Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những tác hại của việc nghiện mạng ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/ https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:53:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=44109 Hay chơi đó là bản tính của trẻ nhỏ, trong thời đại thông tin ngày càng bùng nổ, trò chơi trên mạng đã có sức cuốn hút lớn đối với trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ để bé chơi nhiều thành nghiện thì mạng sẽ đem lại nguy hại rất lớn cho trẻ.

tải xuống (52)

Trẻ mê mẩn với những trò chơi trên mạng

Để hiểu rõ hơn về tác hại của việc nghiện mạng và cách cai nghiện mạng hiệu quả, các bạn tham khảo bài viết những tác hại của việc nghiện mạng ở trẻ nhỏ sau đây nhé!

1. Tác hại của việc nghiện mạng:

  • Nghiện mạng sẽ khiến trẻ thụ động: Mê mẩn với lên mạng trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ sinh ra ỷ lại, thụ động, coi lên mạng là việc quan trọng nhất, hạnh phúc nhất. Rất nhiều trẻ dành rất nhiều thời gian để lên mạng mỗi ngày và không thể tự chủ, trẻ thường chơi khuya mà không thấy mệt. Trẻ chỉ hứng thú với việc lên mạng còn việc học thì bỏ bê, không quan tâm.
  • Nghiện mạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ: Trẻ chơi vi tính quá nhiều sẽ gây nên bệnh đốt sống cổ, giảm thị lực… nghiêm trọng hơn, trẻ còn cảm thấy đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, đuổi sức, kém ăn…
  • Nghiện mạng có nguy hại lớn đến tâm hồn và học tập của trẻ nhỏ: Chơi vi tính trong thời gian dài khiến tính tình của trẻ nóng nảy, đôi khi không kìm nén được cảm xúc. Trẻ mất tập trung, mất hứng thú với nhiều sự việc. Trẻ chán học, có khi là trốn học để chơi vi tính khiến kết quả học tập giảm sút.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước.

2. Những phương pháp cai nghiện mạng hiệu quả.

  • Cho con thấy rõ tác dụng và sự nguy hại của máy tính: Giải thích rõ tác dụng của máy tính, cài đạt một số thiết bị phần mềm thích hợp với trình độ học tập của con để con nâng cao hứng thú học tập. Phân tích cho con biết lên mạng liên miên trong thời gian dài sẽ khiến con u mê ở thế giới hư ảo, không còn tâm trí học tập, nhân cách méo mó… để con nhận thức rõ nguy hại đối với sức khỏe của việc nghiện lên mạng.
  • Tăng cường giám sát con khi lên mạng: Năng lực tự kìm chế của trẻ tương đối kém, thường không thể tự chủ. Vì vậy cha mẹ cần nghiêm khắc giám sát thời gian lên mạng của con.
  • Dạy con biết cách lên mạng phục vụ việc học tập: Nhiều trẻ sở dĩ chìm đắm ở mạng, bị mạng chiến nhiều thời gian là vì chúng không có mục đích rõ ràng nên bị mạng lôi cuốn. Cha mẹ nên phân  tích, giảng giải cho con hiều lên mạng để bổ sung cho học tập trên lớp và đồng thời cũng để mở rộng tầm nhìn ngoại khóa. Trước khi lên mạng cần có mục đích rõ ràng khi đó con sẽ chỉ tập trung vào vấn đề của mình mà không bị cuốn hút vào những đam mê khác.
]]>
https://meyeucon.org/44109/nhung-tac-hai-cua-viec-nghien-mang-o-tre-nho-2/feed/ 0
Bí quyết của mẹ giúp trẻ thích đọc sách https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/ https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:05:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=44079 Khi mẹ đọc sách cho con nghe, trẻ sẽ liên tưởng đọc sách với một kinh nghiệm vui vẻ. Điều đó sẽ giúp con trẻ chú ý tới sách và yêu thích đọc sách.

tải xuống (38)

1. Tạo thói quen thích đọc sách cho trẻ ngay từ sớm

  • Khuyến khích con đọc sách càng sớm càng tốt rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
  • Cha mẹ nên giới thiệu sách cho con ngay từ khi bé còn nhỏ để giúp con bắt đầu làm quen với việc đọc sách.

2. Làm cho việc đọc sách trở nên vui vẻ

  • Cho con trẻ tự lựa chọn những quyển sách mà chúng yêu thích.
  • Dựa vào những sở thích của con, bạn hãy tìm những cuốn sách hoặc các bài báo phù hợp với những môn thể thao mà con yêu thích, phù hợp với các sở thích riêng của con hoặc những bản nhạc mà còn yêu thích.
  • Làm cho giờ đọc sách cho con nghe là một phần thiết yếu trong cuộc sống gia đình: Chia sẻ một bài báo hoặc một đoạn sách mà bạn đang đọc mà không cần chuyển thành một bài giảng đạo đức.

3. Tạo ra một thói quen mới

  • Trẻ quá dễ dàng trong việc tìm các hoạt động khác để tiêu phí thời gian, đặc biệt là với trò chơi điện tử. Chúng ta cần phải chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc sách với sự thích thú. Cha mẹ có thể làm điều này bằng cách: Giới thiệu cho con đọc những quyển sách hay mà con thích. Đó có thể là một tờ báo, một cuốn tạp chí hay một quyển sách
  • Để nuôi dưỡng tình yêu đối với sách vở của con bạn trong suốt cuộc đời thì bạn phải nêu gương cho con qua những hành động của chính bạn. Bạn hãy dành thời gian để đọc sách để con cái nhìn vào bạn học tập theo.
]]>
https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/feed/ 0
Trang bị kiến thức giới tính cho con gái https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/ https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 02:17:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=44026 Khi con gái đến tuổi dậy thì, mẹ nên trang bị cho con những kiến thức giới tính để khi con bạn lần đầu thấy kinh nguyệt sẽ không cảm thấy sợ hãi tới mức nghĩ rằng con bị bệnh, con sắp chết … . Dưới đây là những thay đổi khi dậy thì ở nữ giới mà cha mẹ nên biết, để từ đó có cái nhìn đúng đắn và theo sát, hướng con cái tới những điều tốt đẹp, tránh con cái sa ngã và bị kẻ xấu lợi dụng tình dục.

1

Thay đổi về thể chất khi dậy thì ở nữ

  • Cơ thể phát triển, lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể người nữ trở nên mềm mại, nữ tính, rõ nét các đường cong của cơ thể.
  • Bầu vú bắt đầu phát triển, quầng vú dày lên, sẫm lại, núm vú nhô ra, bầu vú lớn dần, tròn trịa dần, có thể vú bên này phát triển nhanh hơn bên vú kia một chút, có khi thấy ngứa hoặc đau tức ở vú.(tuy nhiên cần biết cách khám vú để xác định xem mình có gì bất thường ở vú hay không, để phát hiện các bệnh ở tuyến vú)
  • Khung xương chậu tròn hơn, rộng hơn để đáp ứng khả năng mang thai và sinh đẻ của người phụ nữ.
  • Lông mọc ở vùng mu, bẹn nhưng giới hạn trên là đường thẳng không vượt quá vòm mu, nếu lông mu mọc lên phía trên rốn, cần xem kĩ có nam tính hóa không vì còn có yếu tố di truyền quy định vấn đề này.
  • Lông nách mọc sau lông mu.
  • Phát triển tuyến bã dầu nhờn nhanh hơn các ống dẫn ra bề mặt của da khiến các lỗ chân lông bị bít lại gây ra mụn trứng cá và nhiễm khuẩn sẽ hình thành các mụn mủ.
  • Tiếng nói trở nên trong trẻo, dịu dàng, cao.
  • Các cơ quan sinh sản như môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo … phát triển nhanh chóng, âm đạo rộng ra, thành tử cung dày hơn … để sẵn sàng cho việc mang thai sau này.
  • Buồng trứng phát triển và bắt đầu hoạt động.

Sự thay đổi về tâm lí

  • Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.
  • Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích làm điệu, làm đẹp …
  • Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn.
  • Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.
  • Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình.

Sự thay đổi sinh lí khi dậy thì ở nữ

2

  • Buồng trứng phát triển, hoạt động:
    – Ngoại tiết: hàng tháng nang noãn phát triển rất nhiều nhưng chỉ có 1 nang phát triển đến chín và giải phòng noãn bào, phần vỏ nang phát triển thành hoàng thể.
    – Nội tiết: nang trứng sản xuất ra estrogen, hoàng thể tiết ra progesterone và estrogen.
  • Sự hoạt động của buồng trứng dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ở nữ.
  • Nhưng bên cạnh đó kinh nguyệt khi tuổi dậy thì ở nữ có thể khác nhau như bắt đầu có kinh muộn, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh …

 

]]>
https://meyeucon.org/44026/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai-2/feed/ 0
Trang bị kiến thức giới tính cho con trai https://meyeucon.org/44022/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-trai-2/ https://meyeucon.org/44022/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-trai-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 02:13:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=44022 Dù là con trai hay con gái thì khi bước vào tuổi dậy thì, các con của bạn đều có nhiều thay đổi cả về ngoại hình, tâm lí sinh lí, điều này khiến không ít các bạn nhỏ lo lắng, sợ hãi, không biết mình có bình thường hay không. Dưới đây là những thay đổi khi dậy thì ở nam giới mà các bậc làm cha mẹ nên biết để hiểu rõ thêm được về con trai của mình, hiểu được tâm tư tình cảm của chúng, và có cái nhìn đúng đắn, cách chăm sóc trẻ dậy thì tốt nhất.

1

Thay đổi về thể chất khi dậy thì ở nam

  • Ngực, vai phát triển to ra nhanh chóng.
  • Phát triển chiều cao nhanh nhất, có thể tăng 8 – 13cm/năm.
  • Lông mu và lông nách bắt đầu xuất hiện, lông mu thô, sẫm màu, cong lên, mọc cao lên vùng bụng, lông nách cũng thô và sẫm màu.

3

  • Có hiện tượng mọc râu, lúc đầu mọc râu ở góc môi, sau lan ra khắp môi, đến phần trên của má, vùng dưới môi và dưới cằm, số lượng râu phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
  • Bắt đầu có mùi cơ thể và cơ thể tiết nhiều dầu nhờn gây mụn trứng cá.
  • Giọng nói trở nên trầm hơn.
  • Kích thước dương vật tăng lên, bắt đầu phát triển, chức năng sinh sản bắt đầu hoạt động.

Thay đổi về tâm lí khi dậy thì ở nam

2

  • Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.
  • Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích thể hiện sự nam tính, tính quân tử …
  • Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn.
  • Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.
  • Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình.

Thay đổi về mặt sinh lí

  • Tinh hoàn, túi tinh và tuyến tiền liệt hoạt động sản xuất ra tinh dịch chứa tinh trùng.
  • Bắt đầu xuất tinh, thường xuất tinh vào ban đêm, còn gọi là “giấc mộng ướt”.
  • Dương vật cương cứng ngoài ý muốn.

 

]]>
https://meyeucon.org/44022/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-trai-2/feed/ 0
Tác hại khôn lường của việc thường xuyên xem tivi ở trẻ https://meyeucon.org/43988/tac-hai-khon-luong-cua-viec-thuong-xuyen-xem-tivi-o-tre-2/ https://meyeucon.org/43988/tac-hai-khon-luong-cua-viec-thuong-xuyen-xem-tivi-o-tre-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 01:44:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=43988 Cơ thể con người không được thiết kế cho việc phải ngồi trong một thời gian quá lâu. Chính vì vậy, nếu cứ chăm chú mãi vào chiếc tivi trong nhiều giờ liền, trẻ sẽ gặp nhiều bệnh. Các bậc phụ huynh cần điều chỉnh thời lượng xem ti vi phù hợp cho con mình nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Cùng xem qua một số tác hại của tivi với thể chất và tinh thần của trẻ nhé!

1

Làm chậm sự phát triển của hệ thần kinh

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng xem tivi không có lợi cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ nhỏ cần phải được học hỏi nhiều hơn thông qua việc tương tác với thế giới xung quanh. Một nghiên cứu khác cho thấy, trẻ dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình hơn 2 giờ một ngày có thể có một số biểu hiện rối loạn hành vi và có những tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ.

Giảm thị lực của mắt

6 7

Nếu để trẻ em dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi có thể sẽ gây ra các bệnh lý rối loạn thị lực và các tật khúc xạ. Thông thường, mắt sẽ hoạt động quá tải và dẫn đến căng thẳng nếu trẻ xem tivi liên tục trong một ngày. Ngoài ra, việc để trẻ xem tivi trong phòng tối, thiếu ánh sáng quá lâu cũng gây nên những tác hại vô cùng nghiêm trọng với sự phát triển của mắt bé.

Ảnh hưởng xấu đến hành vi cư xử của trẻ

5

Người lớn sẽ không thể kiểm soát những gì trẻ em nhìn thấy trên chương trình tivi, điều này sẽ tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các thói quen xấu và thiếu đạo đức. Ngày nay, các thông tin được truyền tải trên tivi rất đa dạng, ở đó song song tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Vì thế, nếu ba mẹ thiếu sự kiểm soát, trẻ em rất dễ tiếp cận với những thông tin tiêu cực và làm chúng có một cái nhìn méo mó đối về thế giới trong mắt trẻ.

Làm sự tương tác của trẻ với môi trường bên ngoài

4

Trẻ em cùng nhau vui chơi ngoài trời (Nguồn: Internet)

Có thể nói, việc giao tiếp và vui chơi với bạn đồng trang lứa có vai trò thiết yếu trong việc phát triển các kỹ năng xã hội, giúp định hình tính cách của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên,  nếu để trẻ xem tivi nhiều thì chúng không còn thời gian ưu tiên cho những hoạt động tương tác với môi trường bên ngoài. Vì thế, trẻ sẽ không phát triển các kỹ năng xã hội dẫn đến trẻ ít hoặc không có sự tương tác với người khác, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội sau này của bé.
Gây xáo trộn thói quen ngủ nghỉ

8

Chất lượng của giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Nhưng nếu trẻ xem tivi quá nhiều sẽ làm thay đổi thói quen nghỉ ngơi của trẻ theo hướng tiêu cực. Ánh sáng  tivi sẽ kích thích não hoạt động và làm hạn chế khả năng sản xuất hóc-môn melatonin – vốn có tác dụng giúp cơ thể ngủ ngon. Xem tivi quá nhiều còn gây xáo trộn sự cân bằng tự nhiên, dẫn đến hậu quả là trẻ bị mệt mỏi và ngủ không sâu giấc.

]]>
https://meyeucon.org/43988/tac-hai-khon-luong-cua-viec-thuong-xuyen-xem-tivi-o-tre-2/feed/ 0
Để con thông minh, cha mẹ đừng quên điều này. https://meyeucon.org/43984/de-con-thong-minh-cha-me-dung-quen-dieu-nay-2/ https://meyeucon.org/43984/de-con-thong-minh-cha-me-dung-quen-dieu-nay-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 01:33:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=43984 Những việc làm hàng ngày tuy đơn giản nhưng it ai ngờ từ những thói quen nho nhỏ  sẽ khiến trẻ thông minh: Trò chuyện cùng trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, để trẻ vui chơi lành mạnh… là những thói quen tốt cha mẹ cần duy trì để giúp bé thông minh.

1. Trò chuyện cùng trẻ
Kỹ năng bộc lộ cảm xúc, kỹ năng xã hội và khả năng tư duy như cơ bắp của con người. Nó bị teo nhỏ hay phát triển phụ thuộc vào chính cách rèn giũa của cha mẹ.

1
Những đoạn hội thoại dài giữa cha mẹ và con cái có tác dụng nuôi dưỡng trí não, tăng chỉ số IQ của bé rất hiệu quả. Các vị phụ huynh nên chú ý tâm tình, trò chuyện với con càng lâu càng tốt. Qua đó, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu của bố mẹ và có động lực phát triển về mặt cảm xúc, tinh thần.
2. Đọc sách cho trẻ
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những trẻ có cha mẹ đọc sách cho nghe ít nhất 20 phút/ngày thì được 15 điểm, điểm số trong học tập của chúng sẽ cao hơn những bạn cùng trang lứa.
2
Mức độ đọc sách khi trẻ học lớp 3 sẽ ảnh hưởng tới thành tích học tập của trẻ ở bậc trung học. Vì thế hãy bắt đầu thói quen này từ sớm.
3. Để con vui chơi lành mạnh
Các trò chơi thúc đẩy trẻ phát triển các kỹ năng thực tiễn: ghi nhớ công việc, lý luận, linh hoạt, giải quyết vấn đề và làm chủ bản thân.

Đừng vì mong muốn con ngoan ngoãn, nghe lời răm rắp theo ý mình mà giám sát mọi hành động của bé. Điều này vô tình khiến khả năng tư duy, tự chủ của bé bị kìm hãm, không được phát triển.Bố mẹ nên nhớ, chỉ cần bé không hành động quá giới hạn, trái đạo đức thì hãy để con tự do hành động theo cách của mình.

3

4. Giới hạn thời gian xem tivi của trẻ
Xem tivi quá nhiều ảnh hưởng tới vùng điều khiển thị giác của não và phá hủy khả năng sáng tạo.
1+ số giờ xem tivi 1 ngày = ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tập trung và thành tích học tập.
Trẻ dưới 2 tuổi không nên xem tivi.

5. Cổ vũ “nghệ sỹ nhí”
Nếu hỏi trẻ: “Ai trong số các con muốn trở thành nghệ sỹ?” thì kết quả nhận được là:
– Trẻ mẫu giáo: Tất cả đều giơ tay và hào hứng nói:”Con, con, con là nghệ sỹ ạ.”
– Trẻ học lớp 3, tất cả cũng giơ tay nhưng khá rụt rè.
– Trẻ học lớp 6, chỉ 3-4 trẻ giơ tay nhưng khá lúng túng, ngượng nghịu.
4

Vì thế, khuyến khích sáng tạo cũng như để trẻ tự tin sáng tạo là yếu tố cần thiết tạo nên một nghệ sỹ trong tương lai.

6. Ôm ấp, vỗ về trẻ

5

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy bé được mẹ ôm ấp thường xuyên sẽ tiết ra một loại hooc môn khiến bé an tâm, thoải mái, cảm xúc ổn định, não cũng tiết ra các hooc môn tăng trưởng giúp chỉ số IQ, khả năng hòa đồng xã hội của bé cao hơn, khả năng chịu đựng stress cũng lớn hơn. Ôm con vào lòng, âu yếm, trò chuyện, cười đùa và hát cùng con không chỉ thể hiện sự yêu thương mà đó còn là cách nuôi dạy con. Hơn thế nữa, nó tạo nền tảng để trẻ có bộ não phát triển tốt và khỏe mạnh.

7. Không quan trọng hóa chuyện “ngăn nắp và sạch sẽ”

6

Nhiều mẹ thường tự hào khoe con mình rất ngoan ngoãn và nề nếp: dùng đồ chơi cẩn thận, không làm hỏng hay xây xước đồ chơi, gót chân luôn hồng hào và sạch sẽ vì đi dép,… Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh nào đó, “ngăn nắp và sạch sẽ” quá mức sẽ cản trở sự phát triển óc sáng tạo và tính ham học hỏi, khám phá của trẻ.

Đừng quát mắng con khi thấy bé tháo tung một món đồ chơi thành nhiều bộ phận, lè lưỡi liếm những hạt mưa đầu mùa hay nghịch trong vườn cây đến nhọ nhem tay chân, quần áo,… Những hành động đó thể hiện nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Điều tốt nhất là hướng dẫn con biết bảo vệ mình trước những nguy cơ tiềm ẩn để có thể nghịch ngợm và lấm bẩn một cách an toàn.

8. Chăm chút cho bữa sáng của con

Nhiều cha mẹ “đổ lỗi” cho việc mình quá bận rộn mà không chú tâm chuẩn bị bữa sáng cho con thật chu đáo. Tuy nhiên, chính việc ăn sáng điều độ, đúng giờ, đầy đủ chất dinh dưỡng lại là yếu tố quan trọng nuôi dưỡng trí thông minh của trẻ. Bữa sáng của bé cần được bổ sung nhiều protein, canxi, chất xơ và tinh bột để phục vụ cho hoạt động của não bộ trong suốt một ngày.

]]>
https://meyeucon.org/43984/de-con-thong-minh-cha-me-dung-quen-dieu-nay-2/feed/ 0
Những bài đồng dao rèn luyện trí nhớ cho trẻ https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/ https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 12:15:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=43963 Những bài đồng dao sẽ giúp mẹ luyện trí nhớ cho trẻ nhỏ

Ba bà đi bán lợn con

Giã ơn cái cối cái chày

Rềnh rềnh ràng ràng

Bắc kim thang

Gánh gánh gồng gồng

Tu hú là chú bồ các

Bà còng đi chợ trời mưa

]]>
https://meyeucon.org/43963/nhung-bai-dong-dao-ren-luyen-tri-nho-cho-tre-2/feed/ 0
Làm thế nào để thúc đẩy sự cố gắng của trẻ? https://meyeucon.org/43959/lam-the-nao-de-thuc-day-su-co-gang-cua-tre-2/ https://meyeucon.org/43959/lam-the-nao-de-thuc-day-su-co-gang-cua-tre-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 12:08:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=43959 Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng nuôi dưỡng được một đứa trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm. Chúng có thể dùng hết nhiệt huyết của mình để đón nhận thử thách, tin tưởng bản thân có thể làm được, luôn mang theo nụ cười, biết hưởng thụ cuộc sống, ung dung đối mặt với những khó khăn thường ngày. Nghiên cứu đã chứng minh, nếu một đứa trẻ 5 tuổi có tinh thần dám làm thì tinh thần ấy sẽ được duy trì đến khi lớn.

1

Khi bạn quan sát đứa con dám nghĩ dám làm của mình đối mặt và giải quyết khó khăn như thế nào, cảm giác của bạn sẽ tốt hơn. Khi vừa bắt đầu có thể trẻ sẽ thấy khó khăn, nhưng sẽ nghĩ ra cách giải quyết rất nhanh, nếu cách giải quyết đó thất bại, chúng sẽ làm lại từ đầu cho đến khi giải quyết được vấn đề.

Vậy làm thế nào để phát huy tính cách này của trẻ? Dưới đây là một số biện pháp quan trọng:

Chú ý vào thành công của trẻ

  • Cha mẹ nên làm trẻ tập trung, chú ý vào thành tích của chúng. Cha mẹ nên cho con biết thất bại của bản thân nhưng không quá chi tiết vào thất bại đó mà nên dành thời gian khen ngợi.

Cách chia sẻ về thất bại của trẻ

  • Khi trẻ chưa đạt được mục tiêu, cách bạn nói với chúng thế nào cũng ảnh hưởng đến thái độ, suy nghĩ của trẻ. Những lời nhận xét tiêu cực như: “Mẹ thấy thất vọng về con” sẽ làm tăng cảm giác thất bại của trẻ, làm sự phê bình nhẹ đi một chút nhưng sẽ làm chúng càng khó chịu. Nếu bạn nhận xét tích cực: “Mẹ biết con rất buồn nhưng mẹ tự hào về con, vì con đã cố gắng hết sức mình”, là thừa nhận thất bại của trẻ nhưng tốt cho chúng vì như thế vừa khích lệ, động viên, vừa chỉ phương hướng cố gắng cho trẻ.

1

Cha mẹ nên chia sẻ về những thất bại của con (Ảnh minh họa)

Giúp trẻ học được bài học kinh nghiệm

  • Trong nhiều trường hợp, trong lần đầu tiên trẻ sẽ nếm mùi thất bại vì phương pháp của chúng không thích hợp. Chỉ cần bạn giúp trẻ học được kinh nghiệm, sau đó dẫn dắt chúng tìm ra biện pháp khác thì chúng sẽ thành công.
  • Nhấn mạnh vào sở trường của trẻ
  • Một đứa trẻ rất có nhiệt huyết với cuộc sống, thích đón nhận thử thách, bởi chúng tin tưởng mình có khả năng thành công. Vì thế, bạn cần nhấn mạnh sở trường, ưu thế của trẻ, ít nhắc đến khuyết điểm.

Những điều cha mẹ cần lưu ý

  • Dù con của bạn có tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh mẽ như thế nào, thành tích mà trẻ đạt được ở từng độ tuổi là có hạn. Bạn phải có trách nhiệm giúp chúng hạ quyết tâm giải quyết sự việc, đồng thời bạn phải biết mục tiêu đó có phù hợp với chúng hay không. Ví dụ, yêu cầu đứa trẻ 2 tuổi tự đi giày, đó là việc chúng không làm được, hai tay của trẻ lúc đó không có khả năng để tự đeo giày.
  • Khi đứa trẻ muốn thử sức làm một việc vượt qua phạm vi, khả năng của trẻ, bạn nên nhẹ nhàng khuyên can, nói với chúng việc này rất khó đối với độ tuổi như chúng, sau đó bạn tìm một việc mà chúng có thể làm được và thử sức. Bạn sẽ thấy rằng, chỉ cần trẻ có cảm  giác đã làm được việc gì thành công, chúng sẽ trở nên rất vui vẻ.

Những lời khuyên có ích dành cho cha mẹ

  1. Ủng hộ sự nỗ lực của trẻ: Nếu một hoạt động nào đó làm cho trẻ chán nản thì rất khó để chúng tiếp tục. Cha mẹ cần chuẩn bị tốt để ủng hộ con đúng lúc, nói lời động viên, như thế có thể sẽ có hiệu quả.
  2. Phân chia thử thách: Nếu vấn đề là rất nhỏ thì sẽ có thể giải quyết khá dễ dàng. Cha mẹ có thể dạy con cách phân loại thử thách thành một nhóm như thế nào, mỗi bước làm có thể hoàn thành độc lập.
  3. Kế sách thành công: Xác định được những thành công của con là điều rất có ích, đặc biệt là khi trẻ vừa trải qua một loạt thất bại, bạn có thể giao cho trẻ nhiệm vụ nằm trong phạm vi khả năng để chúng hoàn thành.
  4. Làm một bậc cha mẹ gương mẫu: Con trẻ cũng cần thấy được thành tích của cha mẹ. Bạn có thể giải thích cho con cái khi đối mặt với khó khăn, bạn tìm ra phương pháp giải quyết như thế nào.
  5. Cần chú ý với con vài điều: Khi con bạn cảm thấy bản thân mình thất bại, nếu có thể, bạn nên đưa ra một vài biện pháp. Đôi lúc, một vài ý nhỏ của bạn cũng có thể gợi ý cho trẻ những biện pháp giải quyết

 

 

]]>
https://meyeucon.org/43959/lam-the-nao-de-thuc-day-su-co-gang-cua-tre-2/feed/ 0
Bố mẹ đã làm tổn thương con trẻ khi nói những điều này (P2) https://meyeucon.org/43720/bo-me-da-lam-ton-thuong-con-tre-khi-noi-nhung-dieu-nay-p2/ https://meyeucon.org/43720/bo-me-da-lam-ton-thuong-con-tre-khi-noi-nhung-dieu-nay-p2/#respond Wed, 21 Feb 2018 15:28:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=43720 Có những cách để bạn kiềm chế bản thân và không nói ra những câu khiến mình phải hối tiếc. Đây cũng là một kỹ năng mà bạn có thể học và sẽ học được nếu muốn.
Dưới đây là những gợi ý để bạn hiểu và tránh nói những điều làm tổn thương con cái và làm hỏng mối quan hệ giữa bạn với trẻ.

Con chẳng bao giờ làm đúng điều gì/ Con lúc nào cũng sai
Nếu bạn muốn hạ thấp con, hãy nói câu này. Những điều này nói ra sẽ khiến người nghe cảm thấy xấu hổ. Mặc dù nhiều người nghĩ xấu hổ là một cách tốt để phạt trẻ, nhưng thực tế nó không phải là công cụ tốt để giúp trẻ em học những kỹ năng mới. Thực tế, nó thường có tác dụng ngược vì có thể khiến trẻ co mình lại. Về lâu dài, xấu hổ sẽ khiến trẻ ít có khả năng ra các quyết định đúng đắn.
Xấu hổ khác cảm giác có lỗi. Cảm giác có lỗi không xấu vì nó bao hàm cảm giác hối hận và thấy có trách nhiệm. Bạn nên cảm thấy hối tiếc khi bạn làm điều gì đó sai hay gây tổn thương, đó là điều tự nhiên. Bạn muốn con có cảm giác có lỗi khi bé lấy chiếc váy của chị gái mà không hỏi và sau đó làm hỏng, và bạn muốn con phải có trách nhiệm về hành động đó. Nhưng đừng dùng sự xấu hổ để cố gắng làm trẻ cảm thấy có lỗi. Xấu hổ sẽ thể hiện “Con là một người vô dụng”. Thông điệp này tạo cho con cảm giác xấu hổ và nhục nhã, không dạy con về tính trách nhiệm.

Mẹ ước là mẹ chưa bao giờ có con
Trước tiên, bạn không phải là kẻ xấu xa nếu bạn nghĩ như vậy. Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận những điều tiêu cực ở một thời điểm nhất định. Sau một ngày vất vả hay một cuộc vật lộn với con cái, bạn nghĩ “Đôi khi tôi ước tôi chưa bao giờ có con” vì bạn thấy kiệt sức, mệt mỏi và buồn phiền. Điều quan trọng là hãy hiểu đây chỉ là một cảm giác nhất thời và không phải là cảm xúc tổng thể của bạn.
Khi bạn cảm thấy như vậy, hãy uốn lưỡi lại và dành thời gian cho chính mình để giải tỏa và không thốt ra thành lời nói. Dùng những từ này sẽ khiến con bạn cảm thấy tồi tệ về những điều trẻ đã làm và khiến mối quan hệ giữa mẹ – con thêm nhiều sóng gió. Nếu con bạn nghĩ chúng không còn gì để mất, bao gồm cả tình yêu của mẹ, trẻ sẽ hành động bất cần hơn.

Mẹ cũng ghét con
Khi bạn nói “Mẹ cũng ghét con” để chiến thắng trong cuộc tranh cãi với con cái thì bạn đã thua. Bạn không phải là bạn bè của trẻ và bạn không ở trong cuộc tranh giành với con. Khi nói “mẹ ghét con” bạn đã hạ mình xuống mức độ phát triển của con và khiến trẻ nghĩ “Nếu bố mẹ thấy tôi đáng ghét, tôi phải như vậy thôi”.
Nếu bạn lỡ nói điều này với con trong lúc nóng giận, hãy trở lại với con sau đó và nói: “Nghe này con, mẹ nhận ra rằng mẹ nói ‘mẹ rất ghét con’ và mẹ muốn xin lỗi. Nói thế là mẹ sai rồi. Lần sau khi tức giận, mẹ sẽ cố gắng làm điều gì đó tốt hơn”. Bạn có thể nghĩ thêm về điều này nhưng không cần phải giải thích dài dòng với con.

Những việc làm thay thế để khỏi nói những điều phải hối tiếc với con
Nếu bạn đang ở thời điểm cực kỳ giận dữ và thất vọng với con thì dưới đây là một số điều bạn có thể làm:
– Hít thở sâu: Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ căng thẳng và cho bạn chút thời gian để kịp ngăn những lời không hay có thể thốt ra. Hãy nhớ là, bạn không cần thiết phải tham gia vào tất cả những cuộc chiến bạn được “mời” vào. Hãy nhìn theo cách này: Điều gì sẽ xảy ra khi một bên không kéo mà buông chiếc dây trong cuộc giằng co? Chiếc dây chùng xuống và bên kia sẽ chẳng còn gì để cố chống lại nữa. Hãy hít thở sâu và buông sợi dây. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để bình tĩnh và nhìn lại.
– Tập trung lại: Hãy học cách hướng sự tập trung của con vào nhiệm vụ chính. Nếu bạn đang cố gắng để đứa con 12 tuổi làm bài tập về nhà của nó và cậu bé trở nên tức giận, nói rằng: “Con ghét mẹ” thì bạn có thể đáp lại: “Bây giờ chúng ta không nói về việc con yêu hay ghét mẹ mà là việc con cần làm bài tập toán. Hãy tập trung vào đó”. Trẻ đôi khi cố gắng lôi kéo cha mẹ vào cuộc chiến quyền lực để tránh làm điều chúng không muốn. Cố gắng tập trung vào điều cần làm, và đừng để những lời nói của trẻ làm bạn lung lay.
– Thay lời nói bằng hành động: Khi nhận thấy cơn giận đã lên đến đỉnh điểm và mình có thể sắp nói điều gì đó tổn thương con, hãy chọn cách thoát khỏi tình huống này. Đơn giản là bạn nói: “Mẹ không muốn nói về chuyện này bây giờ. Chúng ta sẽ nói về nó sau, khi mọi việc bình tĩnh hơn”, sau đó rời khỏi phòng.
– Tìm cách ngăn chặn trước: Hãy tự nhắc nhở bạn không cho phép mình nói những điều này thêm lần nào nữa, chúng không được lựa chọn. Cố gắng nghĩ về điều bạn muốn trong mối quan hệ giữa bạn và con như thế nào trong 10 hay 20 năm sau, đừng chỉ tập trung vào thời điểm căng thẳng khi nỗi thất vọng lên cao.

]]>
https://meyeucon.org/43720/bo-me-da-lam-ton-thuong-con-tre-khi-noi-nhung-dieu-nay-p2/feed/ 0
Những cách hay giúp trẻ thích học toán https://meyeucon.org/43707/nhung-cach-hay-giup-tre-thich-hoc-toan/ https://meyeucon.org/43707/nhung-cach-hay-giup-tre-thich-hoc-toan/#respond Wed, 21 Feb 2018 15:16:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=43707 Rất nhiều trẻ cảm thấy khó khăn khi học toán, mặc dù đã cố “nhồi nhét” vào đầu nhưng trẻ vẫn cảm thấy sợ toán, đặc biệt là những trẻ không có năng khiếu với các môn tự nhiên. Vậy làm thế nào để trẻ thích và say mê học toán. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bậc làm cha mẹ những tuyệt chiêu để trẻ có một khởi đầu tốt đẹp với môn học này nhé.

1

Biến môn toán trở thành một trò chơi

2

Học tập sẽ luôn mang lại niềm vui khi bé cảm thấy nó đơn giản như một trò chơi. Dưới đây là một số trò chơi cha mẹ có thể tham khảo để cùng bé thực hiện tại nhà:

– Sắp xếp bàn ăn: cha mẹ hãy đề nghị bé giúp chuẩn bị bàn ăn cho một số lượng người nhất định. Khi bé đặt bát, đũa, thìa… lên bàn hãy cùng bé đếm thành tiếng cho đến khi số bát, đũa,… tương ứng với số lượng người ăn. Để an toàn cho bé, cha mẹ hãy sử dụng các loại bát, đĩa không vỡ khi đưa cho bé nhé.

– “Lớn hơn và nhỏ hơn”: hãy đề nghị bé cùng xếp tất cả đồ chơi theo thứ tự lớn dần hoặc nhỏ dần, chọn hai món đồ có kích thước khác nhau và hỏi bé xem cái nào lớn hơn, cái nào nhỏ hơn.

– Trò chơi hình khối: Một trong những khái niệm cơ bản của toán học đó là nhận biết các hình khối (vuông, tròn, chữ nhật,…), hãy cùng bé gọi tên các đồ vật xung quanh theo hình khối của chúng (ví dụ như cúc áo – hình tròn, chiếc bàn – hình chữ nhật,…)

Sử dụng những đồ chơi toán học truyền thống

1

Với bàn tính truyền thống, bé có thể học được rất nhiều kĩ năng toán học, như tự mình đếm, tự thêm hay bớt khi làm các phép cộng trừ.

Thật đơn giản khi bây giờ chỉ cần bật điện thoại hay máy tính bảng lên, bạn đã có thể dạy bé tập đếm, cộng trừ trên vô vàn các ứng dụng hiện đại. Thế nhưng những món đồ chơi truyền thống như bàn tính, que tính vẫn là những phương tiện học toán vô cùng hữu dụng cho bé. Với bàn tính truyền thống, bé có thể học được rất nhiều kĩ năng toán học, như tự mình đếm, tự thêm hay bớt khi làm các phép cộng trừ.

Đánh số cho tất cả mọi thứ

2

Cha mẹ có thể dạy con gọi tên các chữ số ngay từ khi bé bắt đầu học nói và giúp bé ghi nhớ bằng cách – tạo ra thật nhiều cơ hội để cùng nhau tập đếm. Khi bé ngồi trong lòng bạn, hãy thử xoa nhẹ bàn tay, bàn chân bé và rủ bé chơi trò “đếm ngón tay (ngón chân)”, khi bé cùng bạn đi siêu thị, hãy gợi ý để bé tự nhặt số táo mẹ cần, hay để bé đếm xem trong xe đẩy hàng có bao nhiêu đồ vật… Bất kì tình huống nào cha mẹ cũng có thể biến thành trò chơi tập đếm cho bé. Việc bé được làm quen với các chữ số trước khi học mẫu giáo có thể phần nào giúp bé có một khởi đầu dễ dàng hơn với môn toán.

Học toán qua trò chơi

1

Với các bé từ 18 tháng tuổi trở lên, cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé tiếp xúc với những trò chơi phù hợp như: xếp số vào khuôn, gắn số tương ứng với số lượng đồ vật… cách này sẽ cho bé hứng thú với học toán và giúp bé nhanh nhận biết được mặt số.

Cho bé một ống đựng tiền

Để bé quản lí một ống đựng tiền của riêng mình cũng là một cách hay giúp bé phát triển kĩ năng tính toán.

Cha mẹ có thể cho bé một ống đựng tiền và để bé bỏ tiền vào mỗi ngày. Với các bé nhỏ hơn, cha mẹ hãy để bé nói thật to số ghi trên tiền mỗi khi thả tiền vào ống. Những bé lớn hơn có thể luyện tập thêm bằng cách tính toán số tiền thu được sau nhiều ngày, và tính xem số tiền còn lại nếu lấy ra một phần tiền để mua thứ gì đó. Bằng cách này, cha mẹ có thể kết hợp dạy cho bé những bài học đầu tiên về việc sử dụng tiền bạc.

]]>
https://meyeucon.org/43707/nhung-cach-hay-giup-tre-thich-hoc-toan/feed/ 0