẻ biếng ăn hoặc bị nôn trớ.

Trẻ bắt đầu chọn thức ăn

Một vài trẻ kén ăn sẽ chỉ ăn những thực phẩm mà chúng thích chứ không bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ chứ không ăn đồ ăn đặc. Vì thế mẹ nên đổi thay đổi thực đơn hàng ngày để trẻ được kích thích vị giác hơn, không nên ép trẻ ăn những món mà trẻ không thích.

Nguyên nhân bệnh lý gây biếng ăn ở trẻ 8 tháng

Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp

Do hệ miễn dịch của trẻ khá yếu ớt nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn và viruss gây ra như cảm cúm, sốt, viêm họng,… Khi đó trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn. Khi đó cha mẹ nên cho trẻ đến thăm khám và uống thuốc để trẻ khỏe mạnh lại, từ đó sẽ cải thiện được tình trạng biếng ăn.

Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa

Bệnh cạnh những bệnh về đường hô hấp thì các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng làm cho trẻ biếng ăn. Một số bệnh lý bao gồm: đau bụng, đầu bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,… Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ kém hấp thụ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm gây biếng ăn, chán ăn.

Trẻ bị tưa miệng

Vi nấm Candida albicans sẽ làm cho trẻ bị tưa miệng, đây là tình trạng các mảng phấn trắng bám đóng thành mảng dày ở lưỡi. Khi đó trẻ sẽ bị chán ăn, không muốn ăn do bị đau mỗi khi ăn.

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh thì có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống hoặc sử dụng kết hợp thêm men tiêu hóa.

Các nguyên nhân khác

Thói quen ăn uống không tốt

Một vài cha mẹ có thói quen cho con ăn rong, vừa ăn vừa xem thiết bị điện tử, vừa ăn vừa chơi,… khiến cho trẻ không tập trung ăn uống. Điều này không chỉ gây ra sự giảm bài tiết dịch vị dạ dày, khiến bé khó tiêu hóa, lười ăn mà còn khiến bé không cảm nhận được hương vị của món ăn. Kết quả là bé có thể ăn ít hơn, không ngon miệng và không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Thời gian ăn uống không khoa học

Trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Để tạo ra một thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học, cha mẹ nên cho trẻ ăn vào một khung giờ cố định, các bữa ăn chính cách nhau 5-6 tiếng, các bữa ăn phụ cách nhau 2-3 tiếng.

]]>
https://meyeucon.org/46228/nguyen-nhan-tre-8-thang-bieng-an/feed/ 0
Gợi ý 5 món ngon cho trẻ 3 tuổi biếng ăn https://meyeucon.org/46215/mon-ngon-cho-tre-3-tuoi-bieng-an/ https://meyeucon.org/46215/mon-ngon-cho-tre-3-tuoi-bieng-an/#respond Wed, 22 Nov 2023 01:45:20 +0000 http://meyeucon.org/?p=46215 Trẻ 3 tuổi biếng ăn là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Ở độ tuổi này, trẻ cần phải được bổ sung đủ dưỡng chất để có năng lượng hoạt động cả ngày. Thế nhưng nếu cha mẹ cứ nấu mãi những món trẻ đã ăn nhiều sẽ khiến trẻ không còn hứng thú khi đến bữa ăn, từ đó gây biếng ăn cho trẻ. Dưới đây là những món ăn ngon mà phụ huynh có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ.

1. Thịt heo chiên xù

Nguyên liệu

  • Thịt nạc heo.
  • Trứng gà.
  • Bột chiên giòn.
  • Bột chiên xù.
  • Gia vị, dầu ăn.

Cách làm

  • Thịt nạc heo cắt thành từng miếng hình vuông, dùng búa để làm mềm miếng thịt đồng thời ướp thịt cùng gia vị và để cho thịt ngấm.
  • Cho trứng gà vào tô và đánh đều lên, bột chiên xù và bột chiên giòn cũng cùng cho ra một chiếc đĩa.
  • Sau đó lần lượt cho từng miếng thịt vào tô trứng rồi lăn qua với bột chiên giòn, cho lại thịt vào tô trứng và cuối cùng là lăn cùng bột chiên xù.
  • Cho chảo lên bếp và đổ dầu vào đến khi dầu trong chảo đã nóng thì mẹ cho thịt đã lăn qua bột trước đó vào chiên đến khi vàng đều 2 mặt thì vớt ra và để cho ráo dầu.
  • Thịt nguội và ráo dầu là mẹ có thể cắt nhỏ và cho bé thưởng thức.

2. Cánh gà rán

Nguyên liệu

  • Cánh gà
  • Bột chiên giòn
  • Bột bắp
  • Gia vị

Cách làm

  • Cánh gà sau khi mẹ mua về thì sơ chế qua cùng giấm, muối hoặc rượu trắng rồi để ráo nước.
  • Tiếp theo cho phần cánh gà đã sơ chế vào tô và ướp cùng các gia vị cho vừa ăn và để ngấm trong 60 phút.
  • Cho bột chiên xù lần bột bắp vào tô, trộn đều và chia ra làm 2 tô nhỏ. 1 tô mẹ cho thêm nước vào để làm hỗn hợp bột ướt còn 1 tô là hỗn hợp bột khô.
  • Mẹ cho lần lượt cánh gà đã ướp gia vị vào bột ướt rồi nhúng qua bột khô sao cho các mặt của cánh gà được phủ đều bột
  • Bắc chảo lên bếp, đổ dầu 1/3 chảo tới khi dầu nóng và sôi lên thì mẹ cho cánh gà vào chiên tới khi vàng giòn và vớt ra để cho ráo dầu là bé có thể thưởng thức ngay khi bớt nóng.

3. Thịt kho tàu

Nguyên liệu

  • Thịt ba chỉ.
  • Trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút.
  • Nước dừa.
  • Gia vị.

Cách làm

  • Thịt đã mua về mẹ sơ chế qua cùng muối và thái thịt thành từng miếng vuông và ướp thịt đã thái cùng các loại gia vị sao cho vừa ăn trong 30 phút.
  • Trong khi chờ cho thịt ngấm gia vị, mẹ có thể mang trứng đi luộc chín. Sau đó mẹ có thể chiên trứng cho vàng ngoài mặt để khi kho ngấm gia vị hoặc giữ nguyên trứng đã luộc chín.
  • Mẹ cho dầu ăn vào nồi đã bắc lên bếp, sau đó cho thịt đã ướp vào đảo đều đến khi săn lại. Tiếp theo thêm gia vị và nước dừa vào đun trong 90 phút với lửa nhỏ.
  • Khi thịt đã hoành thành, mẹ cho số trứng đã chế biến trước đó vào đun cùng thịt thêm 15 phút để trứng ngấm gia vị.
  • Múc thịt kho ra tô, nguội bớt là con có thể thưởng thức.

4. Bún thịt cà chua

Nguyên liệu

  • Thịt heo thăn.
  • Bún.
  • Cà chua, hành khô.
  • Gia vị.

Cách làm

  • Thịt heo mua về sơ chế rồi băm hoặc xay nhỏ, cà chua mẹ rửa sạch và có thể thái hạt lựu hoặc cắt hình múi cau. Hành khô lột vỏ, băm hoặc xay nhỏ.
  • Bắc nồi lên bếp, cho một lượng dầu vừa phải phi thơm hành khô sau đó cho cà chua vào đảo đến khi nhừ rồi cho thịt heo đã sơ chế vào và đảo sơ nêm cùng một chút gia vị.
  • Tiếp theo đổ nước vào nồi thịt trước đó và đun sôi.
  • Mẹ trần bún qua nước nóng rồi đổ nước đi.
  • Sau khi nồi nước dùng đã sôi, mẹ chan canh vào bún và cho trẻ ăn.

5. Canh cải nấu thịt

Nguyên liệu

  • Rau cải xoong.
  • Thịt heo xay.
  • Gia vị, hành tím, dầu ăn.

Cách làm

  • Rau cải xoong mua về rửa sạch với muối, vớt ra để ráo nước rồi thái nhỏ vừa ăn. Hành tìm mẹ đem bóc vỏ rồi thái hoặc xay nhỏ.
  • Cho nồi lên bếp, thêm 1/2 thìa dầu ăn rồi tiếp tục cho hành khô đã sơ chế trước đó vào. Đồng thời mẹ cho thịt heo xay vào xào qua cùng với gia vị đến khi thịt săn lại.
  • Khi thịt đã chín, mẹ cho rau vào và xào cùng trong khoảng 5 phút. Sau đó mẹ thêm nước vào nồi, nước sôi là có thể tắt bếp.
  • Múc canh ra bát cho bé và món ăn sẽ ngon hơn khi ăn lúc còn ấm.

Trên đây là 5 món ăn ngon mà cha mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Cha mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn hàng ngày, xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn hiện hơn. Chúc cha mẹ thành công!

]]>
https://meyeucon.org/46215/mon-ngon-cho-tre-3-tuoi-bieng-an/feed/ 0
Dấu hiệu biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng và cách khắc phục https://meyeucon.org/46192/bieng-an-sinh-ly-o-tre-7-thang/ https://meyeucon.org/46192/bieng-an-sinh-ly-o-tre-7-thang/#respond Tue, 24 Oct 2023 07:56:05 +0000 http://meyeucon.org/?p=46192 Trẻ 7 tháng tuổi rất dễ gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý vì đây là giai đoạn trẻ vừa bước vào thời kỳ ăn dặm, vừa có những thay đổi lớn về mặt nhận thức và hoạt động thể chất. Vậy dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi như thế nào? Cách khắc phục tình trạng này ra sao? Các bạn cùng theo dõi bài viết sau:

Dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi là một tình trạng rối loạn ăn uống phổ biến, khiến trẻ ăn ít, không chịu ăn, không hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Những biểu hiện biếng ăn ở trẻ gồm có:

  • Mỗi bữa ăn của trẻ thường kéo dài hơn 30 phút, đôi khi cả giờ.
  • Trẻ không nhai hay nuốt thức ăn mà chỉ ngậm thức ăn trong miệng.
  • Trẻ có biểu hiện chống đối và không chịu ăn như ngậm chặt miệng, lắc đầu hay khóc lóc khi được cho ăn.
  • Lượng thức ăn của trẻ thường ít hơn so với các bạn cùng tuổi.
  • Trẻ chậm tăng cân, kém phát triển chiều cao, thậm chí còn sút cân trong thời gian dài.
  • Trẻ dễ nhiễm bệnh, dễ bị ốm vặt

Tại sao trẻ 7 tháng bị biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý ở bé 7 tháng tuổi có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

Chưa quen với chế độ ăn dặm

Do trước đó trẻ đang quen với việc bú sữa mẹ, nay chuyển sang chế độ ăn mới với kết cấu và mùi vị khác nên bé chưa kịp thích nghi, giai đoạn đầu sẽ khó hợp tác và không muốn ăn.

Mọc răng

7 tháng là lúc trẻ vẫn đang tiếp tục mọc răng nên thường cảm thấy khó chịu trong người, đau lợi khiến bé trở nên cáu gắt, quấy khóc, chảy nhiều dãi và không muốn nhai nuốt thức ăn.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Tuy bước vào giai đoạn ăn dặm những sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng của trẻ lúc này. Vậy nên các mẹ không được cắt sữa và thay thế hoàn toàn bằng thức ăn dặm, việc này có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bé, làm bé không thích nghi kịp dẫn tới biếng ăn.

Ngoài ra, nếu các mẹ không xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho con, cho con ăn các bữa quá sát nhau, giờ giấc ăn uống thay đổi liên tục, bữa phụ cho ăn quá nhiều, chế biến món ăn không đúng cách… cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.

Thiếu vi chất

Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng với trẻ trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Đặc biệt, vitamin A, D, canxi giúp phát triển chiều cao; vitamin B1, lysine giúp tăng chuyển hóa thức ăn, kích thích vị giác; kẽm giúp tăng cường đề kháng, giúp bé ăn ngon. Vì vậy thiếu hụt các vi chất này là một trong những lý do khiến trẻ 7 tháng bị biếng ăn.

Mắc bệnh lý

Nếu trẻ mắc các bệnh lý như cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa… khiến cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn, chán ăn, biếng ăn.

Do tác dụng phụ của thuốc

Nếu trẻ phải sử dụng kháng sinh sẽ gặp tác dụng phụ đó là rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng hấp thu, điều này khiến trẻ dễ bị chán ăn, biếng ăn.

Cách khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi

Để giúp bé nhanh thoát khỏi tình trạng biếng ăn sinh lý, các mẹ có thể tham khảo một số giải pháp đơn giản sau:

Thay đổi thực đơn liên tục

Trẻ em 7 tháng tuổi đang trong giai đoạn tập ăn, nên bé rất nhạy cảm và bắt đầu cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Vì vậy, mẹ cần thay đổi thường xuyên thực đơn cho bé trong mỗi bữa ăn để tránh tình trạng ăn cùng một món trong thời gian dài sẽ gây chán ăn, hay tình trạng bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng này nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng khác.

Điều chỉnh lại chế độ ăn sai

Nếu đang cho trẻ ăn uống sai cách thì cha mẹ cần điều chỉnh lại ngay. Trong đó cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Thời gian bữa ăn chỉ trong khoảng từ 25-30 phút.
  • Khoảng cách từ bữa phụ đến bữa chính là 2-2.5 giờ
  • Thức ăn cần cho trẻ làm quen từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều.
  • Tạo cho trẻ thói quen ăn uống tốt, trong bữa ăn không xem tivi, điện thoại để tránh xao nhãng.
  • Cha mẹ không nên quát mắng, ép buộc nếu trẻ không muốn ăn.
  • Cần tạo bầu không khí vui vẻ khi con ăn và nên khích lệ mỗi khi con ăn tốt để tạo hứng thú giúp bé ăn nhiều hơn.

Bổ sung đầy đủ vi chất

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 7 tháng tuổi nên các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất này cho con. Các vi chất này không chỉ giúp bé tăng cường hấp thu dinh dưỡng, phát triển thế chất và trí não mà còn củng cố miễn dịch, chống lại bệnh tật.

Điều trị bệnh lý

Nếu trẻ đang mắc các bệnh lý dẫn đến chán ăn, biếng ăn thì việc quan trọng đầu tiên là chữa cho bé khỏi các bệnh lý này. Sau khi khỏi bệnh, con sẽ lại ăn uống lại như bình thường.

Trong trường hợp trẻ 7 tháng biếng ăn do mọc răng gây sốt, đau nướu, khó chịu, quấy khóc… thì cha mẹ không nên ép con ăn uống trong thời gian này.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi cùng một số cách khắc phục hiệu quả. Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã có thêm phần nào kiến thức giúp chăm sóc con tốt hơn. Nếu còn gì thắc mắc, các bạn hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nhất.

]]>
https://meyeucon.org/46192/bieng-an-sinh-ly-o-tre-7-thang/feed/ 0
7 mẹo khắc phục biếng ăn cho bé 9 tháng tuổi https://meyeucon.org/46169/khac-phuc-bieng-an-cho-be-9-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/46169/khac-phuc-bieng-an-cho-be-9-thang-tuoi/#respond Tue, 17 Oct 2023 02:47:10 +0000 http://meyeucon.org/?p=46169 Bé 9 tháng biếng ăn nếu để kéo dài, không có biện pháp khắc phục sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Vậy phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các mẹ một số mẹo đơn giản mà hiệu quả rất khả quan, cùng xem nhé!

Vì sao trẻ 9 tháng biếng ăn?

Trẻ 9 tháng biếng ăn thường do những nguyên nhân sau:

Thức ăn không phù hợp với độ tuổi

9 tháng là giai đoạn trẻ chuyển từ thức ăn mịn (bột) sang thức ăn thô (cháo/cơm nát). Trẻ có thể cảm thấy bối rối khi phải tập thích nghi và học hỏi các kỹ năng nhai nuốt thức ăn mới dẫn tới biếng ăn ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, cha mẹ cần chọn những loại thức ăn phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ, tránh cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít, quá đặc hoặc quá loãng sẽ gây khó khăn cho việc ăn uống sau này của bé.

Trẻ ham chơi, không tập trung

Nhận thức của trẻ ở giai đoạn 9 tháng tuổi phát triển nhanh chóng nên trẻ ngày càng thích thú với thế giới bên ngoài và cực kỳ tò mò về môi trường xung quanh. Điều này khiến trẻ thích chơi đùa hơn là để ý đến chuyện ăn uống, dẫn tới tình trạng chán ăn, bỏ ăn, không muốn ăn. Vậy nên, bố mẹ cần tạo ra không khí vui vẻ và thoải mái trong bữa ăn, tránh để trẻ bị phân tâm bởi môi trường bên ngoài như tivi, điện thoại, máy tính…

Trẻ bị ép ăn

Một số bố mẹ có xu hướng ép trẻ ăn nhiều hơn hoặc ăn những món không phải là sở thích của bé. Điều này có thể dẫn tới sự khó chịu và chán ghét trong ăn uống, lâu dần gây ra biếng ăn tâm lý ở trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, không cưỡng ép hay dùng biện pháp xử phạt khi trẻ không chịu ăn.

Trẻ biếng ăn do mọc răng

9 tháng tuổi, trẻ vẫn đang tiếp tục mọc răng, mỗi khi mọc răng, lợi của trẻ sẽ bị sưng đau và ngứa. Điều này khiến trẻ khó chịu và không muốn ăn. Lúc này, nên cho trẻ ăn những món mềm để giảm đau và kích thích răng mọc.

Do trẻ ăn vặt quá nhiều

Nếu được cho ăn vặt quá nhiều trong các bữa phụ thì đến bữa chính trẻ vẫn còn cảm thấy no và không muốn ăn. Ngoài ra, những đồ ăn vặt thường sẽ kích thích trẻ hơn là món ăn chính nên nhiều trẻ sẽ có xu hướng bỏ bữa chính để chờ được ăn các đồ ăn vặt ở bữa phụ. Đây là một thói quen ăn uống không tốt, có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển.

Trẻ bị sợ thức ăn mới

Trẻ em rất nhạy cảm với những mùi vị mới nên nhiều khi việc thử món ăn mới sẽ mang lại cho bé cảm giác sợ hãi, khó chịu, sau đó là không chịu ăn. Vậy nên, mẹ cần phải xử lý thực sự khéo léo mỗi khi cho con ăn món mới, nếu không bé rất dễ bị biếng ăn kéo dài.

Trẻ mắc một số bệnh lý khiến ăn không thoải mái

Một số bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hay ký sinh trùng có thể làm giảm cảm giác ngon miệng và khả năng tiêu hóa của trẻ. Bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.

Mẹo cải thiện biếng ăn cho bé 9 tháng tuổi

Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số mẹo đơn giản nhưng cực hiệu quả sau:

1. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng

Cha mẹ cần xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ, quả để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.

2. Đa dạng hóa thực đơn

Trẻ 9 tháng tuổi có thể biếng ăn, chán ăn nếu thực đơn nhàm chán hoặc không hợp khẩu vị. Vậy nên, cha mẹ nên thay đổi cách chế biến và trang trí món ăn để tạo sự hấp dẫn cho trẻ. Chẳng hạn có thể nấu cháo với rau củ, cá hồi, thịt gà, bí đỏ, khoai lang…

3. Rèn thói quen ăn uống khoa học

Bố mẹ nên chia các bữa ăn trong ngày theo một khung giờ cố định và tập cho trẻ thói quen ngồi ghế khi ăn để kích thích sự tập trung. Ngoài ra, mỗi một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của trẻ. Không bế trẻ đi rong hay cho con xem tivi, điện thoại mỗi khi ăn.

4. Trang trí món ăn bắt mắt

Một trong những cách khắc phục biếng ăn ở trẻ là trang trí món ăn thật đẹp mắt và ngộ nghĩnh. Bố mẹ có thể dùng các khuôn cắt hoa quả, rau củ thành các hình dạng sinh động như hoa, sao, mặt trời… hoặc sử dụng các loại gia vị để tạo màu sắc cho món ăn. Chẳng hạn, có thể làm bánh ngô với nhân khoai lang tím và dùng lá chuối để gói lại.

5. Tạo không khí ăn uống vui vẻ, thoải mái

Nên tạo một không khí vui vẻ và thoải mái trong bữa ăn của trẻ. Không ép hay quát nạt mỗi khi trẻ không chịu ăn. Thay vào đó, cha mẹ nên kiên nhẫn và có thể khen ngợi trẻ khi trẻ chịu ăn hoặc cho trẻ xem những video hoặc sách tranh liên quan đến việc ăn uống.

6. Bổ sung vi chất

Nếu trẻ biếng ăn do thiếu hụt các vi chất quan trọng như kẽm, vitamin nhóm B, sắt… bố mẹ nên bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm giàu các vi chất này. Ví dụ, có thể cho trẻ uống sữa giàu kẽm, ăn thịt nạc, gan, lòng đỏ trứng, hạt điều… để cung cấp sắt. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ uống thêm các loại thuốc bổ sung vi chất theo chỉ định.

7. Điều trị bệnh lý

Nếu trẻ biếng ăn do mắc một số bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Khi trẻ hồi phục sức khỏe, tình trạng biếng ăn sẽ được cải thiện.

Trên đây là 7 mẹo đơn giản giúp giảm biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi. Hi vọng mọi người có thêm phần nào kiến thức để chăm sóc con tốt hơn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, các bạn hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể nhất.

]]>
https://meyeucon.org/46169/khac-phuc-bieng-an-cho-be-9-thang-tuoi/feed/ 0